Những hậu quả khó lường khi bé biếng ăn kéo dài

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
3 Tháng Bảy 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
529

Bé biếng ăn kéo dài có thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng mà mẹ không ngờ tới. Vậy những hậu quả của việc trẻ biếng ăn là gì và cách khắc phục thế nào, cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.

1. Tại sao trẻ biếng ăn kéo dài?

Nguyên nhân khiến trẻ bị biếng ăn kéo dài
Nguyên nhân khiến trẻ bị biếng ăn kéo dài

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn kéo dài mà mẹ cần biết, đó là:

  • Nếu trẻ mắc các bệnh lý như viêm dạ dày, viêm ruột, nhiễm virus hệ hô hấp… thì sẽ mất đi lượng vitamin và khoáng chất rất lớn, dẫn tới biếng ăn.
  • Do mắc bệnh nên có thể trẻ phải dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh sẽ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi và chán ăn.
  • Chế độ ăn mất cân đối cũng có thể là nguyên nhân làm trẻ biếng ăn kéo dài vì dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống và hấp thu của trẻ. Khẩu phần ăn quá nhiều đạm, chất béo, ít chất xơ sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, chán ăn.
  • Trẻ vừa ăn vừa chơi khiến không cảm nhận được độ ngon của thức ăn, trẻ không tập trung ăn nên thời gian ăn kéo dài…

Ngoài ra còn có những yếu tố nguy cơ khiến trẻ biếng ăn kéo dài đó là trẻ gái có tần suất mắc phải chứng biếng ăn cao hơn so với trẻ trai. Trẻ có một loại tính cách nhất định hay cá tính mạnh dễ biếng ăn hơn do có thể trẻ có tính cách cầu toàn hoặc một người có năng lực cao. Trẻ bị ám ảnh về thực phẩm hay món ăn hoặc do tiền sử gia đình có người mắc chứng chán ăn tâm thần…

>> Đọc ngay: Dấu hiệu trẻ biếng ăn tâm lý và làm sao để khắc phục?

2. Hậu quả khi trẻ biếng ăn kéo dài

Khi trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ gây nhiều hệ lụy tới sức khỏe của con
Khi trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ gây nhiều hệ lụy tới sức khỏe của con

Biếng ăn kéo dài có thể gây nhiều hệ lụy nguy hiểm tới các cơ quan trong cơ thể. Những hậu quả của biếng ăn nếu không được điều trị kịp thời như:

Tim mạch

Bệnh tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong ở những người mắc chứng chán ăn trầm trọng. Phổ biến nhất của chứng chán ăn là nhịp tim chậm. Bình thường khỏe mạnh, nhịp tim có thể dao động từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút và ở trẻ em chỉ số này thường lớn hơn. Khi lưu lượng máu bị giảm và huyết áp giảm xuống mức nguy hiểm, tim sẽ trở nên yếu hơn và co lại với kích thước nhỏ hơn.

Một trong những mối nguy hiểm chính đối với tim bắt nguồn từ việc thiếu cân bằng các khoáng chất cần thiết như kali, canxi, magiê và phốt phát. Những khoáng chất này thường hòa tan trong chất lỏng cơ thể. Nếu mất nước và đói xảy ra khi trẻ biếng ăn kéo dài thì việc giảm thể tích huyết tương lưu hành và giảm lượng muối khoáng sẽ dẫn đến mất cân bằng điện giải. Canxi và kali là chất điện giải rất cần thiết để tạo ra các dòng điện mà cơ thể cần để duy trì nhịp tim bình thường.

Hệ xương

Bé chán ăn lâu ngày có thể bị còi cọc, chậm phát triển chiều cao
Bé chán ăn lâu ngày có thể bị còi cọc, chậm phát triển chiều cao

Một trong những nguy cơ sức khỏe hàng đầu của chứng biếng ăn kéo dài có liên quan đến xương. Gần 90% phụ nữ mắc chứng biếng ăn gặp phải tình trạng được gọi là Osteopenia, tức là mất canxi trong xương và có đến 40% những người mắc chứng chán ăn cũng có thể đối mặt với chứng loãng xương hay còn gọi là mất mật độ xương. Hơn 2/3 trẻ nhỏ và trẻ em gái vị thành niên biếng ăn có xương không phát triển chắc khỏe trong giai đoạn phát triển quan trọng trẻ. Bé trai biếng ăn cũng thường xuyên bị còi cọc và người càng nhẹ cân thì tình trạng mất xương càng xảy ra một cách nghiêm trọng. Sự mất xương có thể bắt đầu sớm nhất là sáu tháng sau khi hành vi biếng ăn xuất hiện.

Hệ thần kinh và tâm thần

Với một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ biếng ăn có thể kéo theo các nguy cơ sức khỏe lâu dài gây tổn thương dây thần kinh, ảnh hưởng đến não bộ và các bộ phận khác của cơ thể dẫn đến các tình trạng bất thường sau sẽ xuất hiện như trẻ co giật, rối loạn suy nghĩ, tê bì hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân (bệnh thần kinh ngoại vi). Một số bất thường này có thể biến mất khi phục hồi cân nặng nhưng một số tổn thương não có thể vĩnh viễn.

Hệ máu

Thiếu máu là một trong những tác hại của việc biếng ăn phổ biến nhất, khi hàm lượng vitamin B12 thấp đến mức nguy hiểm là nguyên nhân chính. Khi chứng chán ăn trở nên cực độ, tủy xương giảm sản xuất các tế bào máu một cách đáng kể và được gọi là Pancytopenia, nó cũng có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng nhiều nếu biếng ăn kéo dài
Hệ tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng nhiều nếu biếng ăn kéo dài

Chán ăn gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa, đầy hơi chướng bụng và táo bón rất phổ biến ở những trẻ chán ăn. Vì chán ăn thường đi đôi với hành vi ăn uống vô độ, nên việc ọc sữa hoặc nôn mửa sau đó có thể khiến hệ tiêu hóa tiếp xúc với axit dạ dày dư thừa và dẫn đến các tình trạng như trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét thực quản.

Các cơ quan nội tạng

Đây là biến chứng nghiêm trọng do chứng biếng ăn kéo dài làm các cơ quan của cơ thể sẽ giảm hoạt động. Dấu hiệu chính đầu tiên của suy đa cơ quan thường là nồng độ men gan trong máu tăng cao.

3. Trẻ biếng ăn kéo dài phải làm sao?

Trẻ biếng ăn kéo dài ngày mẹ nên bổ sung men vi sinh để cải thiện
Trẻ biếng ăn kéo dài ngày mẹ nên bổ sung men vi sinh để cải thiện

Bị biếng ăn kéo dài được xem như một vấn đề sức khỏe tâm thần và y tế nên trẻ em khó có thể tự phục hồi được, do đó trẻ cần được điều trị và hỗ trợ từ cha mẹ. Cha mẹ nên đảm bảo thực đơn ăn uống của con có nhiều loại thức ăn đa dạng và có đủ dinh dưỡng mỗi ngày. Mỗi ngày thực đơn của trẻ cần đủ 4 nhóm chất cơ bản là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt để hạn chế tình trạng biếng ăn kéo dài trẻ cần được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, vitamin C,… để cải thiện vị giác, ngon miệng và đạt chiều cao cũng như cân nặng đúng chuẩn và thậm chí vượt chuẩn, giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Quá trình cải thiện chứng biếng ăn có thể cần nhiều thời gian nên cha mẹ chớ sốt ruột mà cần kiên trì khi bổ sung chất cho trẻ kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về việc bổ sung sao cho hợp lý và hiệu quả với tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ.

Ngoài chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng và đa dạng thì cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, tránh ăn vặt và không chiều theo sở thích ăn uống của trẻ. Cha mẹ có thể hỗ trợ cải thiện biếng ăn hiệu quả, an toàn bằng cách bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh. Mẹ nên chọn men vi sinh có chứa lợi khuẩn probiotics và prebiotics, được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro – công nghệ này giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng. Sản phẩm thích hợp dùng cho mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành an toàn và hiệu quả.

Bé biếng ăn kéo dài rất nguy hiểm, không chỉ khiến trẻ thiếu sức sống, chậm tăng cân, phát triển chiều cao so với các bạn đồng trang lứa mà còn tiềm ẩn những nguy hại sức khỏe khó lường. Vì thế cha mẹ hãy nhanh chóng có giải pháp cải thiện tình trạng này giúp trẻ ăn ngon miệng, thích ăn và hấp thu được tối đa dưỡng chất nhé.

Mẹ nên biết:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Trả lời