Cảnh báo 10 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ thường gặp

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
23 Tháng sáu 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1885

Biếng ăn sinh lý là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ khi bước vào các giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể. Nhiều mẹ nếu không biết cách khắc phục sẽ khiến biếng ăn sinh lý kéo dài lâu hơn và khó giải quyết hơn. Vậy biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1. Thế nào là biếng ăn sinh lý ở trẻ?

Biếng ăn sinh lý ở trẻ là tình trạng trẻ đột ngột bỏ ăn khi mọc răng, tập bò
Biếng ăn sinh lý ở trẻ là tình trạng trẻ đột ngột bỏ ăn khi mọc răng, tập bò

Biếng ăn sinh lý ở trẻ được hiểu là tình trạng trẻ đột ngột bỏ ăn trong những giai đoạn phát triển của cơ thể như mọc răng, ăn dặm, tập bò, tập đi, tập nói… Tình trạng này không kéo dài lâu và thường chỉ ảnh hưởng đến trẻ khoảng 1 đến 2 tuần sau đó tự hết. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên chủ quan mà cần chú ý đến con nhỏ lúc này, vì nếu không biết cách giải quyết sẽ khiến bé bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này.

2. Làm sao để biết bé đang biếng ăn sinh lý?

Dấu hiệu giúp mẹ nhận ra con đang bị biếng ăn sinh lý
Dấu hiệu giúp mẹ nhận ra con đang bị biếng ăn sinh lý

Để nhận biết được các bé mắc chứng biếng ăn sinh lý, một số dấu hiệu ban đầu sau đây ở trẻ mà các mẹ có thể phát hiện ra như:

  • Trẻ ngậm đồ ăn, không chịu nuốt thức ăn: Các bé đang ăn uống ngon miệng bất ngờ đỏng đảnh, hay ngậm thức ăn trong miệng rất lâu mà không chịu nuốt. Mỗi bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút khiến mẹ stress và mệt mỏi.
  • Bé nghịch ngợm và lảng tránh việc ăn mỗi khi đến bữa: Mỗi khi mẹ đưa đồ ăn đến bé tìm mọi cách lảng tránh việc ăn uống. Đặc biệt là từ chối mẹ ăn hoặc mải chơi, hiếu động phớt lờ khi mẹ cho bé ăn.
  • Trẻ đột ngột biếng ăn: Với các bé sơ sinh, biếng ăn sinh lý sẽ diễn ra khi con đột ngột bỏ bú, bú ít hơn bình thường thậm chí còn không bú mẹ. Với các bé đã biết ăn thì bé luôn lắc đầu hoặc quấy khóc khi đến bữa nhất định không chịu ăn.

Biếng ăn sinh lý sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu các mẹ biết cách giúp con thay đổi và ăn uống bình thường trở lại.

3. Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ

Các giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý và thời gian kéo dài
Các giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý và thời gian kéo dài

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra 10 giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý thường gặp. Cụ thể đó là:

3.1. Giai đoạn trẻ 4-5 tuần tuổi

Giai đoạn 4-5 tuần tuổi lúc này bé đã dần thích nghi với thế giới bên ngoài bụng mẹ. Vì vậy con không còn “ham ngủ” như những tuần đầu tiên nữa. Nhiều bé sẽ thức dậy thường xuyên và quấy khóc vào buổi đêm kèm theo tình trạng trẻ biếng ăn. Các mẹ lúc này hãy cho con bú đúng cữ của bé kèm theo cử chỉ yêu thương để con có thể nhanh chóng vượt qua.

3.2. Giai đoạn trẻ 8- 9 tuần tuổi

8-9 tuần tuổi, bé sẽ tò mò hơn để khám phá thế giới xung quanh. Lúc này con sẽ thích thú với những tiếng động, hình ảnh và làm bé mải mê ngắm nhìn cả ngày mà quên mất việc bú.

3.3. Giai đoạn trẻ được 12 tuần tuổi

Khi 12 tuần tuổi, các bé đã có thể chuyển động tay một cách linh hoạt hơn. Nhiều bé sẽ tiến hành “lẫy”. Vì vậy nhiều bé thường lười ăn hơn trong tuần tuổi này vì còn “đam mê” lật.

Khi trẻ 12 tuần tuổi biết lẫy sẽ có thể biểng ăn sinh lý
Khi trẻ 12 tuần tuổi biết lẫy sẽ có thể biểng ăn sinh lý

3.4. Giai đoạn trẻ được 19 tuần tuổi

Khi bước vào 19 tuần tuổi, bé sẽ có thể quay lại khi nghe tiếng mẹ gọi. Bên cạnh đó, con cũng sẽ cho tay hoặc chân vào miệng để ngậm và mút mát. Sự yêu thích ngón tay của mình sẽ khiến con lười bú hơn.

3.5. Giai đoạn trẻ từ 23- 26 tuần tuổi

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ tiếp theo là lúc con được tròn 6 tháng tuổi. Đây là lúc bé bắt đầu lăn, bò và tập ăn dặm. Do đó con sẽ “mải mê” khám phá mọi thứ xung quanh mà quên đi chuyện ăn uống. Bên cạnh bản tính khám phá thì sự chuyển giao sang một kết cấu thức ăn mới (từ sữa- cháo) cũng sẽ khiến bé lười ăn hơn trước.

3.6. Giai đoạn trẻ từ 33- 37 tuần

Từ tuần 33 trở đi, các bé đã có thể bò thuần thục. Nhiều bé còn có thể tự vịn và đứng lên trong giai đoạn này. Lúc này các bé có thể đã quá chán với những thức ăn dạng sệt nên thường lười ăn, ngậm thức ăn. Mẹ có thể quan sát con và thay đổi khẩu phần ăn cho con để bé có thể tập nhai trong những tuần tuổi này. Ngoài ra, vì bé đã lớn hơn nên mẹ hay cắt bớt bữa đêm để bé có thể ngủ ngon giấc hơn và tập trung nhiều vào các bữa ăn chính vào ban ngày.

3.7. Giai đoạn trẻ từ 42- 46 tuần

Trẻ giai đoạn 42-46 tuần tuổi dễ gặp tình trạng biếng ăn sinh lý
Trẻ giai đoạn 42-46 tuần tuổi dễ gặp tình trạng biếng ăn sinh lý

42- 46 tuần tuổi trẻ đã nhận thức được nhiều thứ hơn. Tuy nhiên bé cũng sẽ gặp phải tình trạng biếng ăn sinh lý nếu mẹ không đặt ra nề nếp đúng cho con.

3.8. Giai đoạn trẻ từ 52- 55 tuần

Giai đoạn 52-55 tuần tuổi nhiều bé sẽ chỉ thích ăn những món ăn yêu thích của mình. Vì vậy, các mẹ hãy linh hoạt để chế biến nhiều món ăn đa dạng giúp con kích thích vị giác tốt hơn để nhanh chóng giảm biếng ăn sinh lý giai đoạn này.

3.9. Giai đoạn trẻ từ 61- 64 tuần tuổi

Đây là giai đoạn hình thành thói quen, lối sống của bé. Do đó mẹ hãy rèn luyện kỷ luật để bé hiểu rằng mình không được làm việc này. Với trẻ biếng ăn mẹ hãy thiết lập giờ giấc, hình thành thói quen ăn uống tốt nhất cho con.

3.10. Giai đoạn trẻ 75 tuần tuổi

Biếng ăn khi được 75 tuần tuổi sẽ mạnh mẽ hơn bởi lúc này con đã biết cách chống đối khi mẹ ép buộc. Vì vậy, mẹ cũng hãy linh hoạt xử lý để cho bé có tính kỷ luật khi vào bữa ăn, hạn chế tình trạng biếng ăn sinh lý chuyển thành biếng ăn kéo dài.

4. Mẹ nên làm gì nếu bé biếng ăn sinh lý?

Mẹ nên làm gì để giúp bé vượt qua giai đoạn biếng ăn sinh lý?
Mẹ nên làm gì để giúp bé vượt qua giai đoạn biếng ăn sinh lý?

Bất kỳ em bé nào cũng sẽ gặp phải tình trạng biếng ăn sinh lý. Thay vì quá lo lắng, các mẹ nên áp dụng một vài mẹo hữu ích như sau:

4.1. Chia nhỏ bữa ăn

Các mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn của bé, đừng ép buộc con ăn một lúc quá nhiều sữa hoặc thức ăn. Điều này sẽ chỉ làm con sợ hãi thêm khi đến bữa. Mẹ hãy cố gắng cho bé ăn mỗi lần vừa đủ lượng thức ăn bé cần sẽ khiến con ăn ngon miệng hơn và giảm tình trạng biếng ăn.

4.2. Tăng lượng sữa và bữa ăn phụ nếu cần

Nếu trẻ không ăn nhiều trong bữa chính, cha mẹ có thể cho trẻ ăn thêm bằng phô mai, sữa chua, bánh quy, bánh flan, trái cây…

4.3. Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Mẹ chế biến món ăn mềm, dễ nuốt để giúp con ăn ngon miệng trở lại
Mẹ chế biến món ăn mềm, dễ nuốt để giúp con ăn ngon miệng trở lại

Lựa chọn thực phẩm phù hợp với các bé rất quan trọng nhất là đối với trẻ đang biếng ăn. Trong giai đoạn này, mẹ hãy chế biến những món ăn mềm, dễ nuốt để con có thể hấp thụ nhanh và tốt hơn.

4.4. Tạo hứng thú với bữa ăn

Biếng ăn sinh lý thường là do bé bận khám phá cuộc sống xung quanh, vì vậy mẹ cũng nên linh hoạt trong việc tạo hứng thú với bữa ăn cho em bé của mình. Có rất nhiều cách thức mẹ nên áp dụng như:

  • Trang trí món ăn đẹp mắt bằng các hình ảnh hoạt hình.
  • Lựa chọn chén, dĩa có hình thù con thích thú.
  • Gợi ý đến bữa bằng một trò chơi giúp con tạo thiện cảm với bữa ăn.
  • Không quát tháo, mắng mỏ con khi đến bữa.

4.5. Tạo thói quen ăn uống khoa học

Tập thói quen ăn uống khoa học giúp bé giảm biếng ăn sinh lý
Tập thói quen ăn uống khoa học giúp bé giảm biếng ăn sinh lý

Dinh dưỡng từ các bữa ăn sẽ được hấp thụ tốt nếu các mẹ tạo được cho con thói quen ăn uống khoa học. Tốt nhất là:

  • Không để bữa ăn kéo dài quá lâu.
  • Không cho con xem ti vi, điện thoại, ipad trong quá trình ăn uống.
  • Không bế con ăn rong.
  • Nên cho bé tập ăn cùng bữa với gia đình.
  • Hạn chế cho con ăn các loại đồ ăn vặt trước khi đến bữa.

Ngoài ra, để giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn cũng như giúp con ăn ngon miệng hơn các phụ huynh có thể bổ sung cho bé men vi sinh chứa các bào tử lợi khuẩn khuẩn và chất xơ hòa tan để duy trì sự cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Khi lựa chọn sử dụng men vi sinh cho bé các mẹ có thể lựa chọn loại men đạt các tiêu chí sau đây:

  • Chứa 2 thành phần bao gồm Probiotics (lợi khuẩn) và Prebiotics (chất xơ hòa tan)
  • Có nguồn gốc từ thành phần tự nhiên
  • Sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại
  • Bảo vệ được các lợi khuẩn một cách tối đa khi đi qua dịch vị acid trong dạ dày
  • Được Bộ y tế cấp phép lưu hành

Trên thị trường đã xuất hiện sản phẩm đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên và trở thành loại men vi sinh được các mẹ tin dùng nhiều nhất cho bé. Loại men này có nguồn gốc từ kim chi của Hàn Quốc, được các chuyên gia nghiên cứu, tìm tòi và chế tạo trên công nghệ bào chế tiên tiến và hiện đại bao kép Lab2pro giúp bảo vệ các lợi khuẩn an toàn nhất. Hơn hết, loại men vi sinh từ kim chi này đã được cấp phép lưu hành từ bộ Y tế và các chuyên gia khuyên sử dụng cho trẻ. Xem chi tiết sản phẩm tại đây

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu và những cách khắc phục dành cho mẹ. Các mẹ không nên quá lo lắng khi thấy bé mắc chứng biếng ăn sinh lý mà cần bình tĩnh để tìm ra hướng giải quyết đúng đắn và phù hợp nhất giúp con ăn uống ngon miệng trở lại và phát triển tốt hơn.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.