Viêm xoang trán: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
19 Tháng Một 2024

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng ba 2024

Số lần xem:
353

Viêm xoang trán thường gặp, dai dẳng, dễ tái phát và sẽ có biến chứng nếu không điều trị đúng cách, kịp thời. Tìm hiểu về bệnh lý có thể giúp người bệnh biết cách chữa bệnh an toàn và hiệu quả. 

Khái quát về bệnh viêm xoang trán
Khái quát về bệnh viêm xoang trán

1. Viêm xoang trán là gì?

Xoang trán là một cặp xoang nhỏ chứa đầy không khí nằm ngay trên mắt ở vùng chân mày. Cùng với ba cặp xoang cạnh mũi khác, những xoang này sẽ tạo ra một lượng chất nhầy cho mũi, có tác dụng làm ẩm và làm ấm không khí. Viêm xoang trán là tình trạng viêm xoang cấp tính do chất nhầy trong xoang trán bị bít tắc, không thoát ra ngoài đúng cách nên tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và các mầm bệnh phát triển. 

2. Nguyên nhân viêm xoang trán

Nhiễm virus

Bị viêm xoang trán có thể do nhiễm virus đường hô hấp
Bị viêm xoang trán có thể do nhiễm virus đường hô hấp

Viêm xoang trán có thể xảy ra do nhiễm virus đường hô hấp trên vì sẽ gây tắc nghẽn đường dẫn lưu xoang, làm chất nhầy trong xoang trán bị ứ đọng, dẫn đến tình trạng viêm, đau. Đây là nguyên nhân gây bệnh thường gặp do người trưởng thành có thể mắc một vài lần nhiễm virus đường hô hấp trên mỗi năm, trẻ nhỏ có thể mắc nhiều hơn vì hệ thống miễn dịch lúc này còn non nớt.

Nhiễm khuẩn

Nhiễm trùng do vi khuẩn kéo dài hơn so với nhiễm virus nên nếu bị nhiễm trùng do vi khuẩn thì người bệnh có thể cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Có trường  hợp sau khi bị nhiễm trùng do virus, người bệnh lại tiếp tục bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nguyên nhân của tình trạng này là do khả năng miễn dịch đã bị suy yếu sau đợt nhiễm virus, cũng như các xoang trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương hơn, dẫn đến vi khuẩn dễ dàng có cơ hội xâm nhập gây bệnh sau đó. Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài hơn 10 hoặc 14 ngày, nhiều khả năng có nguyên nhân từ vi khuẩn hoặc đã có bội nhiễm vi khuẩn hơn là virus.

Dị ứng (viêm mũi dị ứng)

Người bệnh tiếp xúc với một số chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa và lông động vật gây hắt hơi và ngứa có thể dẫn đến viêm, phù nề và tích tụ chất nhầy trong xoang. Sự tích tụ này có thể làm tắc các xoang mũi, gây ra viêm và viêm lên xoang trán. Người bệnh có thể nhầm lẫn vì triệu chứng của viêm xoang trán kèm viêm mũi dị ứng thường có thể gây ra các triệu chứng rất giống với viêm xoang trán thông thường. Phân biệt giúp điều trị viêm mũi dị ứng khác với điều trị viêm xoang trán thông thường nên người bệnh cần được chẩn đoán chính xác mới có cách điều trị phù hợp.

Lệch vách ngăn mũi

Lệch vách ngăn mũi cũng có thể gây viêm xoang trán
Lệch vách ngăn mũi cũng có thể gây viêm xoang trán

Vách ngăn mũi giống như một bức tường mỏng của niêm mạc và sụn hoặc xương để chia đôi khoang mũi, sẽ chia khoang mũi thành hai hốc mũi có kích thước bằng nhau. Lệch vách ngăn mũi hầu hết không ảnh hưởng đến các hoạt động của mũi nhưng cũng có trường hợp lệch vách ngăn mũi gây khó thở hoặc làm tắc nghẽn các xoang và có thể gây ra nhiễm trùng xoang trán.

Polyp mũi

Polyp mũi là một khối mềm, không đau phát triển trong mũi hoặc các xoang. Polyp mũi có thể phát triển do nhiễm trùng tái đi tái lại, do dị ứng với chất kích ứng trong môi trường như khói bụi, hóa chất, nấm hoặc thuốc hay do mắc các bệnh mạn tính về hô hấp như hen suyễn. Vốn dĩ polyp mũi là vô hại, nhưng nếu chúng gây ra bít tắc mũi xoang, có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang. 

3. Triệu chứng viêm xoang trán thường gặp

Một vài dấu hiệu dễ nhận biết khi bị viêm xoang trán
Một vài dấu hiệu dễ nhận biết khi bị viêm xoang trán

Người bệnh có thể nhận biết viêm xoang trán qua một số dấu hiệu điển hình sau:

  • Triệu chứng phổ biến nhất là đau nhức quanh vùng mắt và trán. Đặc điểm của cơn đau là đau phía trên vùng ổ mắt và dọc 2 bên cung lông mày, đau một hoặc hai bên xoang và theo chu kỳ mỗi ngày. Cơn đau tăng dần từ sáng đến giữa trưa và đạt tối đa, có dịch mủ ở mũi chảy ra, giảm áp lực xoang và giảm cơn đau. Chiều tối cơn đau sẽ tái lại.
  • Chảy nước mũi
  • Cảm giác “nặng” hoặc căng tức sau mắt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau họng
  • Đau cơ
  • Nghẹt mũi
  • Giảm khứu giác
  • Hôi miệng
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao

Tuy nhiên cũng tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng có thể khác nhau. Nếu người bệnh có triệu chứng mệt mỏi, sốt, đau nhức cơ và đau họng, nhiều khả năng đó là dấu hiệu của nhiễm virus hơn là nhiễm vi khuẩn. Hoặc nếu triệu chứng kéo dài dưới 10 ngày có thể nguyên nhân gây viêm xoang trán cấp tính là do virus. Ngược lại, nếu biểu hiện viêm xoang trán kéo dài trên vài tháng, nguyên nhân viêm xoang trán có thể do lệch vách ngăn mũi hoặc polyp mũi.

4. Các biến chứng của viêm xoang trán

Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải của viêm xoang trán
Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải của viêm xoang trán

Biến chứng viêm xoang trán ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Bệnh khó điều trị, dai dẳng và dễ tái phát bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi.

Biến chứng mắt

Do cấu trúc xoang trán gần với hốc mắt nên nhiễm trùng dễ dàng lan vào hốc mắt gây viêm các dây thần kinh và túi lệ. Nếu tình trạng viêm không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến suy giảm thị lực hoặc mù lòa vĩnh viễn.

Biến chứng sọ não

Viêm xoang trán gây biến chứng ở sọ não như viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng, áp xe dưới màng cứng, phù não, huyết khối tĩnh mạch xoang hang… Do xoang trán dễ bị nhiễm trùng lây lan ra bên ngoài một phần vì sự dẫn lưu tĩnh mạch của nó xảy ra thông qua các tĩnh mạch liên lạc đi ngang qua thành sau và thông với tĩnh mạch cung cấp cho màng não, xoang hang và xoang màng cứng.

Viêm tắc tĩnh mạch huyết khối của mạng tĩnh mạch dưới niêm mạc xoang lan qua các tĩnh mạch không van vào tĩnh mạch liên lạc vùng xương trán rồi đến các tĩnh mạch màng não. Các kênh tĩnh mạch này có thể dày đặc hơn trong xoang đang phát triển, do đó tuổi thanh thiếu niên và thanh niên (đặc biệt là nam) có nhiều nguy cơ bị các biến chứng của viêm xoang trán cấp tính.

Viêm xoang trán biến chứng sang khu vực khác

Viêm nhiễm vùng xoang trán có thể lan tỏa rộng hơn đến các vùng xung quanh, chủ yếu là các khu vực niêm mạc mềm, ẩm ướt như:

  • Viêm xoang trán lan tới khu vực đường hô hấp gây viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi,…
  • Viêm xoang trán lan tới hệ hô hấp, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng,…
  • Viêm xoang trán gây biến chứng đến xương, gây viêm tắc tĩnh mạch hang, áp xe răng…

5. Các phương pháp chẩn đoán viêm xoang trán

Một số phương pháp để chẩn đoán viêm xoang trán
Một số phương pháp để chẩn đoán viêm xoang trán

Bác sĩ có thể chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đau nhức vùng trán và tiền sử mắc bệnh tai mũi họng… Bác sĩ cũng có thể chỉ định tiến hành các kiểm tra cận lâm sàng để củng cố chẩn đoán viêm xoang trán.

Chụp CT và MRI

Hai phương pháp này giúp biết mức độ của bệnh viêm mũi xoang và trong một số trường hợp có thể dùng để chẩn đoán phân biệt hoặc tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Lưu ý các chẩn đoán hình ảnh này không được khuyến cáo cho các trường hợp viêm xoang cấp tính không có biến chứng.

Nội soi mũi

Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi có camera đưa vào sâu bên trong mũi để khảo sát tình trạng hốc mũi và các xoang bên trong, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Chọc dò tủy sống

Phương pháp này để lấy dịch não tủy giúp chẩn đoán viêm màng não. Tuy nhiên, chọc dò tủy sống chỉ được chỉ định khi nghi ngờ biến chứng nội sọ, sau khi loại trừ áp xe não bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh.

6. Cách điều trị viêm xoang trán

6.1. Điều trị nội khoa

Chữa bệnh viêm xoang trán bằng thuốc phải do bác sĩ chỉ định
Chữa bệnh viêm xoang trán bằng thuốc phải do bác sĩ chỉ định

Những loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm xoang trán thường dùng là thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh, thuốc corticosteroid, thuốc thông mũi dạng hít hoặc xịt,… Tùy vào nguyên nhân gây viêm xoang trán do vi khuẩn, virus hay dị ứng mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc khác nhau. Các loại thuốc này sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng cần sử dụng đúng cách, không dùng quá liều để tránh tác dụng phụ như: mất ngủ, nhức đầu, hoa mắt, thường xuyên lo lắng bồn chồn, tăng nhịp tim,…

6.2. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa chỉ được áp dụng trong trường hợp không đáp ứng điều trị tốt với nội khoa và chăm sóc hoặc có nguy cơ biến chứng cao. Sau phẫu thuật, vẫn có khoảng 30 – 40% người bệnh tái phát viêm xoang trán nên việc chăm sóc, bảo vệ hệ hô hấp là rất quan trọng.

6.3. Hỗ trợ điều trị viêm xoang trán tại nhà

Có thể cải thiện bệnh viêm xoang trán tại nhà
Có thể cải thiện bệnh viêm xoang trán tại nhà

Từ xưa dân gian đã áp dụng nhiều cách hỗ trợ điều trị viêm xoang trán tại nhà với công dụng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh như:

  • Dùng nước muối sinh lý rửa mũi, làm sạch các xoang
  • Sử dụng một số loại tinh dầu như quế, bạc hà,… để xông hơi
  • Thực hiện các bài thuốc dân gian từ hoa xuyến chi, hoa ngũ sắc, gừng, cây giao…

Tuy các bài thuốc dân gian được áp dụng nhiều nhưng đều chưa được kiểm chứng, do đó mà người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Ngoài các cách điều trị trên thì để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh viêm xoang trán nên chú ý:

  • Súc miệng, thông mũi rửa xoang,… để làm sạch dịch viêm, chất nhầy và tác nhân gây dị ứng có trong xoang.
  • Hạn chế dùng thực phẩm, thức uống kích thích như rượu bia, thuốc lá dễ gây dị ứng.

Người bệnh có thể dùng viên uống tăng sức đề kháng, giảm các triệu chứng viêm xoang do virus, vi khuẩn. Viên uống có chứa 100% thảo mộc là Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Hoa hòe, Sài hồ, Cam thảo, Đông trùng hạ thảo, Diếp cá, Gừng, Mã đề, Hoàng cầm. Viên uống có công dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm các biểu hiện sốt, ho, đờm và tạo lá chắn virus, vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng mãn tính. Đồng thời sản phẩm sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc cúm thông thường, viêm họng, viêm phế quản ở người có sức đề kháng kém.  

Người bệnh viêm xoang trán có thể xịt rửa mũi xoang bằng sản phẩm xịt rửa xoang mũi cho người lớn có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang. Đồng thời hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang và còn giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

Với trẻ em (có thể dùng được cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên) có thể dùng xịt rửa mũi có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa. Và giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. 

7. Khi nào cần tới bệnh viện khám viêm xoang trán?

Khi thấy bệnh viêm xoang trán kéo dài và có biến chứng, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phù hợp. Các biến chứng nội sọ nguy hiểm có thể để lại di chứng bệnh tật suốt đời như mù lòa, bại liệt… hoặc gây nguy cơ tử vong cho người bệnh.

8. Cách phòng ngừa viêm xoang trán

Nên phòng ngừa viêm xoang trán như thế nào hiệu quả nhất?
Nên phòng ngừa viêm xoang trán như thế nào hiệu quả nhất?

Viêm xoang trán do vi khuẩn, vi rút, dị ứng hoặc do lệch vách ngăn mũi gây ra, cho nên muốn phòng ngừa, thì bạn cần tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày nhất là vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ ấm tai, mũi, họng để bảo vệ đường tai mũi họng nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa và các bệnh lý mũi họng, hô hấp.
  • Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
  • Hạn chế ăn và uống đồ lạnh, đặc biệt là nước đá vì có thể gây kích thích các niêm mạc họng gây viêm họng và lan lên mũi xoang.
  • Tránh tiếp xúc với các chất có thể gây dị ứng như xà phòng, khói bụi, bụi than, phấn hoa, lông động vật, nấm.
  • Nên điều trị sớm, triệt để các bệnh về mũi, họng để tránh biến chứng viêm xoang.
  • Nên ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ, luyện tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng.
  • Nên đi khám ngay nếu bị viêm mũi lặp lại nhiều lần để tìm ra nguyên nhân và được điều trị đúng cách, kịp thời.

Viêm xoang trán là bệnh khó điều trị dứt điểm, kéo dài dai dẳng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Do đó hãy đi khám để được điều trị đúng cách, dứt điểm tránh để bệnh tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm. 

>> Xem thêm: Viêm xoang bướm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Nguồn tham khảo:

[1]. Acute Frontal Sinusitis. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7178852/

[2]. What is frontal sinusitis and what causes it? https://www.medicalnewstoday.com/articles/322932

[3]. Acute Frontal Sinusitis. https://www.healthline.com/health/frontal-sinusitis

[4]. Frontal sinusitis: What you need to know. https://www.vinmec.com/en/news/health-news/frontal-sinusitis-what-you-need-to-know/

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận