Viêm xoang bướm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
25 Tháng Một 2024

Lần cập nhật cuối:
2 Tháng ba 2024

Số lần xem:
380

Viêm xoang bướm là một bệnh hiếm gặp chiếm khoảng 2,7-3% trong các bệnh nhiễm trùng xoang. Bệnh có thể có các biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn như tổn thương dây thần kinh sọ, áp xe não và viêm màng não. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này để có thể điều trị đúng cách, hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh viêm xoang bướm
Tìm hiểu về bệnh viêm xoang bướm

1. Viêm xoang bướm là gì?

Xoang bướm là các xoang cạnh mũi nằm trong xương sọ và xương mặt, rỗng, chứa đầy không khí. Xoang bướm có chức năng là:

  • Làm ẩm và sưởi ấm không khí hít vào
  • Tăng độ vang của lời nói
  • Đóng vai trò như một vùng co giãn để bảo vệ các cấu trúc quan trọng trong trường hợp chấn thương vùng mặt.
  • Các bộ xoang hai bên hốc mũi bao gồm xoang hàm, sàng, trán và bướm.

Viêm xoang bướm là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc bên trong xoang bướm, khiến xoang này tích tụ dịch mủ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển. Viêm xoang bướm là một bệnh hiếm gặp chiếm khoảng 2,7-3% trong các bệnh nhiễm trùng xoang và thường nguy hiểm hơn do vị trí gần mắt và sọ não.

2. Nguyên nhân gây viêm xoang bướm

Một số nguyên nhân gây viêm xoang bướm
Một số nguyên nhân gây viêm xoang bướm

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm xoang bướm là do lỗ thông xoang này bị bít tắc, khiến dịch nhờn tích tụ. Ngoài ra bệnh có thể còn do một số nguyên nhân khác gây ra:

  • Do người bệnh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm vô tình để vi khuẩn, nấm xâm nhập và phát triển trong môi trường xoang bướm gây viêm nhiễm.
  • Do cấu trúc mũi bất thường như vách ngăn mũi vẹo bẩm sinh, tổn thương vách ngăn mũi do tai nạn hoặc phẫu thuật,… có thể là nguyên nhân khiến khoang mũi không được bảo vệ tốt, các xoang cũng dễ bị viêm nhiễm hơn trong đó có xoang bướm.
  • Biến chứng từ các bệnh đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, polyp mũi, viêm mũi vận mạch, viêm amidan,…
  • Người bệnh bị suy giảm hoặc rối loạn miễn dịch do dinh dưỡng kém, nhiễm HIV/AIDS, dùng thuốc điều trị có tác dụng phụ làm giảm miễn dịch.
  • Có khối u ở sàn sọ hoặc vòm họng.

3. Triệu chứng do viêm xoang bướm

Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang bướm
Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang bướm

Bệnh viêm xoang bướm cũng có một số dấu hiệu chung của bệnh xoang nhưng có thể nhận biết, phân biệt bệnh lý này qua 7 triệu chứng điển hình sau:

  • Nghẹt mũi, sổ mũi: Đây là triệu chứng xuất hiện đầu tiên của bệnh, dịch mũi xuất hiện do vi khuẩn tấn công và phát triển và chảy ra ngoài theo đường mũi. Tùy vào tình trạng bệnh mà dịch mũi có màu sắc khác nhau.
  • Hắt hơi thường đi kèm theo sau khi nghẹt mũi, sổ mũi: Do mũi luôn trong trạng thái bị kích thích do viêm nhiễm, dịch ứ đọng trong hốc xoang khiến người bệnh hắt hơi liên tục.
  • Sốt nhẹ: Dấu hiệu hệ miễn dịch đang hoạt động, chống lại sự tấn công của các vi khuẩn, nấm.
  • Đau nhức vùng mặt và đầu, đặc biệt là vùng giữa hai mắt, đỉnh đầu và gáy. Nếu bệnh diễn tiến nặng thì tình trạng đau nhức càng gia tăng.
  • Thị lực bị ảnh hưởng khi tình trạng viêm nhiễm lây lan: Người bệnh bắt đầu thấy tình trạng nhìn mờ, không rõ các vật xung quanh là do xoang bướm nằm gần hệ thống dây thần kinh thị giác.
  • Khứu giác giảm: Khi tình trạng chảy dịch ở vùng mũi kéo dài, người bệnh không còn phân biệt được mùi vị như trước, thậm chí có thể là điếc mũi.
  • Viêm thanh quản, viêm họng với mức độ khác nhau: Tình trạng này là hệ quả viêm nhiễm của dịch, đờm từ xoang bướm chảy xuống vùng sau họng.
  • Đau tai: Đau tai, buồn ngủ đến các triệu chứng giống viêm màng não cũng có thể xuất hiện. Tuy vậy, viêm xoang bướm có thể hoàn toàn không có triệu chứng cho đến khi xuất hiện các biến chứng. 

4. Viêm xoang bướm có nguy hiểm không?

Người bị viêm xoang bướm có gây nguy hiểm gì không?
Người bị viêm xoang bướm có gây nguy hiểm gì không?

Xoang bướm có vai trò lưu thông không khí, dẫn lưu dịch và nằm ở vị trí gần dây thần kinh thị giác, ổ mắt, tuyến yên, xoang tĩnh mạch hang,… nên khi bị viêm nhiễm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

4.1. Biến chứng ở mắt

Xoang bướm nằm rất gần với hốc mắt, hệ xoang lại gồm các lỗ nhỏ li ti trong xương nên viêm nhiễm rất dễ lan sang ảnh hưởng tới mắt. Người bệnh có thể bị viêm dây thần kinh thị giác, áp xe mí mắt, áp xe túi lệ, suy giảm thị lực,…

4.2. Biến chứng ở tai

Tai mũi họng có liên hệ trực tiếp với nhau nên khi người bệnh bị viêm xoang bướm sẽ khiến dịch viêm chảy xuống cổ họng, lâu dần cũng ảnh hưởng tràn đến tai nên có thể sẽ gặp biến chứng viêm tai giữa, thủng màng nhĩ nguy hiểm.

4.3. Biến chứng sọ não

Dây thần kinh nội sọ nằm ngay tiếp giáp có thể bị viêm nhiễm do đó mà không nên chủ quan với viêm xoang bướm kéo dài. Biến chứng sọ não có thể gặp bao gồm viêm não, áp xe não, viêm màng não,…

4.4. Ung thư xoang

Nếu hiện tượng viêm xoang kéo dài có thể làm tăng nguy cơ cấu tạo xoang bướm bị phá hủy, sản sinh tế bào ung thư bất thường. Ung thư tại xoang bướm là loại ung thư xoang nguy hiểm nhất do dễ khiến người bệnh tử vong nhất.

5. Chẩn đoán viêm xoang bướm

Phương pháp chẩn đoán viêm xoang bướm
Phương pháp chẩn đoán viêm xoang bướm

Để chẩn đoán viêm xoang bướm, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán:

  • Nội soi mũi: Nội soi mũi là một công cụ chẩn đoán quan trọng đối với các bệnh lý xoang cạnh mũi. Tuy nhiên việc phát hiện ở những bệnh nhân bị bệnh xoang bướm đơn độc có thể không rõ ràng.
  • Chụp CT: Chụp CT là một công cụ quan trọng trong chẩn đoán người bệnh có nghi ngờ mắc bệnh xoang bướm. Thông thường, bệnh xoang bướm đơn độc là một phát hiện tình cờ trong quá trình kiểm tra X quang đối với chứng đau đầu không điển hình.

6. Cách điều trị viêm xoang bướm

Nếu đánh giá ban đầu qua hình ảnh CT-scan cho thấy sự mờ toàn bộ của xương bướm với các biểu hiện lâm sàng, người bệnh có thể được điều trị nội khoa. Phương pháp nội khoa điều trị viêm xoang bướm thông dụng nhất là sử dụng nước muối, kháng sinh, corticosteroid tại chỗ. Can thiệp phẫu thuật trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả.

Các phương pháp điều trị viêm xoang bướm hiệu quả
Các phương pháp điều trị viêm xoang bướm hiệu quả

6.1. Điều trị nội khoa

Qua hình ảnh CT-scan sẽ thấy toàn bộ của xương bướm với các biểu hiện lâm sàng, người bệnh sẽ được điều trị nội khoa như sử dụng nước muối, kháng sinh, corticosteroid tại chỗ. Viêm xoang bướm thường được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae – thường là nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh cũng sử dụng thuốc không kê đơn, thuốc xịt mũi và thuốc thông mũi để giúp giảm các triệu chứng viêm xoang bướm, chẳng hạn như đau đầu, chảy nước mũi sau và áp lực xoang.

Với triệu chứng viêm xoang bướm như chảy nước mũi sau và nghẹt xoang thì người bệnh có thể được điều trị bằng máy khí dung mũi. Máy khí dung mũi giúp đưa thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và cả dung dịch nước muối vào sâu bên trong xoang để điều trị, cải thiện triệu chứng, giảm đau và kích ứng.

6.2. Phẫu thuật

Đa phần các trường hợp bệnh viêm xoang bướm điều trị nội khoa đều đáp ứng tốt khi phát hiện sớm. Với trường hợp nhiễm trùng không cải thiện hoặc tiến triển nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định  điều trị bằng phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Phổ biến nhất trong số đó là các phương pháp nội soi qua mũi, nội soi qua vách ngăn và nội soi qua xoang sàng. Trong trường hợp bệnh lý đơn độc của xoang bướm, hai phương pháp đầu tiên được coi là tối ưu nhất, vì phương pháp này không cần mở các cấu trúc xoang khác. Cách mở rộng xương bướm và lấy bỏ toàn bộ mô nấm, polyp hoặc nhầy mủ sẽ được áp dụng với tình trạng người bệnh hiếm gặp bị viêm xoang bướm đơn độc, có tỷ lệ tái phát cao, ngay cả khi các can thiệp phẫu thuật đã thành công.

7. Làm thế nào phòng ngừa viêm xoang bướm?

Nên phòng ngừa viêm xoang bướm như thế nào hiệu quả nhất?
Nên phòng ngừa viêm xoang bướm như thế nào hiệu quả nhất?

Để phòng ngừa bệnh xoang bướm thì người bệnh cần giảm tiếp xúc với vi khuẩn có hại, virus, chất gây dị ứng và các tác nhân khác có thể gây kích ứng và viêm các hốc xoang, cụ thể là:

  • Nên tránh xa môi trường bụi bẩn, khói bụi, ô nhiễm… và luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Nước muối sinh lý có khả năng ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ khi mắc bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học và chế độ tập luyện để tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần để có thể phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy đến.

Để hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang bướm thêm hiệu quả và giảm nhẹ các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra, giúp tăng sức đề kháng thì người bệnh có thể tham khảo sản phẩm có thành phần 100% thảo dược là Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Hoa hòe, Sài hồ, Cam thảo, Đông trùng hạ thảo, Diếp cá, Gừng, Mã đề, Hoàng cầm. Sản phẩm cho tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm các biểu hiện sốt, ho, đờm và là lá chắn virus, vi khuẩn phát triển bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng mãn tính. Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc cúm thông thường, viêm họng, viêm phế quản ở người có sức đề kháng kém. 

Ngoài ra người bệnh có thể chọn dùng thêm sản phẩm xịt rửa xoang có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang. Đồng thời hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang và còn giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. 

Với trẻ em thì có thể dùng xịt rửa mũi có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa. Và giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.  Sản phẩm thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên. 

Viêm xoang bướm rất nguy hiểm nên khi nhận thấy các triệu chứng điển hình của bệnh đã được chia sẻ trong nội dung này, người bệnh hãy đi khám để được điều trị đúng cách, kịp thời. 

>> Xem thêm: Bệnh viêm xoang hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Nguồn tham khảo

[1]. An unusual presentation of sphenoid sinusitis with septicaemia in a healthy young adult. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2564378/

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời