Viêm xoang sàng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
18 Tháng Một 2024

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Ba 2024

Số lần xem:
221

Trong số các xoang là xoang trán, xoang sàng, xoang bướm và xoang hàm trên thì viêm xoang sàng là hệ thống phức tạp nhất vì xoang này có mối quan hệ mật thiết với hốc mắt và nền sọ. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này để biết cách nhận biết, điều trị và phòng tránh hiệu quả trong nội dung dưới đây nhé.

Tổng quan về bệnh viêm xoang sàng
Tổng quan về bệnh viêm xoang sàng 

1. Viêm xoang sàng là gì?

Xoang sàng nằm bên trong xương sàng, gần sống mũi ở hai bên. Viêm xoang sàng xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong các xoang sàng bị nhiễm trùng. Viêm khiến các hốc xoang phù nề, dịch trong xoang bị ứ đọng không thoát ra được gây nghẹt mũi, đau nhức vùng mặt, đau đầu do thiếu oxy não và nhiều triệu chứng khác.

Ngoài ra còn có xoang trán ở phía trên ổ mắt và ở mỗi bên của xương trán, xoang bướm ở bên trong xương bướm, nằm sau ổ mắt và xoang hàm nằm ở xương hàm trên và dưới ổ mắt. Các xoang này hoạt động như một mạng lưới với các đường ống thông với nhau. Thông thường, khi xoang sàng bị viêm thì tình trạng nhiễm trùng tương tự cũng sẽ xảy ra ở các xoang khác do các xoang thông với nhau. Đây cũng là lý do khi bị viêm xoang trán, viêm xoang sàng, hoặc viêm xoang bướm thường có các triệu chứng giống nhau và khó nhận biết, phân biệt. 

2. Vị trí viêm xoang sàng

Nhận biết vị trí viêm xoang sàng
Nhận biết vị trí viêm xoang sàng

Theo cấu trúc của xương sàng, viêm xoang sàng được chia làm các loại như sau:

  • Viêm xoang sàng trước: Xoang sàng trước tiếp giáp giữa xoang hàm và xoang trán, khu vực hốc mắt và hốc mũi. Người bệnh viêm xoang sàng trước sẽ bị đau nhức quanh 2 hốc mắt và vùng sống mũi.
  • Viêm xoang sàng sau: Xoang sàng sau nằm ngay phía sau của xoang sàng trước và hướng ra phía sau gáy. Khi xoang này bị viêm sẽ thường gây đau nhức vùng sau gáy, cơn đau có thể lan xuống vai, hoặc nó có thể gây sưng, đau mắt.
  • Viêm toàn bộ xoang sàng: Là tình trạng viêm cả xoang sàng trước và xoang sàng sau cùng lúc nên sẽ có thể gây ra nhiều triệu chứng cùng lúc.

3. Phân loại viêm xoang sàng

Viêm xoang sàng cấp tính

Là tình trạng viêm và sưng các xoang cạnh mũi (hoặc chỉ ở mũi) với các triệu chứng kéo dài không quá 4 tuần. Nếu tình trạng này xảy ra ở xoang sàng, nó được gọi là viêm xoang sàng cấp tính.

Viêm xoang sàng mãn tính

Viêm xoang sàng mãn tính thường kéo dài hơn 12 tuần do các nguyên nhân như nhiễm trùng, dị ứng và sự hiện diện của polyp xoang hoặc lệch vách ngăn. Viêm xoang sàng mãn tính có dấu hiệu và triệu chứng như đau đầu, chảy nước mũi, sưng mặt, chóng mặt và khó thở.

4. Triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng

Một số triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng
Một số triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng

Viêm xoang sàng không có dấu hiệu, triệu chứng không đặc hiệu cho từng xoang vì thường có biểu hiện giống nhau. Người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Sốt và nhức đầu
  • Đau và nhạy cảm vùng mặt, đặc biệt khi bệnh nhân cúi xuống
  • Nghẹt mũi
  • Chảy dịch mủ mũi sau
  • Đau họng và ho
  • Hôi miệng và có đờm

Ngoài ra người bệnh còn có thể thấy các triệu chứng đặc trưng khác như sưng, đỏ hoặc đau mắt do vị trí của các xoang sàng này gần mắt nên có ảnh hưởng lớn đến vùng mắt.

5. Nguyên nhân viêm xoang sàng

Những nguyên nhân gây viêm xoang sàng
Những nguyên nhân gây viêm xoang sàng

Theo chuyên gia thì nhiễm trùng đơn độc ở xương sàng hiếm khi xảy ra mà bệnh thường do nhiều yếu tố cùng lúc như vừa nhiễm virus vừa nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Đây là các yếu tố thường gây ra tình trạng viêm xoang sàng cấp tính.

Người bệnh có thể bị viêm xoang sàng do các yếu tố nguy cơ khác như:

  • Dị ứng: Người bệnh dị ứng với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, khói bụi chất hóa học từ các sản phẩm tẩy giặt
  • Có tình trạng lệch vách ngăn mũi hoặc bất thường khác trong cấu tạo mũi xoang
  • Có polyp mũi
  • Bệnh xơ nang
  • Mắc sarcoidosis: Là tình trạng viêm tự miễn dịch toàn thân dẫn đến sự hình thành các khối u
  • Bệnh u hạt Wegener: Là một rối loạn viêm chủ yếu ảnh hưởng đến các mạch máu
  • Nhiễm trùng răng miệng
  • Suy giảm miễn dịch như mắc bệnh đái tháo đường, HIV, ung thư
  • Hút thuốc lá kéo dài
  • Tăng huyết áp
  • Tuổi tác

6. Các biến chứng của bệnh viêm xoang sàng

Bệnh viêm xoang sàng nếu không điều trị sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm xoang sàng nếu không điều trị sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh viêm xoang nói chung và viêm xoang sàng nói riêng nếu không điều trị đều có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bởi vì các xoang nằm gần mắt và sọ não. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh mà người bệnh nên biết:

  • Đau nhức mắt: Viêm xoang sàng cấp tính có thể gây đỏ mắt, viêm mí mắt, sưng mắt, có thể có mủ, áp xe nhãn cầu, viêm dây thần kinh thị giác, thị lực giảm, nghiêm trọng có thể mờ mắt, mất dần thị lực.
  • Biến chứng ở đường hô hấp dưới: Viêm amidan, viêm họng, áp xe họng.
  • Viêm tai: Viêm xoang lan đến tai có thể gây viêm tai giữa, có mủ trong tai. Nếu để lâu, mủ trong tai sẽ gây áp lực đối với màng nhĩ và có thể làm thủng màng nhĩ, gây điếc. Đặc biệt nghiêm trọng là viêm tai nặng có thể gây ra viêm màng não mủ, nguy hiểm đến tính mạng.

7. Phương pháp chẩn đoán viêm xoang sàng

Để chẩn đoán viêm xoang sàng thì cần thực hiện phương pháp sau

  • Nội soi mũi: Đây là một xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán viêm xoang sàng mặc dù độ nhạy không cao.
  • Chụp CT: Phương pháp này rất quan trọng trong việc phát hiện tình trạng viêm của xoang sàng. Viêm xoang sàng cấp tính thường có xu hướng xảy ra cùng với viêm xoang trán hoặc xoang hàm. Các biểu hiện thường được dùng để phân biệt là đau giữa hai mắt và nhức đầu phía trước nên để biết chính xác thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm trên. 

8. Phương pháp điều trị viêm xoang sàng

8.1. Điều trị bằng thuốc

Chữa viêm xoang sàng bằng thuốc là cách áp dụng phổ biến hiện nay
Chữa viêm xoang sàng bằng thuốc là cách áp dụng phổ biến hiện nay

Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc để giúp giảm viêm và sưng, đồng thời mở các lỗ xoang để dẫn lưu dễ dàng. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm xoang sàng là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, corticosteroid đường xịt hoặc uống và một số loại thuốc thông mũi không kê đơn khác.

8.2. Phẫu thuật

Nếu phương pháp điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì phương pháp phẫu thuật cắt bỏ xoang có thể được chỉ định. Phẫu thuật là loại bỏ các mô của xương sàng bị viêm, đồng thời mở rộng lỗ thông xoang bị tắc. Thông thường, phẫu thuật được khuyến nghị cho các trường hợp viêm xoang sàng khi:

  • Viêm xoang sàng đã lan đến hốc mắt
  • Người bệnh không đáp ứng với điều trị thuốc
  • Người bệnh bị biến chứng áp xe não do viêm xoang
  • Viêm xoang có nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh

Các phương pháp phẫu thuật xoang sàng có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng (FESS): Được thực hiện với sự trợ giúp của ống nội soi (ống được chiếu sáng có gắn camera) và microdebrider (máy bào mô, một dụng cụ đặc biệt có đầu xoay nhỏ). Hệ thống nội soi và microdebrider được đưa vào qua mũi sau khi gây mê nhằm loại bỏ mô bị nhiễm bệnh và xương mà không làm hỏng các mô lành xung quanh.
  • Phẫu thuật xoang đường ngoài: Thủ thuật này được thực hiện bằng cách đục một lỗ ở hàm trên của miệng để tiếp cận xương sàng. Phương pháp này chỉ được ưu tiên khi các phương pháp tiếp cận các xoang sàng khác khó thực hiện.

8.3. Cách chữa viêm xoang sàng tại nhà

Có thể áp dụng cách chữa viêm xoang sàng tại nhà
Có thể áp dụng cách chữa viêm xoang sàng tại nhà

Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp tại chỗ có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hoặc hỗ trợ cho các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật có hiệu quả tốt hơn như:

  • Dùng máy xông hơi để làm ẩm không khí
  • Đắp khăn ấm để giảm đau
  • Rửa mũi xoang bằng nước muối sinh lý hàng ngày
  • Hít hơi nước nóng để làm thông các xoang và giúp giảm đau
  • Thực hành các bài tập giúp cải thiện các triệu chứng của viêm xoang, chẳng hạn như bài tập thở Bhramari pranayama
  • Uống trà mật ong giúp kháng viêm, giảm đau

9. Các biện pháp phòng ngừa viêm xoang sàng

Một số pháp giúp phòng ngừa viêm xoang sàng hiệu quả
Một số pháp giúp phòng ngừa viêm xoang sàng hiệu quả

Phòng ngừa viêm xoang sàng là quan tâm của người bệnh và để làm được điều này thì cần lưu ý:

  • Thường xuyên rửa tay bằng nước diệt khuẩn
  • Tiêm phòng vắc xin cúm và phế cầu khuẩn để phòng ngừa nhiễm các loại virus – yếu tố nguy cơ gây viêm xoang sàng
  • Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh như không đến nơi đông người khi đang có dịch cúm
  • Không hút thuốc lá, hoặc tránh để hít phải khói thuốc lá
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong mùa hanh khô để tránh bị khô mũi xoang
  • Giữ ấm cơ thể nhất là vùng xoang mũi khi thời tiết giao mùa, trời chuyển lạnh, độ ẩm thay đổi và đeo khẩu trang khi ra ngoài đường hay tiếp xúc với người bị cúm
  • Hạn chế và tránh tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây dị ứng như khói bụi, môi trường ô nhiễm, hóa chất, phấn hoa, nơi có nhiều mầm bệnh
  • Giữ môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ

Người bệnh viêm xoang sàng có thể chọn dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả. Đó là viên uống có chứa Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Hoa hòe, Sài hồ, Cam thảo, Đông trùng hạ thảo, Diếp cá, Gừng, Mã đề, Hoàng cầm. Khi sử dụng sẽ giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm các biểu hiện sốt, ho, đờm và tạo lá chắn virus, vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng mãn tính. Đồng thời sản phẩm sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc cúm thông thường, viêm họng, viêm phế quản ở người có sức đề kháng kém.

Người bệnh có thể dùng sản phẩm xịt rửa xoang mũi cho người lớn có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang. Đồng thời hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang và còn giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

Với trẻ em (có thể dùng được cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên) có thể dùng sản phẩm xịt mũi có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa. Và giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. 

Viêm xoang sàng phức tạp và cần điều trị dứt điểm, đúng cách, kịp thời để tránh biến chứng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. 

>> Xem thêm: Viêm xoang trán: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Nguồn tham khảo

[1]. Sinusitis ethmoid: What you need to know. https://www.vinmec.com/en/news/health-news/sinusitis-ethmoid-what-you-need-to-know/

[2]. Ethmoid Sinusitis: What You Should Know. https://www.healthline.com/health/ethmoiditis

[3]. What to know about ethmoid sinusitis. https://www.medicalnewstoday.com/articles/327517

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời