Bơi lội là một môn thể thao giúp người luyện tập khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. Nhiều người bệnh quan tâm viêm xoang có nên đi bơi không khi mà nước hồ bơi không đảm bảo vệ sinh hoặc có thể bị dị ứng với chất hóa học xử lý nước hồ bơi… Cùng tìm hiểu câu trả lời trong nội dung dưới đây.
1. Vì sao đi bơi dễ bị viêm xoang?
Viêm xoang không do bơi lội gây nên nhưng môn thể thao này có thể là yếu tố thuận lợi dẫn đến mầm bệnh. Đó là do bể bơi không được làm sạch hàng ngày hoặc có hàm lượng clo rất cao. Nước bể bơi không sạch là nguồn nhiễm khuẩn cho hệ thống niêm mạc đường hô hấp nhất là mũi xoang. Do đó để làm sạch nước bể bơi, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, người ta phải pha thêm clo vào trong nước bể bơi, chất này có thể gây viêm mũi xoang do sự kích ứng của niêm mạc với clo. Khi bị kích ứng người bệnh có thể thấy ngứa mũi, cay mũi, thậm chí đau rát mũi kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi…
Nếu các kích thích này tồn tại kéo dài 1 – 2 tuần, các triệu chứng trên ngày càng trở nên nặng nề hơn và có thể chuyển thành bệnh viêm xoang cấp với dấu hiệu điển hình là sốt cao 39 – 40 độ, đau tức vùng má, trán, nhức mỏi mắt, rát mũi, ngạt tắc mũi, chảy nước mũi vàng xanh, từ hốc mũi ra cửa mũi trước hoặc xuống họng gây ho và khạc đờm. Tình trạng viêm mũi xoang này là do niêm mạc mũi bị kích thích bởi sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước với môi trường, giữa niêm mạc mũi với hóa chất clo trong nước bể bơi gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ thông từ xoang ra mũi, dịch và không khí ứ đọng trong xoang.
Nếu người bệnh không bơi liên tục thì hiện tượng phù nề niêm mạc và bít tắc lỗ thông sẽ hết trong khoảng 3 ngày và không gây viêm. Nếu người bệnh bơi thường xuyên, niêm mạc không có khoảng nghỉ sẽ dẫn tới tình trạng phù nề không hồi phục và bệnh viêm xoang xuất hiện.
2. Những lưu ý với người bệnh viêm mũi xoang khi đi bơi
Nếu người bệnh viêm xoang muốn đi bơi thì cần lưu ý:
- Khi bơi cần cố gắng giữ đầu trên mặt nước vì nếu đầu tiếp tục vào trong nước, thì quá trình thở bình thường có thể thu hút nước vào bên trong mũi.
- Học cách thở để tránh hít nước bể bơi vào mũi. Người bệnh tập hít một hơi dài trước khi xuống nước, điều phối cách bơi bằng cách mỗi lần hít hơi vào đường thở là mũi đang ở trên mặt nước, bơi thay đổi tư thế nghiêng từ bên này sang bên kia.
- Sau khi bơi, tắm nước nóng và làm sạch mũi bằng nước muối, điều này sẽ làm giảm đáng kể viêm mũi xoang.
- Tránh lên bờ đột ngột để cơ thể không bị tiếp xúc với sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước bể bơi và môi trường bên ngoài, đặc biệt là tránh lên bờ ở chỗ gió lùa.
- Hạn chế tiếp xúc với clo trong nước để tránh kích ứng niêm mạc mũi xoang.
3. Vậy phòng tránh bệnh viêm mũi xoang khi bơi ra sao?
Để phòng tránh bệnh viêm xoang khi bơi thì người bệnh nên bơi 2 ngày trong 1 tuần để niêm mạc mũi xoang có thời gian hồi phục. Khi bơi thì cố gắng giữ đầu trên mặt nước vì nếu đầu tiếp tục vào trong nước, thì quá trình thở bình thường có thể hút nước vào bên trong mũi. Tập hít hơi dài trước mỗi lần ngụp xuống nước và điều phối cách bơi bằng cách mỗi lần hít hơi vào đường thở là mũi đang ở trên mặt nước, bơi thay đổi tư thế nghiêng từ bên này sang bên kia. Sau khi bơi tắm bằng nước ấm và rửa sạch mũi họng bằng nước muối.
Người bệnh có thể chọn dùng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm xoang và phòng bệnh bằng sản phẩm xịt rửa mũi xoang và viên uống giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm xoang. Sản phẩm xịt rửa xoang mũi cho người lớn có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang. Đồng thời hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang và còn giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Với trẻ em (có thể dùng được cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên) có thể dùng xịt rửa mũi có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa. Và giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm các biểu hiện sốt, ho, đờm và tạo lá chắn virus, vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng mãn tính thì người bệnh có thể chọn sản phẩm viên uống chứa 100% thảo mộc là Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Hoa hòe, Sài hồ, Cam thảo, Đông trùng hạ thảo, Diếp cá, Gừng, Mã đề, Hoàng cầm. Đồng thời sản phẩm sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc cúm thông thường, viêm họng, viêm phế quản ở người có sức đề kháng kém.
Với chia sẻ trên đây mọi người đã biết viêm xoang có nên đi bơi và nên làm gì khi đi bơi để bệnh không phát triển nặng hơn nhé.
> Xem thêm: Cách phòng và điều trị bệnh viêm xoang mùa lạnh hiệu quả
Nguồn tham khảo:
[1]. Swimmer’s Sinusitis: Causes, Symptoms and Treatment. https://breathefreely.com/swimmers-sinusitis/
[2]. SWIMMER’S SINUSITIS. https://www.sinusitistreatmentnyc.com/blog/swimmers-sinusitis/
[3]. Send Sinus Infections Swimming Away. https://www.nysinuscenter.com/2013/04/send-sinus-infections-swimming-away/
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn