Viêm mũi họng cấp: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
30 Tháng sáu 2023

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng tư 2024

Số lần xem:
1102

Viêm mũi họng cấp là một bệnh lý thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ khi thời tiết chuyển mùa. Những điều cần biết về bệnh lý này sẽ giúp bạn biết cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả tránh các biến chứng nguy hiểm không mong muốn có thể xảy ra.

Giải mã hiện tượng bệnh viêm mũi họng cấp
Giải mã hiện tượng bệnh viêm mũi họng cấp

1. Viêm mũi họng cấp là bệnh gì?

Viêm mũi họng cấp tính là một bệnh lý cấp tính hay gặp trong chuyên khoa tai mũi họng, là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc vùng mũi và họng, thường kết hợp với viêm amidan, VA,… thuộc vòng bạch huyết Waldayer khi bệnh nhân còn các tổ chức lympho này. 

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm mũi họng cấp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm mũi họng cấp, đó là: 

2.1. Vi sinh vật

Theo các nhà khoa học thì có hơn 100 loại virus gây ra viêm mũi họng cấp, phổ biến nhất là virus nhóm Rhinovirus, chúng phát triển mạnh mẽ khi thời tiết thay đổi và dễ lây lan từ người sang người. Triệu chứng viêm mũi họng cấp do virus thường nhẹ hơn so với vi khuẩn hay nấm nhưng dễ lây lan và bùng thành dịch lớn. Những loại vi khuẩn gây viêm mũi họng cấp bao gồm có phế cầu, tụ cầu, Haemophilus influenzae,… Trong đó, liên cầu khuẩn nhóm A là nguy hiểm nhất, gây viêm mũi họng cấp nặng và dễ biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm thấp khớp cấp,… Viêm mũi họng cấp do nấm không thường gặp và nấm Candida là tiêu biểu nhất.

2.2. Thời tiết chuyển mùa

Vào thời điểm chuyển mùa, viêm mũi họng cấp thường xảy ra nhất là khi chuyển lạnh – thời điểm sức đề kháng cơ thể yếu hơn, virus và vi khuẩn phát triển mạnh, dễ lây lan và gây bệnh hơn.

Bị viêm mũi họng cấp là do nhiều nguyên nhân gây nên
Bị viêm mũi họng cấp là do nhiều nguyên nhân gây nên

2.3. Sức đề kháng yếu

Cũng như nhiều bệnh lý khác, viêm mũi họng cấp có thể gặp ở bất cứ ai nhưng nguy cơ cao nhất vẫn là trẻ nhỏ và người có sức đề kháng kém. Do đó mà người có sức đề kháng kém nên chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa, tập luyện thể thao đều đặn, ăn uống đủ dinh dưỡng để phòng bệnh tốt hơn.

2.4. Môi trường ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với bụi bẩn và khói thuốc

Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, thuốc lá,… luôn có ảnh hưởng không tốt với hệ hô hấp và là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh viêm mũi họng phổ biến hơn. Vì thế mà việc vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với khói bụi và khói thuốc lá là biện pháp phòng ngừa viêm mũi họng cấp hiệu quả.

2.5. Vệ sinh răng miệng không tốt

Răng miệng không sạch sẽ cũng có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, trong đó có những loại gây viêm mũi họng cấp

3. Nhận biết triệu chứng viêm mũi họng cấp

Dễ dàng để thấy được triệu chứng của bệnh viêm mũi họng cấp
Dễ dàng để thấy được triệu chứng của bệnh viêm mũi họng cấp

Bạn có thể nhận biết viêm mũi họng cấp qua các triệu chứng khá đặc trưng và dễ nhận biết dưới đây:

  • Khi virus, vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh, sức khỏe của bạn sẽ giảm sút thấy rõ, cảm giác mệt mỏi và thiếu năng lượng. 
  • Bạn sẽ thấy một số triệu chứng xảy ra đồng thời như sổ mũi, ho, chảy dịch mũi, đau rát họng, khô họng, khó nuốt,…
  • Các triệu chứng sẽ diễn ra trong khoảng 3 – 5 ngày rồi giảm dần nhưng tình trạng ho, đau họng, chảy dịch mũi thường kéo dài hơn. Khi thấy các triệu chứng này cũng giảm dần, thì bệnh viêm mũi họng cấp đã gần như được kiểm soát và người bệnh sẽ khỏi sau 1 – 2 ngày.
  • Trẻ em khi bị viêm mũi họng cấp mà không kiểm soát có thể gây biến chứng nặng và thời gian viêm dài hơn như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản,… Do đó mà cha mẹ nên cẩn thận nếu triệu chứng viêm mũi họng cấp ở trẻ kéo dài và nặng hơn.

4. Biến chứng nguy hiểm của viêm mũi họng cấp là gì?

Những biến chứng có thể gặp phải của viêm mũi họng cấp
Những biến chứng có thể gặp phải của viêm mũi họng cấp

Viêm mũi họng cấp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy, áp xe quanh amidan, áp xe thành sau, thành bên họng, biến chứng viêm mũi xoang cấp, viêm tấy hoại thư vùng cổ họng ít gặp, nhưng nếu gặp thì tiên lượng rất nặng.
  • Biến chứng gần: Viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp.
  • Biến chứng xa: Viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng tim, choáng nhiễm độc liên cầu, hoặc có thể nhiễm trùng máu.

5. Chẩn đoán viêm mũi họng cấp

Chẩn đoán viêm mũi họng cấp như thế nào?
Chẩn đoán viêm mũi họng cấp như thế nào?

Khi bạn đi khám ở bệnh viện thì bác sĩ thường dựa vào triệu chứng toàn thân, cơ năng và đặc biệt khám thực thể vùng mũi họng. Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm vi trùng làm kháng sinh đồ nếu thấy bệnh xu hướng nặng kéo dài dễ gây biến chứng thì phải xét nghiệm, việc này giúp điều trị có hiệu quả hơn.
  • Xét nghiệm để phòng dịch như: bạch hầu, lao, giang mai,… nếu nghi ngờ bệnh do một số virus, vi khuẩn nguy hiểm lây nhiễm thì bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm này.
  • Việc khám và áp dụng xét nghiệm nếu cần thiết là để xác định chính xác nguyên nhân chính gây nên viêm mũi họng để có phương pháp điều trị phù hợp.

6. Cách điều trị và chăm sóc khi bị viêm mũi họng cấp

6.1. Viêm mũi họng cấp do virus

Với các trường hợp viêm mũi họng cấp do virus thì không cần uống kháng sinh mà chỉ dùng thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm ho, xịt họng, giảm đau họng, hạ sốt khi sốt cao…

Biện pháp chăm sóc và chữa trị cho người bị viêm mũi họng cấp
Biện pháp chăm sóc và chữa trị cho người bị viêm mũi họng cấp

6.2. Viêm mũi họng cấp do vi khuẩn

Nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hoặc do virus (xuất hiện tình trạng bội nhiễm) thì sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh phù hợp. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định thuốc giảm triệu chứng như thuốc thông mũi, thuốc giảm ho, thuốc hạ sốt,… để giảm khó chịu cho bạn.

Cùng với các điều trị của bác sĩ, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp như súc miệng với nước muối, uống nước ấm mật ong, dùng máy tạo độ ẩm, ngậm chanh đường mật ong,…và tăng sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng, uống nhiều nước hoa quả, trái cây… Để cải thiện nhanh tình trạng viêm mũi họng cấp thì việc chọn dùng sản phẩm xịt mũi họng cũng rất cần thiết. Xịt mũi sẽ giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy, phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp… Thành phần của xịt mũi xoang này có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết. 

Xịt họng sẽ có tác dụng tại chỗ, dùng để xịt họng, giảm sưng đau rát ngứa họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản; phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, sử dụng cho người bị ho gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, ho do cảm cúm, ho do thay đổi thời tiết, làm dịu cải thiện các triệu chứng của khô họng, viêm loét miệng – họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng; ngăn ngừa các vấn đề như viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng… Xịt họng có thành phần thảo dược nên an toàn cho người dùng gồm có xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà

7. Phòng tránh bệnh viêm mũi họng cấp bằng cách nào?

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh viêm mũi họng cấp
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh viêm mũi họng cấp

Để phòng ngừa bị viêm mũi họng cấp cũng như những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạn cần thực hiện những lưu ý sau:

  • Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng việc bổ sung Vitamin C hàng ngày, giữ môi trường trong sạch, không ô nhiễm.
  • Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với khói bụi, không đến những nơi ô nhiễm, cần có đồ bảo hộ nếu công việc phải tiếp xúc với khói bụi.
  • Chú ý giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh đặc biệt là vùng mũi họng.
  • Nên rửa chân tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với bụi bẩn. 
  • Nếu có bệnh mãn tính như  bệnh mũi xoang, viêm họng, viêm amidan, VA thì nên điều trị triệt để. 
  • Nếu thấy có dấu hiệu khác lạ thì nên đi khám để tránh biến chứng xảy ra.
  • Hàng ngày nên rửa mũi họng bằng nước muối dạng xịt mũi hoặc súc họng.

Viêm mũi họng cấp tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây ra những biến chứng khó phục hồi. Hi vọng những điều cần biết về bệnh lý thường gặp này sẽ giúp bạn hiểu và phòng tránh bệnh hiệu quả, nhất là ở thời điểm giao mùa như bây giờ.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.