Viêm mũi họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
26 Tháng Sáu 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
566

Viêm mũi họng không còn là một căn bệnh quá xa lạ với nhiều người, chỉ cần thay đổi thời tiết là dễ mắc bệnh ngay. Bệnh thường diễn biến trong thời gian ngắn, khởi phát nhanh và thường không kéo dài nhưng cũng không nên chủ quan.

1. Viêm mũi họng là gì?

Bệnh viêm mũi họng là tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc mũi họng
Bệnh viêm mũi họng là tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc mũi họng

Viêm mũi họng là tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc mũi họng do các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hoặc dị vật gây kích thích, gây ra các triệu chứng như đau họng, ho, sổ mũi, khó thở, viêm xoang, đau đầu, mệt mỏi, khó nuốt, ngứa họng, …

2. Nguyên nhân bệnh viêm mũi họng

Viêm mũi họng liên quan đến bệnh lý đường hô hấp nên dễ lây lan. Bệnh thường do những nguyên nhân sau đây gây ra.

Bệnh viêm mũi họng có thể do virus, bụi bẩn, ô nhiễm không khí
Bệnh viêm mũi họng có thể do virus, bụi bẩn, ô nhiễm không khí
  • Viêm đường hô hấp trên: Nhiễm SARS-CoV-2, cúm, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng có thể lan sang nhau.
  • Khí hậu hanh khô, bụi, ô nhiễm không khí: Môi trường ô nhiễm, không khí hanh khô và bụi bẩn có thể làm khô và kích thích niêm mạc mũi họng, gây ra viêm.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Nếu tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, hóa chất, … trong môi trường làm việc có thể làm kích thích niêm mạc họng gây ra viêm.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá và các chất gây nghiêm khác trong thuốc lá có thể kích thích niêm mạc họng, gây ra viêm họng.
  • Các chứng bệnh khác: Viêm mũi họng có thể là một triệu chứng của một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh lý dạ dày – ruột, bệnh tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường và bệnh lý tự miễn dịch.

3. Triệu chứng bệnh viêm mũi họng

Thông thường những triệu chứng viêm mũi họng sẽ xuất hiện sau 1 – 3 ngày nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc dài hơn. Các triệu chứng thường gặp của mũi họng, bao gồm:

Những triệu chứng điển hình khi mắc bệnh viêm mũi họng
Những triệu chứng điển hình khi mắc bệnh viêm mũi họng

Ho

Tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virus gây viêm mũi họng làm sưng đỏ, đau rát niêm mạc họng nên người bệnh có cảm giác ngứa, khó chịu cổ họng. Tình trạng này kích thích phản ứng ho để cơ thể loại bỏ tác nhân gây ra bệnh khỏi hệ hô hấp. Tuy nhiên, hoạt động này cũng vô tình làm phát tán tác nhân gây bệnh, khiến viêm mũi họng lây lan sang những người xung quanh.

Hắt hơi

Triệu chứng bệnh viêm mũi họng thường gặp nhất là hắt hơi, do tác nhân gây bệnh cùng dịch tiết hô hấp ứ đọng gây kích thích niêm mạc mũi. Người bệnh vì thế bị hắt hơi nhiều hơn, triệu chứng này thường xuất hiện sớm trước các triệu chứng viêm mũi họng khác.

Chảy nước mũi, nghẹt mũi

Sau khi mắc bệnh 1 – 3 ngày xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi. Triệu chứng viêm mũi viêm họng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, có thể kéo dài 1 vài ngày hoặc tới 10 ngày nếu bệnh nhân không điều trị tốt viêm mũi họng.

Sốt

Người bệnh có thể sốt nhẹ đến vừa. Nếu sốt cao trên 38,5 độ C cần phải theo dõi sát sao, áp dụng các biện pháp hạ sốt, nếu không thuyên giảm cần đưa người bệnh đến bệnh viện.

Người bệnh sốt cao rét run, amidan sưng to, ho có đờm thì nên đi khám
Người bệnh sốt cao rét run, amidan sưng to, ho có đờm thì nên đi khám

Những triệu chứng trên có thể không xuất hiện cùng lúc khi mắc bệnh và cũng không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn trọng khi mắc các triệu chứng sau:

  • Ho nặng tiếng kèm theo có khạc ra đờm có màu xanh hoặc xám, đục, …
  • Sốt cao trên 39 độ C kèm theo rét run.
  • Họng đau rát nặng hơn.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Amidan sưng to.
  • Nội soi mũi họng có thể thấy viêm xuất tiết, chảy mủ.
  • Xét nghiệm công thức máu có thể thấy dịch cầu tăng.

4. Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm mũi họng

Bệnh viêm mũi họng có thể chẩn đoán theo mức độ nghiêm trọng và tần suất của triệu chứng bằng các biện pháp:

Khám cổ họng

Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm mũi viêm họng nghẹt mũi
Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm mũi viêm họng nghẹt mũi

Bác sĩ sử dụng đèn soi và một cái gương để xem cổ họng và các xoang mũi. Điều này giúp bác sĩ xác định có sưng hoặc nhiễm trùng trong khu vực này.

Xét nghiệm vi khuẩn hoặc virus

Bác sĩ có thể lấy mẫu dịch từ cổ họng hoặc mũi của bệnh nhân và gửi đi xét nghiệm để xác định liệu có vi khuẩn hoặc virus nào gây ra bệnh viêm mũi họng hay không.

Sinh thiết

Nếu các biện pháp chẩn đoán khác không đủ để xác định chính xác nguyên nhân của bệnh, bác sĩ có thể thực hiện một thủ thuật nhỏ để lấy một mẫu mô từ cổ họng hoặc xoang mũi để kiểm tra bằng kính hiển vi.

Siêu âm

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bệnh nhân có một khối u hoặc polyp trong xoang mũi, họ có thể yêu cầu thực hiện siêu âm để xác định chính xác vị trí của khối u hoặc polyp.

5. Các biện pháp điều trị bệnh viêm mũi họng

Điều trị bệnh viêm mũi họng nếu do vi khuẩn thì dùng kháng sinh, nếu do virus thì không nên sử dụng kháng sinh, mà thay vào đó tập trung điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bị bội nhiễm bắt buộc phải dùng kháng sinh để điều trị.

Điều trị triệu chứng của bệnh sẽ dần được cải thiện trong vài ngày chỉ với việc nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Bác sĩ có thể đề nghị một số thuốc không cần kê toa để giảm đau và giảm triệu chứng sổ mũi đau họng.

Hướng dẫn điều trị bệnh viêm mũi viêm họng cho người lớn
Hướng dẫn điều trị bệnh viêm mũi viêm họng cho người lớn

Tùy vào đối tượng người lớn hay trẻ em, bác sĩ kê đơn thuốc và đưa ra phương pháp điều trị

Người lớn:

Những thuốc không kê đơn sau đây có thể được sử dụng để điều trị viêm mũi họng:

  • Thuốc giảm đau, như pseudoephedrine (Sudafed®)
  • Thuốc giảm đau kết hợp với thuốc kháng histamin (Benadryl D®, Claritin D®)
  • Thuốc kháng viêm không steroid, như aspirin hoặc ibuprofen (Advil®, Motrin®)
  • Hoạt chất làm loãng chất nhầy, như guaifenesin (Mucinex®)
  • Thuốc làm dịu cơn đau họng
  • Thuốc trị ho trong trường hợp ho nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, như dextromethorphan (Robitussin®, Zicam®, Delsym®) hoặc codeine.
  • Thuốc bổ bổ sung kẽm, cần được bổ sung khi bệnh mới xuất hiện những triệu chứng đầu tiên
  • Xịt mũi, như fluticasone propionate (Flonase®)
  • Thuốc kháng virus nếu bạn bị nhiễm cúm.

Trẻ em

Hướng dẫn điều trị viêm mũi họng ở trẻ em an toàn hiệu quả
Hướng dẫn điều trị viêm mũi họng ở trẻ em an toàn hiệu quả

Việc điều trị bệnh viêm mũi họng ở trẻ em không giống người lớn, điều trị cho trẻ bằng cách:

  • Dùng dầu thoa
  • Xịt mũi với nước muối sinh lý
  • Siro kẽm sulfat.

Điều trị bệnh viêm mũi họng cho người lớn và trẻ em có thể sử dụng sản phẩm xịt mũi thảo dược, được xem là giải pháp an toàn và cho hiệu quả điều trị cao. Xịt mũi thảo được đa phần chứa thành phần Ngũ sắc, Ké đầu ngựa, Tân di hoa, … cho tác dụng giảm ngạt mũi, sổ mũi, giúp đào thải dịch nhầy, làm thông thoáng mũi họng, giảm triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công. (Xem sản phẩm tại đây).

Bên cạnh việc dùng xịt thảo dược hàng ngày, điều trị triệu chứng bệnh viêm mũi họng quan trọng là tăng sức đề kháng cơ thể thật tốt để tăng khả năng chống đỡ hoặc ngăn ngừa tác nhân gây bệnh tấn công như vi khuẩn, virus nhờ đó giảm nhẹ triệu chứng, nhanh khỏi, giảm số lần tái phát. Tăng sức đề kháng cơ thể bằng cách ăn các thực phẩm tăng đề kháng hoặc sử dụng sản phẩm tăng đề kháng chứa thành phần Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ, …cho hiệu quả và tính an toàn cao, đã được nghiên cứu và chứng minh. (Xem sản phẩm tại đây)

6. Phòng ngừa bệnh viêm mũi họng

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngăn ngừa viêm mũi họng
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngăn ngừa viêm mũi họng

Bệnh viêm mũi họng rất dễ lây nhiễm và tái phát, vì thế cần chủ động theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Phòng bệnh bằng những thói quen hàng ngày:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước hoặc nước tay khô, nhất là khi xung quanh có người mắc bệnh.
  • Khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm tay vào như đồ chơi, điện thoại, tay nắm cửa, vòi nước, …
  • Ho, hắt hơi vào khăn giấy hoặc khủy tay để tránh làm lây lan virus ra môi trường xung quanh.
  • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.
  • Tránh tiếp xúc với những người cảm lạnh vì khi tiếp xúc với người bệnh có thể bị lây nhiễm.
  • Tránh chạm tay lên mặt mũi vì các tác nhân gây bệnh có thể thâm nhập vào cơ thể và khiến bạn bị ốm.
  • Giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, thoáng mát, tránh bụi bẩn, hóa chất, khói bụi, mùi hôi, vi khuẩn, nấm mốc, …
  • Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, đặc biệt là vùng mũi họng.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, khi đến chỗ đông người, nếu do tính chất công việc phải tiếp với khói bụi phải mặc đồ bảo hộ.
  • Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng các ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn rau xanh, trái cây tươi, uống đủ nước, tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Tránh stress, tăng cường giấc ngủ đầy đủ, tránh thức khuya hoặc thức quá sớm, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ.
  • Tránh thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, nghiện các chất kích thích, tránh sử dụng thuốc lá điện tử.

Nhìn chung, bệnh viêm mũi họng thường không phải là bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe nếu được chăm sóc và điều trị tốt. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan nếu triệu chứng bệnh nặng và kéo dài.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời