Tổng quan về viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
26 Tháng Mười Một 2021

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1196

Viêm đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng nữ giới là đối tượng dễ mắc phải hơn và có hơn 50% phụ nữ có thể mắc bệnh viêm đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời, trong đó tỷ lệ tái phát chiếm đến 20-30%. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì nữ giới có thể gặp nhiều rủi ro sức khỏe không mong muốn do biến chứng của bệnh. Những điều liên quan đến bệnh lý này ở nữ giới sẽ được chia sẻ trong nội dung sau.

Viêm đường tiết niệu nữ là căn bệnh như thế nào?
Viêm đường tiết niệu nữ là căn bệnh như thế nào?

1. Viêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì?

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường tiểu là tình trạng đường tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập và gây nên viêm nhiễm ở chị em.

So với nam giới thì tỷ lệ nữ giới mắc viêm đường tiết niệu cao hơn là 5:1 do cấu trúc niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn nam giới nên vi khuẩn dễ xâm nhập. Bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn: thận, niệu quản, bàng quan và niệu đạo.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới và những điều cần chú ý

2. Nguyên nhân, triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nữ giới

2.1. Nguyên nhân thường do vi khuẩn E.Coli gây ra

Phần lớn nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là do các vi khuẩn, tuy nhiên đôi khi nguyên nhân có thể do nấm hoặc thậm chí là vi rút. Trong đó tác nhân hàng đầu gây viêm đường tiết niệu là vi khuẩn E. coli lây từ đường tiêu hóa chiếm khoảng 90% các trường hợp. Ngoài ra thì vi khuẩn Chlamydia và Mycoplasma cũng có thể gây bệnh nhưng chủ yếu là ở niệu đạo.

Ngoài nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn E.coli thì viêm đường tiết niệu ở nữ giới còn có thể xay ra do một số thói quen hàng ngày như: nhịn tiểu quá lâu, giữ vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, lau từ hậu môn về phía trước… vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh ở đường tiết niệu. Chị em sau sinh hoặc ở kỳ kinh nguyệt dùng băng vệ sinh không hợp vệ sinh, không thay băng thường xuyên… cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu.

Xem thêm: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh

2.2. Triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu

  • Thường xuyên buồn đi tiểu: Khi bị viêm đường tiết niệu chị em thường có cảm giác buồn đi tiểu, đi tiểu vào ban đêm, bị đau tức bụng dưới đặc biệt là trong lúc đi tiểu.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu, màu đục, khai nồng, có thể tiểu ra máu với trường hợp nặng do vi khuẩn làm tổn thương gây chảy máu niêm mạc.
  • Đau dữ dội vùng bụng dưới, vùng thắt lưng nếu viêm bàng quang lan đến niệu quản hoặc gây ra viêm bể thận.
  • Mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn là những dấu hiệu cơ thể phản ứng lại khi xuất hiện nhiễm trùng.
Nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ nguy hiểm như thế nào?

3. Viêm đường tiết niệu ở nữ nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu cần được điều trị ngay khi phát hiện nếu không sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của chị em và để lại nhiều biến chứng nặng nề cho nữ giới. Thông thường, vi sinh vật gây bệnh tấn công đường tiết niệu dưới gồm bàng quang và niệu đạo trước. Nếu không được điều trị sớm và triệt để, chúng sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu trên, gồm thận và niệu quản. Lúc này việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn vì hàng loạt biến chứng kèm theo. Trong đó, nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết, có khả năng trực tiếp gây tử vong.

Ngoài ra còn có thể kể đến các biến chứng khác như:

  • Tổn thương thận vĩnh viễn do nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mạn tính (viêm đài bể thận)
  • Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy cơ sinh non, bé sinh ra nhẹ cân hoặc nhiễm trùng thai nhi.
  • Khả năng tái phát rất cao, đặc biệt ở phụ nữ mắc bệnh 2 lần liên tục trong vòng 6 tháng hoặc 4 lần trong vòng 1 năm trở lên.
  • Bệnh có thể gây tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh ở phụ nữ.

4. Cách điều trị và phòng tránh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

4.1. Phương pháp điều trị

Chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới bằng thuốc kháng sinh

Viêm đường tiết niệu có thể khỏi sau 2 – 3 ngày điều trị, tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh phức tạp như sức đề kháng yếu hoặc có tiền sử bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiết niệu…thì việc điều trị có thể kéo dài từ 7 – 14 ngày hoặc dài hơn.

Hầu hết các trường hợp viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra thì điều trị bằng thuốc kháng sinh là lựa chọn trước tiên và hiệu quả nhất trong việc đối phó với vấn đề này. Với trường hợp nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu dưới, chỉ cần sử dụng kháng sinh đường uống.Ngược lại, nếu viêm thận hoặc niệu quản thì phải sử dụng dạng kháng sinh đường tĩnh mạch.

Điều người bệnh cần chú ý là để phòng ngừa nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, cần phải lưu ý tuân thủ đúng liều và đúng thời gian sử dụng dụng thuốc của bác sĩ. Chị em không được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi cảm thấy khỏe hơn vì các dấu hiệu viêm đường tiết niệu có thể biến mất trước khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Điều trị và phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở nữ giới như thế nào?
Điều trị và phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở nữ giới như thế nào?

Để quá trình điều trị có hiệu quả và dứt điểm không tái phát, chị em có thể chọn dùng sản phẩm có thành phần thảo dược an toàn như Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký ninh và Diếp cá. Sản phẩm này sẽ giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và vùng kín, cải thiện nhanh các dấu hiệu viêm nhiễm và hỗ trợ điều trị đơn thuốc Tây của bác sĩ, tăng khả năng chống viêm và làm lành tổn thương do viêm nhiễm nhanh hơn.

Điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới bằng Đông y

Điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới bằng Đông y thường sử dụng các vị thuốc có công dụng diệt khuẩn, lợi tiểu, xả sạch vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu và còn có công dụng bổ thận, dưỡng âm, bồi bổ khí huyết…

4.2. Phòng tránh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Để phòng tránh viêm đường tiết niệu ở nữ giới và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chị em cần chú ý các thói quen sinh hoạt như:

  • Nên uống nhiều nước hàng ngày, ít nhất là từ 2 – 2,5 lít nước. Nên đi tiểu thường xuyên và tuyệt đối không được nhịn tiểu.
  • Tránh hoặc hạn chế uống rượu, bia, nước chè, hay đồ uống chứa nhiều caffeine có khả năng kích thích bàng quang.
  • Nên quan hệ tình dục an toàn, tốt nhất dùng bao cao khi quan hệ.
  • Có thói quen vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày sạch sẽ, tốt nhất là rửa bằng dung dịch vệ sinh sau mỗi lần đi tiểu hoặc đại tiện.
  • Tắm bằng vòi hoa sen, hạn chế tắm bồn.
  • Nên thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần vào kỳ kinh nguyệt và cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn mua băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san.
  • Tránh dùng nước hoa hoặc các chất gây kích ứng lên bộ phận sinh dục.
  • Nên chọn sử dụng đồ lót làm bằng chất liệu mềm mại như cotton, không gây bí, nóng vùng kín.

Bạn có thể tham khảo thêm tình trạng viêm đường tiết niệu ở trẻ em nếu như đối tượng mắc phải là con hoặc cháu của bạn

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA