Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh hay không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
14 Tháng Năm 2024

Lần cập nhật cuối:
30 Tháng Năm 2024

Số lần xem:
1490

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, đau bụng dưới,… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một trong những lo lắng hàng đầu của phụ nữ khi mắc bệnh này đó là viêm đường tiết niệu ở nữ có gây vô sinh không? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nhiều người đang thắc mắc viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?
Nhiều người đang thắc mắc viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?

1. Bệnh lý viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào bất kỳ vị trí nào trong hệ thống tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đây là căn bệnh phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản.

Một số loại vi khuẩn thường gây ra viêm đường tiết niệu đó là: E.Coli, Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella,… Những vi khuẩn này xâm nhập vào hệ tiết niệu qua niệu đạo, thường do quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh cá nhân kém,…

Các triệu chứng phổ biến của bệnh đó là: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, đau bụng dưới,… Với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, đau lưng, đau hông,…

2. Giải đáp về viêm đường tiết niệu ở nữ có gây vô sinh?

Chuyên gia giải đáp liệu nhiễm trùng đường tiết niệu có khả năng gây vô sinh?
Chuyên gia giải đáp liệu nhiễm trùng đường tiết niệu có khả năng gây vô sinh?

2.1. Viêm đường tiết niệu lây lan dẫn tới viêm nhiễm ở các cơ quan sinh sản

Ở nữ giới, các bộ phận thuộc đường tiết niệu có vị trí rất gần với các cơ quan sinh sản. Do đó, bệnh có thể lây lan dẫn tới viêm nhiễm ở các cơ quan sinh sản theo nhiều cách, như: lây truyền qua đường tình dục, lây lan từ bàng quang, lây lan do thủ thuật y tế.

Viêm nhiễm ở các cơ quan sinh sản do viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới như: Viêm nhiễm ở các cơ quan sinh sản như buồng trứng, vòi trứng dẫn đến vô sinh; mang thai ngoài ý muốn; sảy thai; sinh non;…

2.2. Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh khi chất lượng tình dục bị ảnh hưởng

Viêm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến chất lượng tình dục theo nhiều cách, dẫn đến nguy cơ vô sinh, cụ thể:

  • Đau đớn khi quan hệ: Viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu khi quan hệ, khiến cả hai người không thoải mái và giảm ham muốn tình dục.
  • Giảm chất lượng tinh trùng: Viêm nhiễm ở nam giới có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, làm giảm số lượng, độ di động và hình thái của tinh trùng, dẫn đến khó thụ thai.
  • Rối loạn cương dương: Viêm nhiễm ở nam giới có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh điều khiển sự cương cứng, dẫn đến rối loạn cương dương, ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục.

2.3. Đường tiết niệu ở nam giới bị hẹp do viêm nhiễm ảnh hưởng đến sinh sản

Viêm nhiễm đường tiết niệu ở nam giới, nếu không được điều trị kịp thời và triệt để có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm mãn tính. Điều này có thể gây hẹp niệu đạo, khiến việc đi tiểu khó khăn và ảnh hưởng đến khả năng xuất tinh.

Hẹp niệu đạo có thể dẫn đến các biến chứng sau: giảm khả năng sinh sản do tinh trùng khó di chuyển ra ngoài nên khó thụ thai, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận,…

3. Cách điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc

Cách điều trị bằng thuốc tránh bị vô sinh khi mắc phải viêm đường tiết niệu
Cách điều trị bằng thuốc tránh bị vô sinh khi mắc phải viêm đường tiết niệu

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được dùng để trị bệnh:

  • Kháng sinh: Đây là nhóm thuốc chính được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu. Loại kháng sinh cụ thể sẽ được bác sĩ lựa chọn dựa trên vị trí nhiễm trùng, loại vi khuẩn gây bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bao gồm: Amoxicillin, Cefixime, Ciprofloxacin, Levofloxacin,…
  • Thuốc giảm đau: Nếu người bệnh cảm thấy đau đớn do viêm đường tiết niệu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen,…
  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu có thể giúp tăng lượng nước tiểu, giúp cơ thể đào thải vi khuẩn ra ngoài nhanh hơn. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây, người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng những sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, trong đó, sản phẩm có thành phần Immune Gamma đang được nhiều người lựa chọn. Immune Gamma được chiết xuất từ vỏ Lactobacillus fermentum – một loại lợi khuẩn thường có trong đường sinh dục của phụ nữ.

Bên cạnh đó, sản phẩm có kết hợp với Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh,… Đây đều là những thảo dược đã được dùng để điều trị các bệnh phụ khoa từ xa xưa. Loại sản phẩm này sẽ giúp tăng sức đề kháng, kháng viêm kháng khuẩn cực tốt bằng cơ chế kích hoạt các tế bào miễn dịch, giúp các tổn thương trong cơ thể mau lành hơn. Từ đó, chúng hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm đường tiết niệu gây ra.

4. Cách phòng tránh vô sinh khi bị viêm đường tiết niệu

Để có thể phòng tránh vô sinh khi bị viêm đường tiết niệu, ngoài điều trị theo đúng đơn thuốc của bác sĩ, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Phòng ngừa viêm đường tiết niệu như thế nào để không bị vô sinh?
Phòng ngừa viêm đường tiết niệu như thế nào để không bị vô sinh?

4.1. Chế độ ăn uống

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể dùng thêm nước ép trái cây, rau củ, nước canh. Việc bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả. Đồng thời tăng cường đào thải độc tố, đẩy vi khuẩn ra bên ngoài cơ thể.
  • Ăn nhiều rau củ xanh và hoa quả tươi. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng và làm giảm sự sinh trưởng của vi khuẩn gây hại. Đồng thời hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.

4.2. Lối sống, sinh hoạt

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày, trước và sau khi đi vệ sinh, quan hệ tình dục. Tốt nhất là tìm dung dịch vệ sinh có pH 4 – 6, có thành phần tự nhiên như trà xanh, bạc hà, nano bạc… để giữ cho vùng kín khô thoáng, không cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu bởi nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Hơn nữa nhịn tiểu làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang.
  • Điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu như: sỏi đường tiết niệu, u phì đại tuyến tiền liệt…
  • Tránh mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi.
  • Trong thời gian điều trị viêm đường tiết niệu, tốt nhất là nên tránh quan hệ tình dục để tránh nguy cơ lây lan, thêm viêm nhiễm cũng như ảnh hưởng đến chất lượng và cảm xúc của cuộc yêu.
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày ngày với những bài tập phù hợp vừa sức. Nhằm tăng cường lưu thông máu giúp cơ thể khỏe mạnh và để đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần; nhất là khi gặp trục trặc trong đời sống tình dục, có hiện tượng tiểu rát, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần; cưới nhau trên 1 năm mà chưa có con.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không. Đây là căn bệnh phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể được phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Hãy nâng cao ý thức phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe bản thân để tránh mắc viêm đường tiết niệu và các biến chứng nguy hiểm.

Bài viết liên quan: Viêm đường tiết niệu có lây không? Phòng ngừa thế nào?

Nguồn tham khảo

  • [1] What Infections Can Cause Infertility? https://www.novaivffertility.com/fertility-help/infections-and-infertility
  • [2] What to Know About UTI and Pregnancy. https://www.verywellhealth.com/uti-and-pregnancy-5192446
  • [3] Urinary tract infection can impact fertility: Find out how you can prevent it. https://indianexpress.com/article/parenting/health-fitness/uti-infection-can-impact-fertility-find-out-how-you-can-prevent-it-7727290/

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA