Trĩ nội độ 4 là giai đoạn cuối của bệnh trĩ nội. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn này bệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ vì có thể biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm rình rập. Vậy nếu không may phải đối mặt với tình trạng này bệnh nhân cần biết những gì?
1. Bệnh trĩ nội độ 4 là gì?
Như các bạn đã biết, bệnh trĩ là tình trạng bệnh lý của hệ thống mạch máu gây ra. Khi các đám rối tĩnh mạch này chịu sự gia tăng áp lực thường xuyên khiến cho máu bị ứ đọng liên tục đã hình thành nên các búi trĩ. Bệnh trĩ chia làm hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ nội là bệnh trĩ xuất phát phía dưới đường lược và được bao phủ bởi lớp niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp. Ở trĩ nội, người ta chia làm 4 mức độ mắc bệnh với mức độ từ thấp đến cao. Và trĩ nội độ 4 là mức độ cao nhất, cũng được coi là giai đoạn cuối của tình trạng bệnh.
Trĩ nội độ 4 là bệnh do bệnh ở trĩ nội độ 3 không được chữa trị hiệu quả, triệt để. Lúc này các búi trĩ đã phát triển với kích thước rất lớn, chúng phình to và sa ra bên ngoài hậu môn. Khác với các giai đoạn bệnh nhẹ, ở trĩ nội độ 4, các búi trĩ sẽ không thể tự co vào khi bị sa ra ngoài nữa, dù cho bệnh nhân có dùng tay tác động vào chúng.
Trĩ nội ở mức độ cao nhất sẽ khiến cho bệnh nhân phải chịu rất nhiều đau đớn. Bệnh nhân sẽ cảm nhận thấy rõ ràng các triệu chứng của bệnh, gây ảnh hưởng đến những hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Các búi trĩ sẽ khiến cho tĩnh mạch không thể hồi lưu, gây ra tụ máu và sưng phồng to hơn. Từ đó, hình thành máu cục, nguy hiểm hơn là có thể gây ra tình trạng hoại tử, sa nghẹt, gây viêm nhiễm, chảy máu cực kỳ nguy hiểm.
2. Biểu hiện nhận biết trĩ nội độ 4
Có thể nói khi đã mắc bệnh đến giai đoạn này thì bệnh có thể được nhận biết hết sức rõ rệt. Không giống như những giai đoạn đầu mắc bệnh, ở mức độ bệnh này bệnh nhân có thể nhận biết thấy những điều như sau:
2.1. Máu chảy nhiều
Lúc này, lượng máu chảy ra không còn khó nhận biết như ở giai đoạn đầu bệnh nhân mắc bệnh. Nếu ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ có thể quan sát kỹ khi đi vệ sinh máu có đi kèm với phân hoặc dính trên giấy vệ sinh hay không? Thì đến giai đoạn này máu có thể được nhìn thấy rõ ràng thành từng giọt hoặc thành tia. Lượng máu có thể chảy nhiều, mất kiểm soát khiến bệnh nhân vì mất máu quá nhiều mà có những triệu chứng choáng váng, mệt mỏi… thậm chí ngất xỉu.
2.2. Búi trĩ bị sa ra ngoài gây đau đớn
Một biểu hiện phổ biến, đặc trưng nữa có thể dễ dàng nhận ra là búi trĩ sa ra ngoài khiến vùng hậu môn đau rát. Do búi trĩ bị sa ra ngoài mà không thể tự co lại hoặc có ấn vào thì búi trĩ cũng không bị đẩy vào sâu bên trong hậu môn nữa. Chính vì vậy, việc sinh hoạt hàng ngày, việc đi lại… của người bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, các búi trĩ bị cọ xát dễ gây ra đau đớn, ẩm ướt nên dễ bị viêm nhiễm rất nguy hiểm.
2.3. Tĩnh mạch bị phình to và không thể co lại
Khi các tĩnh mạch bị giãn quá mức sẽ khiến cho các búi trĩ bị sa ra ngoài mất kiểm soát. Ở các giai đoạn trước, búi trĩ có thể tự co lại hoặc bệnh nhân dùng tay ấn búi trĩ có thể bị đẩy vào trong thì đến giai đoạn này dù dùng tay ấn búi trĩ cũng không vào trong nữa. Vì vậy, các búi trĩ sẽ luôn ở ngoài vùng hậu môn, dẫn đến nhiều hiện tượng nguy hiểm như sa nghẹt, viêm nhiễm và nghiêm trọng nhất là hoại tử.
Ngoài ra, một vài dấu hiệu khác của bệnh ở giai đoạn này bệnh nhân có thể nhận rõ như: Hậu môn tiết ra nhiều chất dịch nhầy, có mùi hôi khó chịu. Hậu môn ẩm ướt gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Khi các búi trĩ sưng quá to thì chúng dễ gây đau nhức, nóng rát ở vùng hậu môn khiến cho việc đại tiện của bệnh nhân cực kỳ khó khăn, thậm chí không đi được…
3. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội độ 4 không nên bỏ qua
Vậy đâu là những nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ nội ở mức độ 4? Có thể nói, bệnh trĩ nói chung đều do tình trạng ăn uống và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Nhất là tình trạng lười vận động, ăn ít chất xơ, rau xanh, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia… Hoặc cũng có thể do trải qua quá trình mang bầu, tăng cân, bị ho kéo dài… cũng có thể là những nguyên nhân trực tiếp gây ra áp lực cho hậu môn và gây ra bệnh trĩ.
Hơn thế, có những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội mức độ 4 không thể bỏ qua cho các bệnh nhân là:
- Do hậu quả của chứng táo bón kéo dài.
- Do sự ảnh hưởng của các hoạt động: Đứng quá lâu, ngồi quá lâu, phải mang vác nặng, tập các môn thể thao hạng nặng như đánh tennis, đẩy tạ…
- Do thói quen ăn uống: Lười ăn thực phẩm chứa chất xơ, rau xanh, trái cây. Thường xuyên sử dụng các chất kích thích, đồ uống như rượu, bia…
- Do quá trình mang thai, sinh đẻ của phụ nữ, người bị béo phì, bị ho kéo dài…
4. Bệnh trĩ nội độ 4 có nguy hiểm hay không?
Có thể nói, khi đã để bệnh trĩ phát triển đến mức độ 4 thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ nguy hiểm đe dọa đến cả tính mạng. Nhất là nếu để bệnh kéo dài và không có biện pháp can thiệp thích hợp. Sự nguy hiểm của bệnh có thể thấy như:
- Gây thiếu máu: Khi vùng hậu môn chịu tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn đến hiện tượng máu chảy nhiều, thậm chí chảy thành giọt, thành tia. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cơ thể bệnh nhân bị mất máu nghiêm trọng. Gây ra các triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy nhược, ngất xỉu…
- Gây nhiễm trùng: Do búi trĩ sa ra ngoài, sưng to không đẩy lại được vào bên trong được. Vì vậy, khi đi vệ sinh hoặc sinh hoạt hằng ngày đều gặp ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong tình trạng bệnh nhân không vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, các loại vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập. Từ đó gây viêm nhiễm rất nguy hiểm.
- Gây ra tình trạng nghẹt búi trĩ: Khi phát triển đến mức độ 4, trĩ nội sẽ bị phình to khiến cho bên trong ống hậu môn hình thành các cục máu đông. Điều này gây ra đau nhức và sự khó chịu cho người bệnh. Để tình trạng này kéo dài cũng khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm lấn, gây hoại tử nghiêm trọng.
- Gây ra nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng: Tình trạng bệnh diễn biến tồi tệ có thể khiến cho bệnh nhân bị ung thư trực tràng và hậu môn.
- Gây rối loạn thần kinh: Khi bệnh nhân bị stress, căng thẳng lâu ngày có thể dẫn tới tổn thương hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ và rối loạn thần kinh trung ương.
5. Phương pháp điều trị trĩ nội độ 4 hiệu quả nhất
Nếu để tình trạng bệnh phát triển đến trĩ nội độ 4 tức là các biện pháp nhẹ như dùng thuốc uống và thuốc đặt điều trĩ đã không còn có hiệu quả. Vì vậy, để nhanh chóng giải quyết tình trạng tồi tệ này, bệnh nhân cần sử dụng các phương pháp can thiệp ngoại khoa. Một số biện pháp điều trị trĩ nội độ 4 hiệu quả nhất thường được các bác sĩ khuyên sử dụng là:
5.1. Sử dụng phương pháp laser
Đây là phương pháp sử dụng tia laser để tác động lên các búi trĩ. Từ đó hỗ trợ loại bỏ chúng một cách nhanh chóng và triệt để.
Những ưu điểm của phương pháp điều trị này là:
- Thời gian phẫu thuật nhanh chóng, ít gây ra biến chứng sau khi phẫu thuật.
- Vết thương sau phẫu thuật phục hồi nhanh chóng.
- Có thể sử dụng cho bệnh trĩ ở nhiều mức độ khác nhau từ mức độ 2, 3 cho đến 4.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là ở chi phí tương đối đắt đỏ và có thể gây ra chảy máu, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
5.2. Sử dụng dụng phương pháp Longo
Đây là phương pháp điều trị hoạt động dựa trên nguyên lý cắt khoanh niêm mạc trên đường lược bằng máy khâu vòng để ngăn chặn lượng máu đi vào nuôi các búi trĩ. Khi không còn được cung cấp máu, các búi trĩ sẽ teo lại và được khâu trên niêm mạc hậu môn bị sa để tạo thành tấm đệm cho hậu môn.
Những ưu điểm của phương pháp điều trị này là:
- Mang lại hiệu quả tích cực cho các bệnh nhân giai đoạn này.
- Thời gian điều trị nhanh chóng, phục hồi hậu phẫu thuật không quá lâu và tình trạng tái bệnh được giảm tối đa.
- Ít gây ra đau đớn cho người bệnh.
Tuy nhiên, nhược điểm của quá trình điều trị bằng phương pháp này là chi phí khá lớn do đó kén chọn bệnh nhân. Đồng thời, có thể gây ra những biến chứng đáng tiếc nếu không được chăm sóc hậu phẫu thuật đúng cách như nhiễm trùng, sa niêm mạc…
5.3. Sử dụng dụng phương pháp PPH
Đây là phương pháp cắt trĩ sử dụng phổ biến cho trường hợp bệnh trĩ nội ở mức độ 3 và mức độ 4. Phương pháp PPH là phương pháp dùng máy kẹp để cắt bỏ toàn bộ các búi trĩ ở lớp niêm mạc hậu môn. Từ đó giúp cho hậu môn khôi phục hình dáng như bình thường.
Những ưu điểm của phương pháp này là:
- Có thể áp dụng cho việc điều trị bệnh trĩ nội ở mức độ 3 và 4 hiệu quả, ngay kể cả khi búi trĩ bị sưng phình to, bị sa ra ngoài và không thể tự co lại.
- Thời gian phẫu thuật nhanh, không ảnh hưởng nhiều đến các vùng da xung quanh nên ít gây ra đau đớn và chảy máu cho người bệnh.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này cũng là ở chi phí thực hiện khá cao nên ít bệnh nhân có thể lựa chọn.
Trĩ nội độ 4 tức là bạn đã mắc bệnh trĩ ở tình trạng nặng. Chính vì vậy, bên cạnh các biện pháp điều trị kịp thời được các bác sĩ chỉ định người bệnh có thể xin ý kiến từ các bác sĩ để sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Nhất là việc lựa chọn sản phẩm có chứa thành phần bao gồm các cây thuốc quý được biết đến với độ an toàn cao và hiệu quả sử dụng như Đương quy, Diếp cá, Tinh chất nghệ meriva, Rutin, được kết hợp với nhau. Các vị thuốc này đều được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và táo bón.
Như vậy, khi đã bị trĩ nội mức độ 4 bệnh nhân cần có hướng điều trị đúng đắn, kịp thời. Áp dụng đúng phương pháp điều trị chính là một trong những điều kiện tiên quyết giúp cho tình trạng bệnh nhanh chóng được khắc phục. Chúc các bạn nhanh chóng điều trị khỏi bệnh.
>> Xem thêm: Trĩ nội độ 1 và cách thức điều trị ra sao?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA