Bệnh trĩ nội độ 2 chữa như thế nào và nên lưu ý gì?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
7 Tháng mười 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
3793

Bệnh trĩ nội độ 2 được coi là giai đoạn trĩ phát triển mạnh, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn và khó điều trị dứt điểm. Bệnh khi đó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Không được chủ quan dù trĩ nội độ 2 vẫn là tình trạng nhẹ
Không được chủ quan dù trĩ nội độ 2 vẫn là tình trạng nhẹ

1. Trĩ nội độ 2 là bệnh gì?

Bệnh trĩ nội độ 2 là giai đoạn phát triển thứ 2 của bệnh trĩ nội. Ở giai đoạn này búi trĩ đã hình thành và sa ra ngoài hậu môn nhưng vẫn có khả năng tự co lên được.  Bệnh nếu không chữa sẽ tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, búi trĩ sẽ lòi ra không chỉ sau khi đại tiện mà còn khi đứng lên ngồi xuống búi trĩ không thể co lên được.

Bệnh ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy mức độ bệnh vẫn còn khá nhẹ, các búi trĩ sa xuống có thể tự thu vào được nhưng người bệnh không nên chủ quan, nên tìm cách chữa trị sớm để không bị phiền toái, đau đớn của bệnh gây cản trở cuộc sống sinh hoạt, công việc của mình.

2. Triệu chứng trĩ nội độ 2

Bệnh trĩ độ 2 do không phát hiện bệnh từ cấp độ 1 khiến trĩ nội độ 1 có cơ hội phát triển lên thành trĩ nội độ 2. Khác với trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2 có các dấu hiệu rõ ràng hơn.

Các triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh trĩ nội độ 2
Các triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh trĩ nội độ 2

2.1. Chảy máu

Trĩ nội độ 2 gây chảy máu khi đi đại tiện, máu chảy nhỏ giọt hoặc thành vệt theo phân ra ngoài. Máu chảy có thể là máu tươi nếu tổn thương mới hoặc máu cục khi chảy thường nhỏ giọt trước đó đã đông lại.

2.2. Sa búi trĩ

Sau một thời gian đi đại tiện chảy máu, xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài nhưng vẫn có thể co lên được. Nếu không điều trị bệnh kéo dài khiến cho búi trĩ xa xuống nhiều hơn, khi đó bệnh trĩ có thể tiến triển thành trĩ độ 3, độ 4 và không thể co lên được.

2.3. Triệu chứng khác

Trĩ nội độ 2 ngoài triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện và sa búi trĩ, có những triệu chứng khác như đau rát khi đi vệ sinh, táo bón, ngứa quanh hậu môn, vùng hậu môn ẩm ướt, xuất hiện dịch nhầy,…

3. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội cấp độ 2

Rất nhiều lý do dẫn đến việc bị mắc bệnh trĩ nội cấp độ 2
Rất nhiều lý do dẫn đến việc bị mắc bệnh trĩ nội cấp độ 2

Bị bệnh trĩ nội độ 2 xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

  • Do tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn.
  • Do hậu môn, trực tràng bị kích thích do vùng hậu môn bị nóng, lạnh quá mức do tiêu chảy, táo bón,…
  • Do các vấn đề về hệ tiêu hóa như giảm nhu động ruột, đi ngoài chậm và ít vận động.
  • Do sự gia tăng áp lực vùng bụng như phụ nữ mang thai, người có khối u trong ổ bụng,…
  • Do thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống ít nước,…
  • Do thường xuyên nhịn đi vệ sinh, tập trung trong công việc ngồi nhiều hoặc đứng nhiều, căng thẳng, stress,…

4. Bệnh trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của tình trạng bệnh trĩ nội độ 2
Mức độ nguy hiểm của tình trạng bệnh trĩ nội độ 2

Bệnh trĩ nội độ 2 tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Người bệnh cần nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh để mau chóng khỏi, bởi nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:

  • Thiếu máu trầm trọng do hậu môn bị tổn thương
  • Rối loạn chức năng hậu môn, rối loạn thần kinh
  • Viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ
  • Gây nên các bệnh về da nghiêm trọng
  • Nghiêm trọng hơn có thể biến chứng thành trĩ độ 3, 4.
  • Ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc trĩ nội độ 2, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

5. Điều trị trĩ nội độ 2

Bệnh trĩ nói chung và trĩ nội độ 2 nói riêng có thể điều trị thành công nếu thực hiện đúng các phương pháp và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị trĩ nội độ 2 có thể thực hiện bằng những phương pháp sau:

5.1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa bệnh trĩ nội độ 2
Điều trị nội khoa bệnh trĩ nội độ 2

Tùy theo mức độ bệnh có thể sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng phương pháp dân gian: Từ lâu những bài thuốc dân gian chữa trĩ độ 2 đã được ông cha chúng ta áp dụng rất hiệu quả như bài thuốc từ cây Diếp cá, Đương quy, Hoa hòe, Lá trầu không,… Khi điều trị cần phải kiên trì vì thuốc phát huy chậm.

Dùng thuốc Tây:

  • Thuốc có dẫn xuất từ Flavonoid: Thuốc dạng này có tác dụng trợ tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn và giảm phù nề vì thế sẽ giúp cho bệnh nhân bị trĩ giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm.
  • Thuốc bôi tại chỗ: Thuốc mỡ, thuốc đạn dược,… có tác dụng kháng viêm, tăng dẫn xuất trợ tĩnh mạch và cải thiện tình trạng sa búi trĩ.

5.2. Điều trị bằng các thủ thuật

Điều trị trĩ nội độ 2 bằng nội khoa không mang lại hiệu quả, bắt buộc người bệnh phải điều trị bằng phương pháp ngoại khoa, phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Cụ thể có những phương pháp sau:

Điều trị trĩ nội độ 2 bằng cách phẫu thuật và các thủ thuật khác nhau
Điều trị trĩ nội độ 2 bằng cách phẫu thuật và các thủ thuật khác nhau

Phẫu thuật Longo

Phẫu thuật Longo là một phẫu thuật sử dụng một máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược khoảng từ 3 – 5cm và khâu vòng bằng máy bấm khâu tự động. Điều trị bằng phương pháp này là cắt và khâu khoanh niêm mạc vùng có búi trĩ để làm giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch từ đó làm giảm thể tích búi trĩ đồng thời được đệm hậu môn vào ống hậu môn.

Phương pháp này giúp bệnh nhân phục hồi khá nhanh mà không cần nằm viện trong thời gian dài. Áp dụng tốt cho những trường hợp bị trĩ nội và sa trực tràng. Một thời gian sau, chỉ sẽ tự tiêu nên người bệnh có thể an tâm thực hiện.

Tuy nhiên, phẫu thuật Longo chỉ can thiệp vào búi trĩ hiện có, có thể tái phát khi hình thành búi trĩ khác trong thời gian ngắn. Vì thế, bệnh nhân cần thường xuyên tái khám, kiểm tra và điều trị duy trì nếu trĩ tái phát.

Phương pháp chích xơ

Phương pháp này áp dụng cho trĩ nội độ 1 và độ 2 bằng cách sử dụng thuốc bơm trực tiếp vào gốc búi trĩ nhằm mục đích làm giảm lượng máu đến búi trĩ, tạo một mô xơ dính vào lớp cơ dưới niêm mạc để giúp hạn chế triệu chứng chảy máu do búi trĩ gây nên.

Phương pháp này dễ thực hiện, nhanh chóng nên không gây áp lực cho người thực hiện và bệnh nhân. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn, tay nghề cao thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể xảy ra biến chứng như chảy máu tại chỗ chích xơ, chích vào tuyến tiền liệt gây viêm tuyến tiền liệt, rò hậu môn, âm đạo,…

Quang đông hồng ngoại

Phương pháp phẫu thuật này làm cho mô bị đông lại bởi tác động của sức nóng để tạo nên sẹo xơ làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định trĩ vào ống hậu môn. Điều trị cách này khá an toàn và có khả năng cầm máu cao. Tuy nhiên, chi phí cao, thường phải làm thủ thuật nhiều lần.

Thắt trĩ bằng vòng cao su

Phương pháp này cột búi trĩ chung với da quanh hậu môn làm giảm lưu lượng máu, tạo mô sẹo xơ. Tuy nhiên phương pháp này gây đau rát, khó chịu cho bệnh nhân nên thủ thuật này thường không phổ biến.

5.3. Chế độ chăm sóc, thay đổi thói quen sinh hoạt

Chế độ chăm sóc tốt nhất cho người bị trĩ nội độ 2
Chế độ chăm sóc tốt nhất cho người bị trĩ nội độ 2

Bên cạnh điều trị, để bệnh nhanh khỏi, người bệnh cần có một chế độ chăm sóc tốt, thói quen sinh hoạt khoa học.

  • Vệ sinh vùng hậu môn – trực tràng sạch sẽ bằng dung dịch muối.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa nhiều chất xơ, uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
  • Thường xuyên tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe bản thân.
  • Không ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu, làm việc trong 25 phút nghỉ 5 phút.
  • Đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, tránh nhịn đại tiện.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh áp lực, căng thẳng, stress,…
  • Không lao động quá sức, mang vác vật quá nặng.

Kết hợp sử dụng viên uống và gel bôi tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ như đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn,… đồng thời giúp bảo vệ, tăng cường sức bền của tĩnh mạch và đường tiêu hóa. Viên uống đó có chứa các thảo dược như Diếp cá, Đương quy, Rutin, Nghệ Meriva và Magie. Gel bôi đó có chứa các thảo dược như cao Diếp cá, cao Nhọ nồi, cao Thầu dầu tía, cao Trầu không, Nghệ nano.

Bộ sản phẩm “trong uống và ngoài bôi” đã được chứng minh lâm sàng mang lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân táo bón, bệnh trĩ. Được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Bệnh trĩ nội độ 2 có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nên có biện pháp phòng ngừa và điều trị nhanh chóng. Hi vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm những thông tin kiến thức bổ ích, biết cách chăm sóc bản thân tốt nhất.

Phần tiếp theo: Trĩ nội độ 3 có cần thiết phải phẫu thuật

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA