Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới – WHO thì mọi người đều nên tiêm vacxin cảm cúm mỗi năm một lần. Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan về tiêm phòng cảm cúm như vì sao cần tiêm, trường hợp nào không nên tiêm, lịch tiêm và chi phí mũi tiêm… trong nội dung sau.

1. Vì sao người lớn và trẻ em cần tiêm phòng cúm hàng năm?
Cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra và ai cũng có thể mắc cúm từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Đặc biệt các đối tượng là trẻ em, phụ nữ có thai, người lớn tuổi, người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh phổi… dễ mắc cúm và có nguy cơ biến chứng cao hơn. Vacxin cúm là cách hữu hiệu để mọi người có thể phòng tránh cảm cúm đến 96-97%. Cúm là bệnh truyền nhiễm nên dễ biến thành dịch và nếu mắc dễ dẫn đến biến chứng như viêm xoang, viêm tai, viêm phổi thậm chí dẫn đến tử vong… Do đó mọi người nên tiêm phòng vacxin cúm. Nếu có mắc cúm sau khi đã tiêm vacxin thì các triệu chứng của bệnh sẽ nhẹ hơn, thời gian mắc cúm cũng ngắn hơn và nguy cơ gặp biến chứng cũng giảm.
2. Các trường hợp không nên tiêm phòng cúm
Vacxin cúm là cần thiết với mọi người để phòng tránh và giảm nhẹ biến chứng nếu mắc cúm. Tuy nhiên cũng có một số đối tượng không nên tiêm phòng cúm, đó là:
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để tiêm phòng cúm.
- Những người bị dị ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng với vacxin cúm hoặc bất kỳ thành phần nào trong vacxin. Thành phần dị ứng có thể gồm gelatin, thuốc kháng sinh, hoặc các thành phần khác.
Hoặc cần nói chuyện với bác sĩ trước khi tiêm vacxin nếu mắc các triệu chứng sau:
- Người bị dị ứng với trứng hoặc bất kỳ thành phần nào trong vacxin.
- Người đã từng mắc Hội chứng Guillain-Barré (một căn bệnh liệt nặng, còn được gọi là GBS).
- Người cảm thấy không được khoẻ.
Với những người không thể tiêm vacxin cúm thì có thể tăng sức đề kháng bằng cách chăm chỉ tập thể thao, ngủ nghỉ điều độ, ăn uống đầy đủ chất và sử dụng viên uống thảo dược. Viên uống này có các thành phần thảo dược quen thuộc, an toàn như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ. Khi sử dụng sẽ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Đồng thời giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban.
3. Lịch tiêm vắc xin cúm
Cúm thường xuất hiện ở thời điểm giao mùa, tuy nhiên tùy từng đối tượng và ở mỗi vùng khác nhau sẽ có khuyến nghị về thời điểm tiêm và loại vacxin cúm nên tiêm. Về cơ bản tiêm phòng cúm vào bất cứ thời điểm nào trong mùa cúm đều có thể giúp phòng ngừa cúm. Thời điểm lý tưởng nhất để tiêm phòng cúm là trước khi vào mùa dịch. Bạn có thể tiêm phòng trong mùa cúm cũng không làm giảm bớt hiệu quả của vacxin. Với chị em có ý định mang thai thì nên tiêm phòng cúm trước dự định có thai 3 tháng. Vacxin này sẽ giúp sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể để chống lại virus cúm và thông thường vacxin sẽ phát huy tác dụng trong thời gian là 1 năm.

Dành cho trẻ em
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì trẻ em từ 6 – 35 tháng tuổi cần tiêm vacxin phòng cúm liều 0,25ml. Đối với những trẻ trên 36 tháng tuổi thì liều tiêm loại vắc xin này là 0,5ml.
Lịch tiêm vacxin cúm dành cho đối tượng trẻ em cụ thể như sau:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: Cách mũi 1 một tháng.
- Mũi 3: Cách mũi 2 một năm.
- Sau đó mỗi năm nhắc lại một lần.
Dành cho người lớn
Với người lớn, liều tiêm vắc xin cúm là 0,5 ml và lịch tiêm 1 mũi nhắc lại hàng năm.
4. Chi phí tiêm phòng cúm
Chi phí tiêm vacxin phòng cúm phụ thuộc vào loại vacxin, liều lượng và cơ sở ý tế bạn chọn tiêm phòng. Do đó sẽ có sự chênh lệch về giá, tuy nhiên mức độ chênh lệch không nhiều.
5. Các điểm tiêm vacxin cúm uy tín ở Hà Nội và TP HCM
5.1. Địa điểm tiêm vacxin cảm cúm tại Hà Nội
Trung tâm tiêm chủng vacxin VNVC
Địa chỉ: 108 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội
Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng
Địa chỉ: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
5.2. Địa điểm tiêm vacxin cảm cúm tại TP HCM
Viện Pasteur TP HCM
Địa chỉ: 176 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP HCM
Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM
Địa chỉ: 699 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP HCM
Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM
Địa chỉ: 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP HCM
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP HCM
Bài viết liên quan:
- Mách bạn cách trị cảm cúm tại nhà hiệu quả
- Cảm cúm mùa hè – Những lưu ý không nên bỏ qua
- Người bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn