Viêm đại tràng uống thuốc gì để có được hiệu quả?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
24 Tháng Năm 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
700

Dưới đây là tổng hợp các thuốc viêm đại tràng được sử dụng phổ biến hiện nay. Người bệnh có thể tham khảo để sử dụng trong điều trị bệnh lý tiêu hóa này. 

1. Viêm đại tràng uống thuốc gì? 

Đại tràng nằm ở phần cuối của ống tiêu hóa với vai trò chính là hấp thụ muối khoáng và nước của thức ăn từ dạ dày chuyển xuống, sau đó cùng các vi khuẩn phân hủy tạo bã thức ăn thành phân và nhu động ruột co bóp đào thải phân qua trực tràng. Khi phần này bị tổn thương và viêm sẽ xuất hiện tình trạng viêm loét và rối loạn chức năng. Thuốc viêm đại tràng là phương pháp được nhiều người lựa chọn để điều trị bệnh lý tiêu hóa này. Dưới đây là các loại thuốc viêm đại tràng phổ biến: 

1.1. Thuốc Tây chữa viêm đại tràng

Thuốc Tây chữa viêm đại tràng được sử dụng rất phổ biến hiện nay
Thuốc Tây chữa viêm đại tràng được sử dụng rất phổ biến hiện nay

Nhóm thuốc chống viêm: Một số loại thuốc chống viêm được chỉ định trong điều trị viêm đại tràng có Sulfasalazine (Azulfidine), Mesalamine (Tidocol, Rowasa…), Balsalazide (Colazal), Olsalazine (Dipentum). Đây là loại thuốc tây không thể thiếu trong điều trị viêm đại tràng, có tác dụng chống viêm, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh.

Nhóm thuốc chữa viêm đại tràng kết hợp táo bón: Người bệnh viêm đại tràng thường gặp phải triệu chứng táo bón. Nhóm thuốc này sẽ giúp nhuận tràng, mềm phân giúp người bệnh sẽ cải thiện triệu chứng táo bón rõ rệt. Laxan, Normacol, Forlax hay Macrogol… là một số loại thuốc thường được chỉ định.

Thuốc tây chống tiêu chảy: Loperamide, Diarsed, Smecta hay Actapulgite,… là một số loại thuốc tiêu chảy có thể được sử dụng với tác dụng là làm chậm nhu động ruột và đồng thời tạo màng bọc cho lớp niêm mạc, từ đó làm giảm triệu chứng tiêu chảy.

Thuốc trị viêm đại tràng dạng chống co thắt và giảm đau: Thuốc giảm đau, giảm co thắt đại tràng được chỉ định với những trường hợp có biểu hiện đau co thắt ở vùng bụng. Liều lượng của thuốc sẽ được bác sĩ cân nhắc tùy vào từng trường hợp và mức độ đau của người bệnh, ví dụ như:

  • Với thuốc Trimebutine (loại 100mg/viên): Người bệnh có thể dùng 1- 6 viên/ngày
  • Thuốc Mebeverine (loại 100mg/viên): Người bệnh có thể dùng từ 2 – 4 viên/ngày
  • Thuốc Phloroglucinol (loại 80mg viên): Người bệnh có thể dùng 4 viên/ngày

Thuốc điều trị viêm đại tràng dạng làm giảm đầy hơi, chướng bụng: Carbophos, Duspatalin, Debridat được dùng để điều trị hiệu quả chứng đầy hơi, chướng bụng.

Nhóm thuốc corticoid: Thuốc Corticoid có tác dụng kháng viêm, giảm triệu chứng bệnh viêm đại tràng. Các loại thuốc thường được dùng có Prednisolon, Dexamethason, Betamethason…Nhưng khi sử dụng loại thuốc này người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như loãng xương, giòn xương, tăng cân…

Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn trên niêm mạc đại tràng. Metronidazol 250mg là loại kháng sinh thường được sử dụng với liều lượng 2 – 4mg/ngày và sử dụng kéo dài trong khoảng 8 – 10 ngày.

Xem thêm: Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm đại tràng hiệu quả

1.2. Thuốc chữa viêm đại tràng dân gian

Điều trị viêm đại tràng bằng các bài thuốc dân gian cũng được nhiều người lựa chọn
Điều trị viêm đại tràng bằng các bài thuốc dân gian cũng được nhiều người lựa chọn

Sử dụng lá mơ lông:

Người bệnh viêm đại tràng có thể áp dụng bài thuốc từ lá mơ như sau:

  • Đem rửa sạch lá mơ lông rồi băm nhỏ.
  • Gừng tươi giã nhuyễn, lọc lấy nước.
  • Trộn đều hỗn hợp gồm lá mơ lông, gừng và trứng gà với nhau rồi đem chưng cách thủy cho đến khi chín và ăn ngay lúc nóng.

Mỗi ngày ăn 1 lần, thực hiện trong 15 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng từ lá vối:

Người bệnh viêm đại tràng có thể dùng 3 lá vối tươi, 10g núm chuối tiêu, 8g vỏ ổi rộp đem rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó dùng sắc với nửa lít nước đến khi cạn còn 100ml thì tắt bếp và chia lượng thuốc sắc được làm 2 lần uống mỗi ngày, sử dụng trong 2-3 ngày.

Bài thuốc trị viêm đại tràng từ nha đam:

Cách đơn giản nhất là dùng 20g lá nha đam tươi. Đem nha đam rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ xanh rồi cho vào máy xay nhuyễn rồi cho số nha đam này vào nồi đun với 500ml nước trong 15 phút. Sau đó chia thành 3 lần uống trong ngày.

2. Thuốc viêm đại tràng có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào?

Những ưu nhược điểm khi sử dụng thuốc viêm đại tràng bạn nên biết
Những ưu nhược điểm khi sử dụng thuốc viêm đại tràng bạn nên biết

Ưu điểm

  • Phần lớn những loại thuốc này đều có tác dụng nhanh chóng, giúp người bệnh cải thiện một số triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, táo bón,… sau một thời gian ngắn sử dụng. 
  • Cách dùng thuốc cũng rất đơn giản và tiện lợi. 
  • Giá cả phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh.

Nhược điểm

  • Bệnh viêm đại tràng rất dễ tái phát nên người bệnh phải điều trị bằng kháng sinh trong một thời gian dài và có thể phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Vì thế vi khuẩn có thể quen với độc tố của kháng sinh và có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh, việc dùng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như suy gan, suy thận, ngộ độc hay một số ảnh hưởng đến hệ thần kinh. 
  • Việc dùng thuốc trong một thời gian dài cũng gây tích trữ nước trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì. 
  • Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt khuẩn gây bệnh mà còn tiêu diệt cả lợi khuẩn và dẫn tới sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng nguy cơ đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa. 
  • Nếu người bệnh không tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc thì bệnh có thể tái phát nhiều lần, chuyển mạn tính và khó điều trị khỏi hoàn toàn. 

3. Những lưu ý khi dùng thuốc viêm đại tràng

Một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc viêm đại tràng
Một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc viêm đại tràng

Khi dùng thuốc viêm đại tràng, người bệnh cần lưu ý những điều sau để thuốc có thể phát huy hết tác dụng:

Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ

Thuốc đại tràng có tác dụng ngay sau khi sử dụng nhưng nhiều loại thuốc kháng sinh thế hệ mới chỉ được phép sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. Nên nếu người bệnh tự ý mua thuốc để tự điều trị có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, dị ứng thuốc ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Có những trường hợp người bệnh không còn loại thuốc nào có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị.

Dùng thuốc đúng liều và đúng thời gian quy định

Thông thường một đợt điều trị viêm đại tràng bằng thuốc kháng sinh thường được kéo dài liên tục từ 7-10 ngày. Với những trường hợp nặng hoặc đang trong giai đoạn tiến triển nặng, người bệnh buộc phải kéo dài thời gian dùng thuốc. Do đó người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều và đúng thời gian quy định. Tuyệt đối không được ngừng thuốc giữa chừng hoặc giảm liều lượng đột ngột khi thấy bệnh đã thuyên giảm. Vi khuẩn chưa được tiêu diệt hoàn toàn và chúng có thể kháng lại thuốc dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, bệnh nặng hơn,… Lúc này người bệnh buộc phải sử dụng kháng sinh mạnh hơn so với giai đoạn điều trị trước. Thậm chí việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến các tác dụng phụ như tiêu chảy, nổi mẩn ngứa, viêm dạ dày, sốc phản vệ,…

Chú ý hạn sử dụng của thuốc Tây

Người bệnh cần lưu ý hạn sử dụng của thuốc trước khi sử dụng vì nếu sử dụng khi quá hạn sẽ sinh ra độc tố gây hại đến gan, thận và sức khỏe của bản thân người bệnh.

Không sử dụng đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của người khác

Đây là tình trạng khá phổ biến khi nhiều người bệnh có thói quen sử dụng đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của người khác khi bệnh có dấu hiệu tái phát. Việc sử dụng thuốc không đúng rất nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe, cũng có thể khiến tình trạng viêm đại tràng càng trở nên nghiêm trọng hơn, khả năng kháng thuốc của vi khuẩn cũng mạnh mẽ hơn.

Sử dụng thuốc theo đúng đối tượng

Phụ nữ có thai, người bị suy thận, suy gan thường ít khi được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh với liều dùng khác nhau. Người bệnh không được tự ý tăng giảm liều lượng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Uống thuốc đúng thời điểm

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định uống sau khi ăn để hạn chế các tác dụng lên đường ruột. Tuy nhiên có một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh uống trước hoặc trong bữa ăn. Lúc này người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây điều trị viêm đại tràng thì người bệnh có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn và giảm ảnh hưởng của thuốc kháng sinh với hệ tiêu hóa bằng cách bổ sung men vi sinh. Việc sử dụng kháng sinh kéo dài có thể làm mất cân bằng vi sinh đường ruột, tiêu diệt cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn. Do đó việc bổ sung lợi khuẩn là rất cần thiết. Người bệnh có thể bổ sung lợi khuẩn probioticsprebiotics, được sản xuất bằng công nghệ lab2pro. Đây là công nghệ hiện đại sẽ giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng. Men vi sinh sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng, tránh được các bệnh đường tiêu hóa, hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày và giúp cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đặc biệt là viêm đại tràng cấp, mãn tính. Do đó bạn có thể chọn men vi sinh có chứa hai lợi khuẩn được sản xuất bằng Lad2pro – công nghệ bào chế men vi sinh hiện đại nhất thế giới hiện nay và sử dụng hàng ngày hiệu quả, an toàn. Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.

Thuốc viêm đại tràng được sử dụng nhiều nhưng cần đúng cách và liều lượng để đạt hiệu quả nhất nhé.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Trả lời