6 Nhóm thuốc trị viêm họng hạt cho hiệu quả tốt nhất

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
26 Tháng Mười 2022

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng Tư 2024

Số lần xem:
1043

Viêm họng hạt là một bệnh lý đường hô hấp không gây nguy hiểm nhưng nếu bệnh không được điều trị hoàn toàn có thể tiến triển mãn tính. Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc kháng sinh là chủ yếu, song song đó bệnh nhân cần kết hợp chăm sóc hầu họng khoa học. Vậy cụ thể bị viêm họng hạt uống thuốc gì cho mau khỏi bệnh?

1. Top các loại thuốc trị viêm họng hạt đang được sử dụng

1.1. Thuốc chữa viêm họng hạt có công dụng kháng viêm

1.1.1. Nhóm thuốc chống viêm không steroid

Bị viêm họng hạt sử dụng nhóm thuốc chống viêm không steroid
Bị viêm họng hạt sử dụng nhóm thuốc chống viêm không steroid

Nhóm thuốc này không chứa nhân steroid được sử dụng nhằm giảm sưng, phù nề và đau niêm mạc cổ họng. Các loại thuốc dùng chủ yếu bằng đường uống gồm Diclofenac, Ibuprofen, Aspirin, Naproxen,…

Thuốc NSAIDs được bào chế có tác dụng ức chế hoạt chất trung gian gây nhiễm trùng và hạn chế việc di chuyển của bạch cầu đến vùng viêm, từ đó làm giảm tình trạng nóng đỏ, sưng, đau cho niêm mạc. Không chỉ vậy, thuốc còn giúp giảm đau, hạ sốt hiệu quả.

Tuy nhiên, nhóm kháng viêm không chứa steroid được chống chỉ định dùng cho bệnh nhân có tiền sử đau do viêm loét dạ dày, phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc có bệnh lý về gan,… Đặc biệt, không sử dụng thuốc Aspirin cho trẻ < 18 tuổi bởi chúng có nguy cơ gây hội chứng não gan Reye với tỷ lệ tử vong cao và không đồng thời sử dụng các loại thuốc NSAIDs cùng một lúc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

1.1.2. Thuốc Steroid – Corticosteroid

Nhóm thuốc trị viêm họng hạt Steroid – Corticosteroid
Nhóm thuốc trị viêm họng hạt Steroid – Corticosteroid

Đây là nhóm corticosteroid nằm trong đơn thuốc chữa viêm họng hạt, đây là nhóm thuốc mà cấu trúc phân tử có chứa nhân steroid. Thuốc được bào chế ở nhiều dạng như tiêm, uống và dạng xịt chẳng hạn như Prednisolone, Betamethasone, Methylprednisolone, Dexamethasone,…

Khi đi vào cơ thể, các hoạt chất trong thuốc sẽ xảy ra tác dụng nhằm ngăn chặn phản ứng tạo ra histamin, chất trung gian của tình trạng dị ứng. 

Vì là thuốc dùng trong thời gian ngắn nên dòng chống viêm chứa steroid không gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan, thận. Tuy nhiên, sản phẩm nếu dùng kéo dài cho người mắc viêm họng hạt mãn tính thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp phải các tác dụng phụ như tăng huyết áp, đường huyết, loãng xương, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, trầm cảm, đục thuỷ tinh thể,…

1.1.3. Thuốc chống viêm nhóm Enzyme

Thuốc chống viêm họng hạt nhóm Enzyme
Thuốc chống viêm họng hạt nhóm Enzyme

Nhóm thuốc này được hoạt động theo cơ chế thúc đẩy quá trình tiêu viêm, làm loãng đờm, giảm tình trạng phù nề. Alphachymotrypsin và Serratiopeptidase là hai dạng phổ biến nhất, chúng điều chế ở dạng kẹo ngậm hoặc uống.

Thuốc chống viêm nhóm enzyme thường được chỉ định dùng trong cả trường hợp viêm họng mãn tính và cấp tính. Thế nhưng, việc dùng thuốc cũng tồn tại nhiều nguy cơ gây tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, phù giác mạc,…

1.2. Thuốc kháng sinh

Uống thuốc kháng sinh trong trường hợp bị viêm họng hạt do vi khuẩn
Uống thuốc kháng sinh trong trường hợp bị viêm họng hạt do vi khuẩn

Như đã biết, kháng sinh không thể tiêu diệt được virus, vậy nên chúng chỉ được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị viêm họng hạt do vi khuẩn. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một trong số các nhóm kháng sinh để điều trị bệnh dưới đây, tuỳ vào từng cơ địa và tình trạng của mỗi người.

  • Nhóm Macrolid: Bao gồm Erythromycin, Azithromycin, Clarithromycin.
  • Nhóm Beta lactam: Gồm có Amoxicillin, Ampicillin, Penicillin,…
  • Nhóm Cephalosporin: Thuốc Cefixim, Ceftriaxone, Cephalexin,…

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý phải tuân thủ điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định, liều dùng của bác sĩ để hạn chế tình trạng kháng thuốc cùng các biến chứng nguy hiểm.

1.3. Thuốc chữa viêm họng hạt giảm ho, tiêu đờm

Thuốc chữa viêm họng hạt giảm ho tiêu đờm được nhiều người sử dụng
Thuốc chữa viêm họng hạt giảm ho tiêu đờm được nhiều người sử dụng

Do bệnh là tình trạng tiến triển quá mãn từ viêm họng, thế nên người bệnh sẽ có biểu hiện ho có đờm, ho khan. Tuy nhiên, đây là phản xạ bình thường của cơ thể nhằm loại bỏ các dị vật và dịch tiết tồn tại trong đường thở ra ngoài môi trường. Vì thế, bạn chỉ nên dùng thuốc long đờm, giảm ho nếu có dấu hiệu bị ho đờm nhiều khiến cơ thể mệt mỏi.

  • Thuốc giảm ho: Bao gồm Pholcodin, Neo Codion, Dextromethorphan, Terpin codein,… Trong đó, có hai loại là Pholcodin và Codein có khả năng giảm đau nhưng gây nghiện, vì vậy sản phẩm chống chỉ định dùng cho trẻ < 18 tuổi do nguy cơ làm ức chế nhẹ hoạt động của trung tâm hô hấp.
  • Thuốc long đờm: Các biệt dược như Acemuc, Bisolvon, Mucosolvan, Exomuc,… có trong một số sản phẩm như Ambroxol, Bromhexin, Carbocistein, N- Acetylcysteine,… với công dụng làm loãng, lỏng đờm, giúp việc đưa ra ngoài cơ thể nhờ các cơn ho trở nên dễ dàng hơn. Thế nhưng, bạn nên thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày hoặc viêm loét bởi chúng sẽ phá hỏng niêm mạc.

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc nhằm làm loãng đờm cho trẻ, bố mẹ chú ý nên cho con uống nhiều nước lọc và các loại trái cây để tăng công dụng của thuốc.

1.4. Dung dịch súc họng

Dung dịch súc họng cho người bệnh viêm họng hạt
Dung dịch súc họng cho người bệnh viêm họng hạt

Các loại thuốc súc họng có công dụng làm sạch đường thở, tiêu diệt các vi khuẩn và virus gây bệnh. Đối với người bệnh viêm họng hạt, các bác sĩ thường dùng các dung dịch súc họng có tính kiềm. Những dung dịch này kiềm hóa pH môi trường họng, cải thiện viêm họng.Nước súc họng thường có thành phần chứa NaCl, NaF, acid boric, xylitol, kẽm sulfat, tinh dầu thơm, menthol…

2. Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm họng hạt

Song song với sử dụng các loại thuốc chữa viêm họng hạt kể trên, người bệnh nhân chăm sóc sức khỏe khoa học theo những nguyên tắc sau:

  • Người bệnh nên phối hợp các cách giảm viêm họng hạt tại nhà (uống mật ong, súc miệng nước muối,…) cùng với các loại thuốc trị viêm họng hạt được bác sĩ chỉ định.
  • Vệ sinh răng miệng bằng nước muối, kết hợp với các phương pháp dân gian lành tính trong thời gian dài để hạn chế những tác dụng phụ của tân dược.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị, bao gồm nước ngọt có gas, rượu bia, các loại cà phê, trà đặc, tuyệt đối không hút thuốc lá trong thời gian bị bệnh.
  • Uống nhiều nước và tăng cường bổ sung thêm rau xanh, trái cây để nâng cao hệ miễn dịch và loại bỏ các vi khuẩn, tác nhân gây bệnh trong cơ thể.
  • Giữ ấm cho vùng cổ họng khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa lạnh hoặc nếu bạn phải làm việc trong phòng điều hòa thường xuyên.
  • Nghỉ ngơi và làm việc hợp lý,  xây dựng giờ giấc sinh hoạt khoa học để tránh tình trạng cơ thể bị kiệt sức.
  • Tránh tiếp xúc với những khu vực có mầm bệnh, ô nhiễm bởi khói bụi hoặc hóa chất.
  • Người bệnh nên mang khẩu trang khi đến nơi công cộng và vệ sinh tai mũi họng sau khi ra ngoài.

Các loại thuốc trị viêm họng hạt được sử dụng với mục đích chữa trị và dự phòng tái phát cùng lúc. Bên cạnh đó bệnh nhân cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để tác động tích cực đến tiến triển lành bệnh.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.