Thoái hóa khớp – bệnh xương khớp phổ biến ở người cao tuổi

Đăng bởi:

Ngày đăng:
21 Tháng mười 2024

Lần cập nhật cuối:
21 Tháng mười 2024

Số lần xem:
59

Thoái hóa khớp là bệnh xương khớp phổ biến ở người cao tuổi và liên quan đến tuổi tác. Nếu không điều trị và phòng bệnh sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống.

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Bệnh xương khớp là bệnh người cao tuổi hay gặp nhất
Bệnh xương khớp là bệnh người cao tuổi hay gặp nhất

Trong số các bệnh mà người cao tuổi thường mắc thì bệnh về xương khớp khá phổ biến và thoái hóa khớp là bệnh xương khớp người cao tuổi hay gặp nhất. Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp. Khi thoái hóa khớp tổn thương cơ bản đầu tiên là sụn khớp, sau đó tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và dịch khớp. Các khớp xương dễ bị thoái hóa nhất là khớp gối, khớp đốt sống cổ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp háng, khớp cổ chân, bàn chân….

Bệnh lý này liên quan chặt chẽ với tuổi tức là tuổi càng cao thì tổn thương thoái hóa càng nặng. Do đó nếu người cao tuổi không phòng bệnh từ sớm hay không điều trị kịp thời thì thoái hóa khớp sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, khiến cho quá trình điều trị tốn kém và mất nhiều thời gian.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi chủ yếu là do tuổi tác
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi chủ yếu là do tuổi tác

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi chủ yếu là do tuổi tác. Tuổi càng cao thì tình trạng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như di truyền, tình trạng thừa cân, béo phì, chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp. Bệnh thoái hóa khớp người cao tuổi còn có thể là hậu quả của các bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc người cao tuổi tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao…

Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu thường thấy nhất là đau tại khớp và gây khó chịu khiến người cao tuổi có thể phải dùng giảm đau. Cơn đau càng tăng khi đi lại vận động, nghỉ ngơi giảm đau.

Người bệnh thoái hoá khớp gối đau khi đi lại, khi đứng lên và ngồi xuống. Người thoái hóa đốt sống thắt lưng thì đau khi cúi xuống, đứng lên, quay ngang…, nếu dây thần kinh bị chèn ép sẽ làm cho đau dọc xuống dưới chân.

Ngoài các dấu hiệu trên thì còn có thể thấy lạo xạo khớp khi cử động, giai đoạn nặng có thể có biến dạng khớp, hạn chế vận động hoặc mất vận động khớp.

Phòng và điều trị thoái hóa khớp

Phòng và điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Phòng và điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Người cao tuổi có thể dùng thuốc giảm đau để cải thiện các triệu chứng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và các tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe khác bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau phù hợp. Bác sĩ có thể đề nghị dùng paracetamol hoặc nếu sử dụng paracetamol không giúp kiểm soát hiệu quả các cơn đau, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm không steroid (NSAID) – thuốc giảm đau hoạt động bằng cách giảm viêm.

Một số người bị thoái hóa khớp được khuyến nghị tiêm steroid khi các phương pháp điều trị khác không có kết quả khả quan. Steroid một loại thuốc có chứa các phiên bản nhân tạo của hormone cortisol và đôi khi được sử dụng để điều trị các vấn đề về cơ xương đặc biệt đau đớn. Thuốc tiêm sẽ được thực hiện trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng. Bạn có thể được gây tê cục bộ trước để làm tê và giảm đau. Thuốc tiêm steroid có tác dụng nhanh chóng và có thể giảm đau trong vài tuần hoặc vài tháng.

Điều trị thoái hóa khớp cần thời gian và tốn kém chi phí nên để hạn chế ảnh hưởng của bệnh thoái hóa khớp thi ngay từ sớm nên có dự phòng. Đầu tiên là nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý từ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi… Chế độ ăn giàu canxi, vitamin D, vitamin nhóm B, sắt, kẽm…. Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày, tập bất cứ môn thể thao nào thấy phù hợp không cần chọn môn thể thao cường độ cao. Nghỉ ngơi hợp lý sau giờ làm việc để tránh căng thẳng, stress, ngủ sớm ngủ đủ giấc.

Ngoài ra có thể chọn dùng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa Canxi nano, Vitamin D3, MK7 và các dưỡng chất tốt cho xương khớp như Mangan, Magie, Boron, Silic… Sản phẩm này có thể dùng dự phòng và cả hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, an toàn không lo thừa lo thiếu lượng canxi cơ thể cần hàng ngày.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận