8 Loại thuốc trị chóng mặt giúp giảm triệu chứng nhanh chóng

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
25 Tháng mười 2024

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười 2024

Số lần xem:
40

Khi gặp phải tình trạng chóng mặt thường xuyên, việc sử dụng thuốc trị chóng mặt có thể là biện pháp giúp bạn kiểm soát triệu chứng nhanh chóng. Các loại thuốc này được thiết kế để giảm tình trạng mất cân bằng và phục hồi sự ổn định cho hệ thần kinh, mang lại cảm giác dễ chịu ngay tức thì. Bạn có thể tìm hiểu trong bài viết dưới đây để dùng đúng cách và tránh tác dụng phụ.

Tìm hiểu chi tiết về các loại thuốc chữa chứng chóng mặt
Tìm hiểu chi tiết về các loại thuốc chữa chứng chóng mặt

1. Tình trạng chóng mặt

Chóng mặt là tình trạng mất thăng bằng khiến bạn có cảm giác đang bị xoay vòng vòng hoặc xung quanh bạn đang quay cuồng, khiến bạn có nguy cơ té ngã. Đây không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn có thể đang gặp phải như các bệnh sỏi lạc chỗ trong tai, nhiễm trùng tai trong, viêm dây thần kinh tiền đình, ứ dịch mê nhĩ…

2. Chóng mặt uống thuốc gì?

2.1. Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin bao gồm các loại thuốc như Dimenhydrinate, Promethazine, Meclizine, Diphenhydramine… Trong đó, Meclizine là loại thuốc kháng Histamin được thường các bác sĩ chỉ định để hỗ trợ cải thiện chứng chóng mặt phổ biến hơn. Thuốc có tác dụng giúp ngăn chặn sự dẫn truyền tín hiệu gây chóng mặt đến não bộ, từ đó hỗ trợ kiểm soát hiện tượng chóng mặt và các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn ói… Meclizine có thể khiến cơ thể không kiểm soát được cơn buồn ngủ, dẫn đến tình trạng ngủ quên và kém tỉnh táo. Do đó bạn chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Cải thiện tình trạng chóng mặt nhờ thuốc kháng Histamin
Cải thiện tình trạng chóng mặt nhờ thuốc kháng Histamin

2.2. Thuốc kháng cholinergic

Các loại thuốc kháng cholinergic này có tác dụng ngăn chặn việc vận chuyển acetylcholine (một chất dẫn truyền thần kinh) đến hệ thần kinh phó giao cảm. Hệ thần kinh phó giao cảm giữ nhiệm vụ kích thích các vấn đề như co bóp cơ trơn, hoạt động của hệ thống tiền đình, tiết đờm và nước dãi. Do đó, sử dụng những loại thuốc trị chóng mặt này có thể làm giảm các triệu chứng như chóng mặt, tiết đờm và nước dãi, buồn nôn, nôn ói… Thuốc kháng cholinergic bao gồm các loại thuốc như Glycopyrrolate, Scopolamine, Atropin… Scopolamine là loại thuốc thường có mặt trong đơn thuốc hỗ trợ cải thiện chứng chóng mặt và buồn nôn do say tàu, xe, máy bay.

2.3. Thuốc chống nôn

Chóng mặt và buồn nôn có thể xảy ra cùng nhau do nhiều nguyên nhân. Để hỗ trợ cải thiện chứng chóng mặt và buồn nôn, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc chống nôn như Meclizine, Metoclopramide, Promethazine…  sẽ giúp làm dịu cảm giác buồn nôn bằng cách liên kết với các thụ thể ở trung tâm gây nôn, sau đó ngăn chặn đường truyền tín hiệu kích thích cảm giác buồn nôn đến não.

Thuốc chống nôn là lựa chọn của nhiều người khi đang bị chóng mặt kèm buồn nôn
Thuốc chống nôn là lựa chọn của nhiều người khi đang bị chóng mặt kèm buồn nôn

2.4. Thuốc an thần

Những loại thuốc an thần như Diazepam, Seduxen, Ativan… có thể được bác sĩ kê đơn để hỗ trợ điều trị chứng chóng mặt nếu nguyên nhân bắt nguồn từ các vấn đề tâm lý. Mỗi loại thuốc an thần có cơ chế hoạt động khác nhau, nhưng mục đích chính là kích thích acid gamma-aminobutyric (GABA, một chất dẫn truyền thần kinh) trong cơ thể gia tăng giúp hệ thần kinh trung ương được thư giãn. Thuốc sẽ tác động đến GABA, từ đó khiến cho hệ thần kinh giảm hoạt động đáng kể và các phản ứng quá mức gây chóng mặt ở hệ thần kinh sẽ được cải thiện.

2.5. Thuốc chẹn Ca

Các loại thuốc chẹn Ca (hay thuốc chẹn kênh canxi) như Cinnarizine, Flunarizine, Verapamil…  có thể được bác sĩ kê đơn trong một số trường hợp để tối ưu hiệu quả cải thiện chứng chóng mặt. Thuốc trị chóng mặt này được chứng minh có tác dụng hỗ trợ cải thiện chứng chóng mặt bằng cách:

Khắc phục chứng chóng mặt nhờ thuốc chẹn kênh Canxi
Khắc phục chứng chóng mặt nhờ thuốc chẹn kênh Canxi
  • Giúp làm giảm tình trạng co thắt mạch.
  • Bình thường hóa độ nhớt của máu.
  • Cải thiện lưu thông máu đến não và tai trong.
  • Bảo vệ và hỗ trợ phục hồi các tế bào thần kinh hoặc mạch máu bị tổn thương do thiếu máu cục bộ.
  • Tăng tốc độ phục hồi chức năng của hệ thống tiền đình.
  • Ức chế các phản ứng trầm cảm để chúng không lây lan đến vỏ não.

2.6. Thuốc lợi tiểu

Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc lợi tiểu cho bạn để kiểm soát triệu chứng chóng mặt ở người mắc bệnh Meniere. Người mắc bệnh Meniere có thể bị mất thính lực, ù tai và chóng mặt. Các thuốc lợi tiểu như Hydroclorothiazid, Furosemid… có tác dụng giúp thoát dịch ở tai trong, từ đó hỗ trợ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh Meniere, trong đó có tình trạng chóng mặt.

2.7. Thuốc Corticoid

Thuốc Corticoid hỗ trợ điều trị chứng chóng mặt rất hiệu quả
Thuốc Corticoid hỗ trợ điều trị chứng chóng mặt rất hiệu quả

Thuốc Corticoid có tác động làm giảm các phản ứng viêm gây ra triệu chứng chóng mặt trong cơ thể. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc nhóm Corticoid này để giúp kiểm soát triệu chứng chóng mặt ở người mắc bệnh viêm dây thần kinh tiền đình và bệnh Meniere. Các loại thuốc Corticoid như Deltasone, Prednisone Intensol, Decadron, Solurex… có thể được bác sĩ kê đơn như một thuốc chóng mặt để hỗ trợ cải thiện triệu chứng này ở người bệnh bị rối loạn tai trong (bao gồm viêm tai trong).

2.8. Acetyl-leucine

Acetyl-leucine thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần (là thuốc ức chế hoặc kích thích thần kinh) có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng chóng mặt. Thuốc trị chóng mặt này được bào chế ở hai dạng là viên nén và dung dịch tiêm. Khi sử dụng sẽ cho tác dụng chữa trị chứng chóng mặt có liên quan đến khả năng làm thay đổi điện thế ở quá trình khử cực của tế bào thần kinh. Nên khi sử dụng loại thuốc này có thể làm giảm sự mất cân bằng và kiểm soát những biểu hiện thần kinh tự chủ liên quan đến các cơn chóng mặt cấp tính.

3. Tác dụng phụ của thuốc trị chóng mặt

Các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc chữa chóng mặt
Các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc chữa chóng mặt

Với công dụng của từng loại thuốc chữa chóng mặt trên đây, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng loại thuốc phù hợp, hiệu quả và an toàn với sức khỏe của bạn vì các thuốc này cũng tiềm ẩn các phản ứng hay tác dụng phụ khác nhau mà bạn cũng nên biết:

  • Các thuốc kháng Histamin có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc dùng quá liều như tiêu chảy, phát ban, rối loạn giấc ngủ, ảo giác, co giật hoặc các phản ứng quá mẫn khác.
  • Thuốc kháng cholinergic thì có thể gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón, giảm thị lực, giảm bài tiết mồ hôi và nước bọt, đột ngột tăng nhiệt độ cơ thể… nếu bạn sử dụng thuốc kháng cholinergic chưa đúng chỉ định hoặc không phù hợp với thành phần của thuốc.
  • Thuốc an thần tác động kích thích hệ thần kinh trung ương nên nếu lạm dụng các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như phản xạ suy yếu, hơi thở kém, suy giảm nhận thức, rối loạn ngôn ngữ và thị giác…
  • Thuốc chẹn Ca có thể có các phản ứng phụ xảy ra nếu trong quá trình sử dụng chưa đúng cách. Tác dụng phụ đó là hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, phát ban trên da, rối loạn tiêu hóa, phù ngoại vi (sưng bàn chân, cẳng chân…), khô miệng…
  • Thuốc lợi tiểu với cơ chế tác động lên thận, hỗ trợ thành động mạch gia tăng hiệu suất co giãn, nên nếu sử dụng thuốc lợi tiểu quá mức có thể dẫn đến các tác dụng phụ như rối loạn cân bằng nước – điện giải, tăng lượng đường huyết, tăng nồng độ acid uric máu…
  • Thuốc Corticoid có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu lạm dụng như tăng nhãn áp, phù nề, tăng huyết áp, mê sảng, suy giảm trí nhớ, tăng cân bất thường…
  • Tác dụng phụ của thuốc Acetyl-leucine tuy tương đối hiếm gặp nhưng nếu sử dụng chưa đúng liều lượng chỉ định thì thuốc có thể gây ra hiện tượng phát ban hoặc nổi mề đay trên da.

Để hỗ trợ gia tăng tuần hoàn máu não, chống gốc tự do, cải thiện đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, người bệnh có thể bổ sung sản phẩm viên uống có chứa tinh chất từ Blueberry (việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả). Trong đó Ginkgo Biloba có vai trò hoạt huyết, tăng cường lưu thông mạch máu não, giúp hệ tuần hoàn máu não hoạt động được thuận lợi, trơn tru hơn. Cao Blueberry có chức năng cải thiện sức khỏe hệ thần kinh nói chung, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra còn có các thành phần tiền vitamin B1, B2, B6 giúp kích thích nhanh sự tái sinh dây thần kinh, giải quyết các rối loạn chức năng dây thần kinh, góp phần giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Thành phần Chondroitin giúp hàn gắn màng dây thần kinh, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Viên uống này sẽ giúp tăng tuần hoàn máu não, cải thiện chức năng và dẫn truyền thần kinh, từ đó hỗ trợ giúp kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng thần kinh khác như đau đầu, suy giảm trí nhớ…

Với những chia sẻ về thuốc trị chóng mặt trên đây hi vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về các loại thuốc này và dùng đúng cách, an toàn, hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận