Các nhóm thuốc điều trị viêm loét đại tràng tốt nhất hiện nay

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
9 Tháng chín 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
394

Viêm loét đại tràng là một bệnh mãn tính kéo dài gây viêm ruột. Nếu bạn đang quan tâm đến các thuốc điều trị viêm loét đại tràng thì những chia sẻ dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc của bạn, cùng tham khảo nhé.

Những điều cần biết về các loại thuốc điều trị viêm loét đại tràng
Những điều cần biết về các loại thuốc điều trị viêm loét đại tràng

1. Viêm loét đại tràng là gì?

Viêm loét đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến và xảy ra khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương do tác động của một số vật lạ xâm nhập vào. Đó cũng là nguyên nhân gây tình trạng viêm loét, xuất huyết và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do là bệnh mãn tính nên người bệnh phải xác định chung sống và cần kiên trì điều trị. Viêm loét đại tràng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi từ 15 – 35. Để phòng tránh bệnh viêm loét đại tràng thì cần có thói quen ăn uống khoa học, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

2. Thuốc điều trị viêm loét đại tràng

2.1. Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm gồm có hai nhóm chính thường được sử dụng:

2.1.1. Nhóm thuốc aminosalicylate

Nhóm thuốc aminosalicylate tốt cho bệnh viêm loét đại tràng
Nhóm thuốc aminosalicylate tốt cho bệnh viêm loét đại tràng

Aminosalicylate có tính kháng viêm đường tiêu hóa, là thuốc chữa viêm loét đại tràng ở mức độ nhẹ đến vừa. Theo các chuyên gia thì nhóm thuốc này có thể hạn chế sinh tổng hợp prostaglandin (thành phần trung gian trong các phản ứng viêm) nhờ đó làm giảm hiện tượng sưng viêm ở đường tiêu hóa. Tùy theo khu vực đại tràng bị viêm loét bác sĩ có thể kê cho người bệnh các dạng thuốc khác nhau như viên nén, viên đạn… Thuốc cũng có khả năng ngăn ngừa hay giảm thiểu số lần bùng phát tình trạng viêm loét đại tràng. Nhóm thuốc này thường được ưu tiên sử dụng trong phác đồ điều trị viêm loét đại tràng. Các thuốc điều trị viêm loét đại tràng thuộc nhóm aminosalicylate có:

  • Balsalazide: Thuốc này có một số tác dụng phụ nhẹ và phổ biến như đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đau khớp, xuất hiện bệnh về đường hô hấp. Tác dụng phụ hiếm gặp hơn là rối loạn tạo máu, suy gan.
  • Mesalamine: Sử dụng thuốc có thể có tác dụng phụ là tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, đau bụng,… Nguy hiểm đồng thời hiếm gặp hơn là đau ngực, hụt hơi, nhịp tim không đều, suy gan.
  • Olsalazine: Thuốc có thể có tác dụng phụ nhẹ và phổ biến hơn là tiêu chảy hay đi ra phân lỏng, đau bụng, phát ban, ngứa. Nguy hiểm đồng thời hiếm gặp hơn là suy gan, xuất hiện các vấn đề về tim, rối loạn tạo máu.
  • Sulfasalazine: Tác dụng phụ nhẹ và phổ biến hơn của thuốc này là ăn mất ngon, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ở nam giới thì bị giảm lượng tinh trùng… Nguy hiểm đồng thời hiếm gặp hơn là hội chứng Stevens-Johnson, suy gan, các vấn đề về thận.

2.1.2. Nhóm thuốc corticosteroid

Nhóm thuốc corticosteroid sử dụng cho người bệnh viêm loét đại tràng
Nhóm thuốc corticosteroid sử dụng cho người bệnh viêm loét đại tràng

Các thuốc điều trị viêm loét đại tràng nhóm này hoạt động bằng cách ức chế Phospholipase A2, làm giảm tổng hợp Leukotriene và Prostaglandin. Thuốc thường được sử dụng điều trị cho tình trạng viêm loét đại tràng ở mức trung bình đến nặng nhưng không được khuyến khích sử dụng trong một thời gian dài vì dễ mang lại nhiều tác dụng phụ. Nhóm thuốc aminosalicylate có thể được kết hợp với kháng sinh trong các phác đồ điều trị viêm loét đại tràng. Một số thuốc chữa viêm loét đại tràng thuộc nhóm thuốc corticosteroid có:

  • Budesonide: Thuốc này có tác dụng phụ phổ biến hơn là đau đầu, buồn nôn, hormone cortisol bị giảm nồng độ, đau bụng trên, đầy hơi, mệt mỏi, nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón, đau khớp… và các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có sốc phản vệ, dễ bị nhiễm trùng hơn ở bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, huyết áp cao, hạ kali máu biểu hiện như chuột rút ở chân…
  • Prednisone: Các tác dụng phụ phổ biến có thể gặp là tăng đường trong máu, lo lắng bồn chồn, tăng huyết áp, sưng phù do giữ nước, tăng khẩu vị, tăng cân, đau đầu, da mỏng, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Các tác dụng phụ và biến chứng nghiêm trọng có sốc phản vệ, loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương, xuất hiện các vấn đề về tim như đau tim, đau ngực, thay đổi nhịp tim, co giật, kali máu thấp.

2.2. Thuốc điều hòa hệ miễn dịch

Người bị bệnh viêm loét đại tràng có thể dùng thuốc điều hòa hệ miễn dịch
Người bị bệnh viêm loét đại tràng có thể dùng thuốc điều hòa hệ miễn dịch

Nhóm thuốc này có tác dụng giảm các phản ứng của cơ thể với hệ thống miễn dịch của chính nó nhờ đó làm giảm chứng viêm trên cơ thể. Các thuốc thường được dùng có:

  • Azathioprine, Purinethol, Mercaptopurine thường được dùng rộng rãi để điều trị bệnh viêm ruột. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc này người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ và kiểm tra máu thường xuyên để tìm các tác dụng phụ của thuốc, bao gồm các ảnh hưởng đến gan và tuyến tụy.
  • Cyclosporine: Thuốc này thường được dành cho những người không đáp ứng tốt với các loại thuốc khác, nhưng có khả năng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và được khuyến cáo không nên sử dụng lâu dài.
  • Tofacitinib: Đây được gọi là “phân tử nhỏ” thuốc hoạt động bằng qua cơ chế ngăn chặn quá trình viêm. Thuốc này được sử dụng khi các liệu pháp khác không hiệu quả. Tác dụng phụ chính bao gồm tăng nguy cơ nhiễm trùng zona và tạo cục máu đông.

2.3. Thuốc ức chế JAK

Thuốc ức chế JAK giúp cho bệnh viêm loét đại tràng
Thuốc ức chế JAK giúp cho bệnh viêm loét đại tràng
  • Các chất ức chế Janus kinase (JAK) làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể và ngăn chặn các tín hiệu dẫn đến viêm đại tràng. Nhóm thuốc này hoạt động nhanh hơn các phương pháp điều trị khác.
  • Tofacitinib: Được FDA đưa vào danh sách thuốc điều trị viêm loét đại tràng vào năm 2018.

Một số tác dụng phụ của thuốc là tiêu chảy, đau đầu, nhiễm trùng bao gồm cả viêm ruột thừa và viêm phổi, u thư da, thuyên tắc phổi, thiếu máu.

2.4. Thuốc sinh học

Người bị viêm loét đại tràng có thể sử dụng thuốc sinh học
Người bị viêm loét đại tràng có thể sử dụng thuốc sinh học

Nhóm thuốc sinh học này nhắm vào các protein do hệ thống miễn dịch tạo ra. Các loại sinh học được sử dụng để điều trị viêm loét đại tràng được phê duyệt để điều trị viêm loét đại tràng cho những người mẫn cảm với thuốc khác hoặc không thể chịu đựng được các phương pháp điều trị khác. Thuốc cần sử dụng tối đa 8 tuần trước khi thấy được sự cải thiện của bệnh. Tháng 2 năm 2021, FDA phê duyệt Humira là thuốc điều trị viêm loét đại tràng từ trung bình đến nặng ở trẻ em 5 tuổi trở lên.

  • Infliximab, Adalimumab, Golimumab là những thuốc hoạt động bằng cách trung hòa một protein do hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất. Thuốc này còn điều trị cho những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng nặng.
  • Vedolizumab hoạt động bằng cơ chế ngăn chặn các tế bào viêm nhiễm đến vị trí bị viêm.
  • Ustekinumab hoạt động bằng cơ chế ngăn chặn một loại protein khác gây viêm.

Một số tác dụng phụ của nhóm thuốc sinh học là đau đầu, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, phát ban, tăng khả năng nhiễm trùng.

2.5. Thuốc không kê đơn

Bị viêm loét đại tràng dùng các loại thuốc không kê đơn
Bị viêm loét đại tràng dùng các loại thuốc không kê đơn

Người bệnh viêm loét đại tràng có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như:

  • Thuốc chống tiêu chảy: Loperamide có thể có hiệu quả khi người bệnh viêm loét đại tràng bị tiêu chảy nặng. Tuy nhiên nên sử dụng thuốc chống tiêu chảy một cách thận trọng sau khi đã có sự tư vấn của bác sĩ, thuốc này có thể làm tăng nguy cơ bị phình đại tràng.
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol (hay còn gọi là acetaminophen) là thuốc giảm đau người bệnh có thể mua mà không cần đơn thuốc của bác sĩ để giảm đau khi có những cơn đau cỡ nhỏ và vừa. Thuốc không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như các thuốc giảm đau không kê đơn khác.
  • Thuốc chống co thắt: Bác sĩ có thể sẽ kê đơn các thuốc để chống co thắt để giúp giảm triệu chứng đau do co thắt đại tràng.
  • Chất bổ sung sắt: Việc bị viêm loét đại tràng có thể khiến người bệnh bị chảy máu đường ruột mãn tính nên có thể bị thiếu máu vì thiếu sắt và cơ thể người bệnh phải được bổ sung sắt.

Xem thêm: Viêm đại tràng uống thuốc gì để có được hiệu quả?

Để điều trị viêm loét đại tràng hiệu quả thì người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ như uống thuốc đủ liều, đúng giờ và thực hiện những lưu ý về chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt… đồng thời để hỗ trợ điều trị hiệu quả thì người bệnh nên bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh. Nên chọn men vi sinh có chứa probiotics và prebiotics, được sản xuất bằng công nghệ lab2pro. Đây là công nghệ hiện đại sẽ giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng. Men vi sinh sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng, tránh được các bệnh đường tiêu hóa, hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày và giúp cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đặc biệt là viêm đại tràng cấp, mãn tính.

Trên đây là 5 loại thuốc điều trị viêm loét đại tràng thường được dùng hiện nay. Hi vọng sẽ giúp người bệnh thêm hiểu bệnh lý này và có cách điều trị hiệu quả.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Để lại một bình luận