Tăng sức đề kháng bằng thực phẩm là cách bổ sung an toàn và hiệu quả với mọi người. Danh sách các thực phẩm dưới đây là gợi ý để tăng sức đề kháng cho người lớn.
1. Nguyên nhân khiến sức đề kháng ở người lớn suy giảm
Thông thường sức đề kháng của người lớn thường tốt hơn trẻ nhỏ nhưng không phải vì thế mà sức đề kháng ở người lớn không bị suy giảm. Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường có:
- Ô nhiễm môi trường: Khói bụi, hóa chất, ô nhiễm nguồn nước, đất… đều là những nguyên nhân làm suy giảm sức đề kháng. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy không khí bẩn sẽ ngăn chặn sự tăng sinh của các lympho T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) và lympho B (miễn dịch thể dịch) gây ra viêm nhiễm hô hấp. Nếu tiếp xúc với tác nhân này lâu dài có thể làm hệ miễn dịch dễ suy yếu khiến sức đề kháng giảm sút đáng kể.
- Áp lực công việc, stress thường xuyên: Áp lực và sự bận rộn của công việc, gia đình có thể làm bạn căng thẳng thường xuyên, làm nồng độ testosterone và estrogen giảm gây mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể cũng vì thế mà yếu đi.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Đây là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng, bao gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn tế bào mầm,…) và suy giảm miễn dịch thứ phát (do bức xạ X-quang, điều trị kìm tế bào, chấn thương, can thiệp phẫu thuật,…).
- Chế độ dinh dưỡng: Nếu chế độ ăn hàng ngày không cân bằng dinh dưỡng, hay ăn thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều đường, mỡ, muối … có thể là nguyên nhân gây thiếu chất xơ và dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc cơ thể suy dinh dưỡng làm sức đề kháng cũng suy yếu.
- Uống ít nước: Nước giữ vai trò cung cấp nước cho sự sống, giúp cơ thể trao đổi chất và loại bỏ độc tố đồng thời nâng cao sức đề kháng.
- Ngủ không đủ và thức quá khuya: Nếu bạn ngủ không đủ (ít nhất là 7 tiếng/ngày) và thức khuya sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ, hệ miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ vi khuẩn. Thói quen này sẽ gây thiếu hụt melatonin – một hormon được tổng hợp trong giấc ngủ, từ đó làm suy giảm sức đề kháng cũng như khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.
- Lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh giúp bạn điều trị bệnh nhưng khiến cơ thể yếu hơn, dễ có nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, giảm khả năng tự chống chịu với vi khuẩn, virus. Kháng sinh còn dẫn đến giảm lượng cytokine – một hormone cần thiết cho hệ miễn dịch.
- Thừa cân: Việc thừa cân không chỉ gây khó khăn cho tim, não mà còn khiến sự tăng tiết hormone mất kiểm soát, từ đó phá hỏng khả năng phòng bệnh của hệ miễn dịch.
2. Thực phẩm tăng sức đề kháng cho người lớn
2.1. Trái cây có múi
Trái cây có múi là loại trái cây có chứa lượng vitamin C dồi dào và đây là vitamin tăng sức đề kháng cho cơ thể vì được xem là chất làm tăng sản xuất tế bào bạch cầu, chống lại nhiễm trùng. Trái cây có mùi gồm cam, quýt, chanh, bưởi… nên bạn có thể lựa chọn loại quả hợp với sở thích.
2.2. Ớt chuông đỏ
Không chỉ trong các loại quả có chứa nhiều vitamin C mà vitamin này còn có trong ớt chuông đỏ. Ớt chuông đỏ chứa lượng vitamin C gấp đôi trái cây có múi và còn là nguồn beta carotene phong phú. Khi chọn tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng bằng ớt chuông đỏ, bạn còn có thể nhận được làn da khỏe mạnh và giúp sáng mắt nhờ beta carotene trong ớt.
2.3. Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong số các loại rau tốt cho sức khỏe và có thể cung cấp vitamin cho bạn như vitamin A, E, C cũng như nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ khác.
2.4. Tỏi
Tỏi là củ được dùng làm gia vị cho món ăn. Ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp giảm huyết áp và làm chậm quá trình xơ cứng động mạnh, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho người lớn.
2.5. Gừng
Gừng giúp giảm viêm, giảm đau họng, buồn nôn và các dạng viêm khác. Bạn có thể uống trà gừng, ăn mứt gừng, kẹo gừng hay thêm gừng khi chế biến nhiều món ăn.
2.6. Sữa chua
Đây là thực phẩm chứa vitamin tăng sức đề kháng rất tốt. Sữa chua là nguồn vitamin D tuyệt vời giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và tăng khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể giúp bạn chống lại bệnh tật.
2.7. Đu đủ
Đu đủ cũng là một trái cây chứa nhiều vitamin C giúp bạn tăng sức đề kháng. Trong loại quả này còn có lượng kali, vitamin C, B và folate dồi dào rất có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn.
2.8. Kiwi
Kiwi có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm: folate, kali, vitamin K và vitamin C giúp tăng các tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng, tăng sức đề kháng.
2.9. Gia cầm
Trong 100 gram thịt gà sẽ chứa 40-50% lượng vitamin B6, đủ cung cấp dinh dưỡng khuyên dùng cho bạn hàng ngày. Vitamin này quan trọng đối với sự hình thành của các tế bào hồng cầu mới. Do đó bạn có thể bổ sung thịt gà vào bữa ăn hàng ngày sẽ rất hữu ích cho việc chữa bệnh và miễn dịch đường ruột.
2.10. Động vật có vỏ
Kẽm là khoáng chất cần cho cơ thể và giúp tăng sức đề kháng, để tế bào miễn dịch hoạt động mạnh mẽ. Các động vật có vỏ như tôm, cua, ốc, trai, nghêu, sò… là nguồn cung cấp khoáng chất này dồi dào. Bạn nên ăn thường xuyên các thực phẩm từ động vật có vỏ này.
3. Tăng sức đề kháng cho người lớn bằng tổ hợp thảo dược
Chế độ dinh dưỡng gồm các thực phẩm tốt giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể là rất cần thiết nhưng do khả năng hấp thu của mỗi người khác nhau và có thể bạn chưa bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cần nên bạn có thể chọn tăng sức đề kháng bằng sản phẩm thảo dược.
Sản phẩm này không chỉ an toàn với bạn mà còn có tác dụng giúp ức chế mạnh virus cúm, ức chế virus bại liệt; tác dụng kháng virus viêm gan, virus viêm tủy tuyp I, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn lao; kháng vi trùng sốt rét; có tác dụng hạ áp, hạ nhiệt và ức chế nấm ngoài da; tác dụng làm giảm ho, hóa đờm, hạ cơn hen; có tác dụng bảo hộ và điều tiết khả năng miễn dịch của cơ thể; một số các hoạt chất trong phức hệ đã được chứng minh về tác dụng giảm đau, chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng virus và có tác dụng ức chế mạnh đối với RNA-virus, như virus cúm SARS-Cov-2.
Sản phẩm gồm các thảo dược như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ, Diếp cá, Gừng, Hoa hòe, Hoàng cầm… Trong đó Phức hệ Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet nên tăng hiệu quả sử dụng.
4. Lưu ý khi tăng sức đề kháng cho người lớn
Khi bạn đã có cách tăng cường sức đề kháng cho người lớn từ thực phẩm, dinh dưỡng… thì cũng cần chú ý duy trì các thói quen tốt như chế độ làm việc nghỉ ngơi, tránh xa các chất kích thích.
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi: Bạn cần có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Ngoài giờ làm việc nên dành thời gian thư giãn, giảm stress bằng các hoạt động như chơi thể thao, gặp gỡ bạn bè, xem phim, nghe nhạc… và ngủ đủ giấc, ngủ sớm. Thói quen này sẽ góp phần tăng sức đề kháng cơ thể giúp chống loại bệnh tật.
- Tránh xa các chất kích thích: Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia… đều là tác nhân gây hại cho sức khỏe. Tác nhân này sẽ phá vỡ hệ thống miễn dịch của cơ thể từng ngày, làm suy giảm sức đề kháng vì phải liên tục chống lại các thành phần gây hại có trong chúng. Do đó bạn cần tránh xa các chất kích thích gây hại cho cơ thể như rượu, bia và các chất kích thích khác.
Bài viết liên quan: Tăng sức đề kháng cho người già
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn