Thiếu hụt Estrogen ở tuổi dậy thì – Phải làm gì?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
4 Tháng năm 2024

Lần cập nhật cuối:
23 Tháng năm 2024

Số lần xem:
175

Estrogen là hormone quan trọng nhất giúp phụ nữ có được vóc dáng mảnh mai, vẻ đẹp nữ tính, trẻ trung. Trong độ tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái hoạt động chưa ổn định ở một hai năm đầu nên có thể dẫn đến việc nội tiết tố không sản sinh như bình thường. Thông thường, trong giai đoạn này các bé bị áp lực về vấn đề học tập, thi cử khiến tâm trạng không được thoải mái, thường xuyên căng thẳng. Điều này cũng làm gia tăng việc mất cân bằng nội tiết hoặc thiếu hụt Estrogen ở tuổi dậy thì.

Tìm hiểu về vai trò của Estrogen đối với bé gái ở tuổi dậy thì
Tìm hiểu về vai trò của Estrogen đối với bé gái ở tuổi dậy thì

1. Vai trò của Estrogen đối với sự phát triển của bé gái tuổi dậy thì

Khi bé gái bắt đầu tuổi dậy thì (tức là khi có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên) đồng nghĩa với việc buồng trứng bắt đầu sản xuất Estrogen. Trong đó Estrogen sẽ có những vai trò sau:

  • Estrogen làm cho xương nhỏ và ngắn hơn, xương chậu rộng hơn và vai hẹp hơn; làm tăng lưu trữ chất béo xung quanh hông và đùi, tạo đường cong cơ thể.
  • Estrogen giúp làm chậm sự phát triển của nữ giới trong giai đoạn dậy thì và tăng độ nhạy cảm với insulin. Insulin ảnh hưởng đến lượng mỡ trong cơ thể và sự phát triển của cơ bắp.
  • Estrogen khiến lông trên cơ thể mềm mỏng hơn, trong tóc lại lâu dài hơn.
  • Estrogen làm cho thanh quản nhỏ hơn và dây thanh âm ngắn hơn, khiến cho nữ có giọng nói cao hơn nam giới.
  • Estrogen cũng ức chế hoạt động của các tuyến trên da sản sinh ra chất nhờn, giúp giảm khả năng bị mụn trứng cá.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến việc thiếu hụt Estrogen ở tuổi dậy thì

Những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt Estrogen ở tuổi dậy thì
Những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt Estrogen ở tuổi dậy thì

Thực tế cho thấy, phụ nữ sau tuổi 30 mới bắt đầu có những dấu hiệu suy giảm Estrogen, tuy nhiên điều này cũng có thể xảy ra ở những bé gái tuổi dậy thì, đây được coi như một rối loạn lành tính. Nguyên nhân là do buồng trứng phát triển chưa hoàn thiện khiến quá trình sản sinh Estrogen bị rối loạn.

Bên cạnh đó, một số yếu tố sau cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt estrogen tuổi dậy thì:

  • Bé gái mắc hội chứng turner.
  • Rối loạn hoạt động tuyến giáp.
  • Lạm dụng việc tập thể dục thể thao, tập thể thao cường độ cao trong khoảng thời gian dài.
  • Bạn nữ bị suy dinh dưỡng dẫn tới không có nguyên liệu để tổng hợp estrogen
  • Đã hoặc đang tiếp nhận phương pháp điều trị hóa chất có thể gây suy giảm chức năng buồng trứng.
  • Tuyến yên hoạt động kém, giảm hàm lượng FSH, LH. Đây là hai hormone có tác dụng kích thích cơ thể tăng sản sinh estrogen.
  • Có tiền sử gia đình về các vấn đề nội tiết tố.
  • Tâm lý của tuổi mới lớn dễ bị tác động bởi các yếu tố học tập, gia đình và xã hội làm trẻ bị rối loạn sản sinh nội tiết tố nữ estrogen.

3. Triệu chứng thiếu Estrogen ở tuổi dậy thì

  • Dậy thì muộn: Nguyên nhân xuất phát từ việc buồng trứng không thể sản sinh đủ lượng Estrogen cần thiết để thúc đẩy quá trình dậy thì.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Đây có thể coi là một rối loạn lành tính ở tuổi dậy thì, do lượng Estrogen tiết ra không đều hoặc thiếu hụt.
  • Giới tính nữ chậm phát triển: Vòng 1 bé, da dẻ kém mềm mại, không có các đường cong cơ thể điển hình, giọng nói ồm không trong trẻo …
  • Chức năng sinh sản sau này bị ảnh hưởng: Khó thụ thai, ít sữa, khó sinh…

4. Ảnh hưởng của việc thiếu hụt Estrogen ở tuổi dậy thì

Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì gây ảnh hưởng cả về tâm sinh lý ở bé gái
Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì gây ảnh hưởng cả về tâm sinh lý ở bé gái

Từ trẻ em đến tuổi dậy thì (chu kỳ kinh đầu tiên), bước vào giai đoạn cơ thể bắt đầu tiết Estrogen. Đây là hormone là vai trò chủ đạo trong vấn đề thay đổi đột biến cơ thể của bé gái giúp vóc dáng, hình thể, giọng nói, làn da, tính cách định hình nữ tính, tạo sự khác biệt giữa bé gái và bé trai.

Chính vì vậy, việc rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì đều không tốt đối với sự phát triển về thể chất lẫn tâm sinh lý của các bé gái. Cụ thể như sau:

  • Gây rối loạn trong quá trình phát triển cơ thể dẫn đến thấp bé, còi xương, da dẻ kém mềm mại…
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như khó thụ thai, khó sinh, ít sữa sau sinh…
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, tâm lý nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương hay kích động và biểu hiện dễ nhận thấy nhất chính là tính tình dễ cáu gắt, tâm trạng thường tiêu cực, dễ có những hành động nổi loạn…
  • Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, kinh nguyệt không đều…
  • Tăng cân không kiểm soát trong giai đoạn dậy thì, lý giải cho vấn đề tại sao ở độ tuổi này dù ăn ít hay nhịn ăn cơ thể vẫn lên cân và các bạn gái vẫn nói đùa với nhau là “hít không khí cũng lên cân” đó là do thiếu hụt estrogen.

5. Làm sao để xác định thiếu hụt Estrogen ở tuổi dậy thì?

Cách xác định thiếu hụt nội tiết tố Estrogen ở tuổi dậy thì
Cách xác định thiếu hụt nội tiết tố Estrogen ở tuổi dậy thì

Hàm lượng Estrogen cao nhất là vào độ tuổi dậy thì và trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên đối với mỗi người hàm lượng Estrogen sẽ khác nhau. Vậy làm sao để xác định liệu bản thân có đang bị thiếu hụt Estrogen độ tuổi dậy thì không? Mời bạn xem những biểu hiện dưới đây:

  • Quá trình dậy thì bắt đầu muộn hơn: Độ tuổi dậy thì thông thường là từ 12 – 15 tuổi. Tuy nhiên nhiều bạn nữ tới năm 18 tuổi mới bắt đầu có kinh nguyệt lần đầu tiên. Đây là biểu hiện dễ thấy nhất của việc thiếu hụt Estrogen tuổi dậy thì.
  • Biểu hiện hình thể: Estrogen thấp khiến cho cơ thể nữ giới không được phát triển tốt, thấp bé, còi xương. Ngoài ra các bạn nữ còn hay gặp tình trạng da dẻ kém mềm mại, tóc xơ yếu dễ gãy rụng,…
  • Sức khỏe yếu: Khi Estrogen thấp, nữ giới sẽ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như nhức đầu, mệt mỏi, thiếu tập trung trong học tập, xương yếu, tim mạch, huyết áp không ổn định,…
  • Xác định nồng độ estrogen hiện có trong cơ thể cần làm các xét nghiệm nội tiết tố. Bình thường nồng độ estrogen ở phụ nữ dao động từ 50pg/ml – 400pg/ml. Nếu xét nghiệm cho kết quả dưới ngưỡng 100pg/ml chứng tỏ có dấu hiệu thiếu hụt cần được bổ sung ngay.

6. Bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì bằng cách nào?

6.1. Bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì qua chế độ dinh dưỡng

Bổ sung Estrogen cho tuổi dậy thì là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Bổ sung Estrogen cho tuổi dậy thì là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Tuổi dậy thì cần rất nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể phát triển vậy nên khẩu phần ăn hàng ngày nên đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Protein từ thịt cá trứng sữa, chất béo, gluxit từ các loại lúa mì, đặc biệt nên chú ý bổ sung các loại vitamin và chất khoáng cho cơ thể.

Điều chỉnh chế độ ăn là yếu tố đóng vai trò lớn để thiết lập lại nồng độ Estrogen trong cơ thể. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn.

  • Sử dụng chất béo không bão hòa: Dầu cải, dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng, …đều là nguồn chất béo lành mạnh giúp bổ sung Estrogen hiệu quả.
  • Bổ sung thực phẩm có chứa Phytoestrogen: Phytoestrogen được coi là nguồn estrogen tự nhiên và an toàn với cơ thể. Một số thực phẩm giàu Phytoestrogen mà chị em thiếu hụt nội tiết tố nữ nên bổ sung vào chế độ ăn như đậu tương, bông cải xanh, hạt lanh, hạt óc chó, …
  • Hạn chế dùng đồ ăn chế biến sẵn: Các loại thực phẩm như thịt hộp, thực phẩm đông lạnh, …có chứa lượng lớn chất béo và đường hóa học làm ức chế bài tiết Estrogen trong cơ thể.
  • Hạn chế ăn đường: Các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt nội tiết tố ở phái nữ.

6.2. Dành thời gian luyện tập hàng ngày

Tập thể dục làm quá trình sản xuất và điều tiết hormone trong cơ thể tốt hơn. Do đó, chị em nên vận động thể dục thể thao thường xuyên (ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần) để lượng Estrogen trong cơ thể được cân bằng lại.

Đặc biệt, đối với phụ nữ bị thừa cân thì việc vận động thường xuyên là hết sức cần thiết do nó vừa giúp cân bằng Estrogen, lại vừa giảm thiểu các nguy cơ tim mạch do dư thừa chất béo gây ra.

6.3. Thiết lập các thói quen sinh hoạt tốt

Cần phải tạo thói quen sinh hoạt tốt để bổ sung nội tiết tố cho tuổi dậy thì
Cần phải tạo thói quen sinh hoạt tốt để bổ sung nội tiết tố cho tuổi dậy thì

Một số thói quen sinh hoạt tốt giúp tinh thần thoải mái cũng như hỗ trợ cải thiện nồng độ estrogen trong cơ thể như:

  • Bạn gái nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày đặc biệt nên đi ngủ từ 22h30 phút, đây là thời điểm thích hợp nhất để cơ thể cân bằng nội tiết tố.
  • Căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn nội tiết tố nữ. Vì vậy, để thiết lập lại nồng độ Estrogen trong cơ thể, chị em cần hạn chế stress và luôn giữ cho mình một tâm trạng thoải mái.
  • Các trang phục thoải mái nên được ưu tiên lựa chọn, bạn giá nên có kế hoạch học tập và vui chơi hiệu quả để hạn chế căng thẳng, áp lực học tập kéo dài.
  • Không sử dụng các chất kích thích hay các loại đồ uống có hại cho sức khỏe như bia, rượu, thuốc lá.
  • Bạn cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đặc biệt là các bộ môn như Yoga, đạp xe, đi bộ,… Tránh lạm dụng việc luyện tập thể dục cường độ cao, luyện tập quá sức.
  • Đừng để cơ thể khát nước rồi mới uống, cố gắng uống 8 ly nước một ngày để đảm bảo lượng nước cần thiết.

Ngoài ra, để giải quyết vấn đề thiếu hụt Estrogen ở tuổi dậy thì, các bạn nên bổ sung thêm những thực phẩm chức năng có thành phần là EstroG-100. EstroG-100 là một loại Estrogen thảo dược, được chuẩn hóa từ ba loại thảo dược quý của Hàn Quốc là Đương quy, Tục đoạn và Cách sơn tiêu. EstroG-100 phát huy tác dụng tốt nhất khi được kết hợp với các tiền nội tiết tố như: Collagen, Gamma-Oryzanol, Glutathione, Pregnenolone Acetate, DHEA.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do đó, bạn nên lưu ý lựa chọn sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Là những khách hàng thông thái, các bạn nên mua sản phẩm tại nhà thuốc uy tín hoặc mua trực tiếp tại Công ty phân phối chính hãng.

Dậy thì là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các bạn gái. Thiếu hụt Estrogen ở tuổi dậy thì có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng tới tương lai cho các bé gái sau này. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, cha mẹ cần quan tâm hơn tới các bé để phát hiện sớm các bất thường và có kế hoạch bổ sung Estrogen an toàn và hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

[1]. Hormonal deficiency during puberty. https://www.vinmec.com/en/news/health-news/hormonal-deficiency-during-puberty/

[2]. Effects of estrogen deficiency during puberty on maxillary and mandibular growth and associated gene expression – an μCT study on rats. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8061017/

[3]. Estrogen deficiency during puberty affects the expression of microRNA30a and microRNA503 in the mandibular condyle. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0940960221001916

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận