Giải quyết nỗi lo mang tên “trẻ chậm tăng cân”

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
2 Tháng Hai 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
5281

Bên cạnh những bệnh lý mà trẻ nhỏ thường gặp phải thì tình trạng “trẻ chậm tăng cân” cũng là vấn đề mà bất kỳ ông bố bà mẹ mà nào cũng luôn trăn trở. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách giải quyết nỗi lo mang tên “trẻ chậm tăng cân” khoa học và hiệu quả.

Trẻ châm tăng cân
Trẻ châm tăng cân

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm tăng cân

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm tăng cân thường được thể hiện cụ thể và rõ ràng nhất qua chỉ số cân nặng không tương thích với độ tuổi phát triển của trẻ.

Để kiểm tra tình trạng này, thông thường các bố mẹ cho con đi đến các buổi khám sức khỏe định kỳ. Từ đó, theo dõi xem cân nặng hiện tại của con có đang đạt chuẩn hay không và phát hiện kịp thời vấn đề chậm tăng cân của trẻ. Đối với những gia đình có thang đo cân nặng chính xác và biết cách sử dụng thì hoàn toàn có thể thực hiện theo dõi cân nặng của trẻ tại nhà.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng có thể phát hiện sớm được tình trạng chậm tăng cân của trẻ dựa vào các biểu hiện bên ngoài như biếng ăn, vóc dáng nhỏ, thể trạng yếu, thường xuyên bị ốm vặt, mệt mỏi, chân tay gầy guộc….

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.





    2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ

    Khi nhìn thấy con mình chậm tăng cân, phần lớn các mẹ đều chỉ tập chung bổ sung các chất dinh dưỡng vào thực đơn hằng ngày của trẻ. Nhưng trên thực tế, tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân sâu xa khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp.

    2.1. Trẻ thiếu vitamin và khoáng chất

    Các loại vitamin và khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển. Không ít trường hợp trẻ chậm tăng cân do chế độ ăn uống hằng ngày thiếu hụt kẽm, sắt, kali, canxi, vitamin A, B, D, chất béo tốt… làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân hơn bạn bè cùng trang lứa.

    2.2. Do vấn đề về hệ tiêu hóa

    Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ đang gặp một số vấn đề như táo bón, khó tiêu, đầy bụng… đặc biệt là chứng khó hấp thu. Đây chính là bước cản đối với sự phát triển về thể chất của trẻ. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên đưa bé đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có cách chăm sóc khoa học, đẩy lùi nguy cơ trẻ chậm tăng cân.

    2.3. Trẻ biếng ăn

    Trẻ lười ăn, chán ăn cũng là một trong những nguyên nhân khiến cân nặng của bé mãi “giậm chân tại chỗ”. Khi các chất dinh dưỡng mà trẻ nạp vào qua đường ăn uống không đủ để nuôi dưỡng cơ thể thì việc chậm tăng cân là điều hoàn toàn dễ hiểu. Vì vậy, cha mẹ cần đi tìm giải pháp kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

    2.4. Mẹ ít sữa

    Đối với những trẻ sơ sinh vẫn đang trong thời kỳ bú sữa mẹ thì sữa mẹ được xem là “thức ăn” chính và quan trọng nhất. Vì vậy, nếu nguồn sữa mẹ không đủ dồi dào thì rất dễ khiến trẻ bị đói và chậm tăng cân. Bên cạnh đó, nhiều gia đình lựa chọn phương án dùng sữa ngoài để bổ sung dưỡng chất cho bé. Nhưng theo các chuyên gia thì trong 6 tháng đầu đời, trẻ nên dùng hoàn toàn bằng sữa mẹ để giảm thiểu tối đa các vấn đề về sức khỏe có thể gặp phải.

    >> Xem thêm: Phải làm gì khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân?

    2.5. Trẻ quá hiếu động

    Trẻ nhỏ quá hiếu động cũng đồng nghĩa với việc chúng chẳng bao giờ thích ngồi yên một chỗ và có thể giải phóng năng lượng ở mọi lúc. Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết nạp vào cơ thể để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày sẽ cao hơn các bé khác. Điều đó cũng lý giải tại sao các trẻ nhỏ ưa hoạt động thường có vóc dáng nhỏ hơn các bạn cùng chăng lứa.

    2.6. Sai lầm trong chế biến thức ăn cho trẻ

    Trẻ chậm tăng cân đôi khi cũng xuất phát từ quan niệm sai lầm trong chế biến đồ ăn cho trẻ của nhiều bậc phụ huynh. Có thể kể đến một số ví dụ điển hình như: nạp quá nhiều lượng đạm vào cơ thể, hiểu nhầm về tác dụng của nước hầm xương hay thường xuyên cho bé ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài… Điều này cũng phần nào giải đáp thắc mắc tại sao bé ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân.

    2.7. Sai lầm trong cách chăm sóc trẻ

    Cách chăm sóc trẻ không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tăng cân. Các thói quen khi chăm con như tắm ngay sau khi ăn, cho trẻ bú hoặc uống nước trước khi ăn hay thời gian ăn các bữa trong ngày cách xa nhau… đều tác động xấu đến sự phát triển bình thường của trẻ.

    Bé chậm tăng cân
    Bé chậm tăng cân

    3. Những yếu tố nguy cơ khiến trẻ tăng cân chậm

    Ngoài một số nguyên nhân chính vừa nêu trên thì các yếu tố nguy cơ cũng là tác nhân gây ra tình trạng tăng cân chậm ở trẻ.

    Trẻ sinh không đủ tháng

    Trẻ bị sinh thiếu tháng thường gặp phải các vấn đề về sức khỏe như nhẹ cân, sức đề kháng yếu, chưa phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn trí não…, thậm chí còn gặp khó khăn khi bú sữa mẹ. Những trẻ sinh trước 37 tuần tuổi còn gặp các triệu chứng rối loạn thân nhiệt và rối loạn tiêu hóa. Với một thể chất không được khỏe mạnh ngay khi vừa sinh ra, trẻ rất dễ gặp phải chứng chậm tăng cân.

    Bé hay bị nôn trớ

    Nôn, trớ xảy ra liên tục sau khi ăn hoặc bú sữa mẹ sẽ khiến bé bị mất một lượng thức ăn cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể. Mặt khác, lượng axit từ dạ dày có thể khiến cổ họng trẻ bị kích ứng, gây khó khăn trong quá trình ăn uống. Từ đó ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ do cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất quan trọng từ thức ăn.

    Do di truyền

    Thể trạng cân nặng hay sức vóc của con cái sau này cũng ảnh hưởng một phần từ cha mẹ. Nếu chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của trẻ nhà bạn hoàn toàn bình thường nhưng bé chậm tăng cân hoặc thấp hơn bạn bè thì cũng nên xem xét lại khả năng di truyền từ cha mẹ.

    Bệnh vàng da

    Đây là bệnh lý dễ bắt gặp ở những trẻ bị sinh thiếu tháng. Ngoài gây cảm giác buồn ngủ cho trẻ thì bệnh vàng da còn khiến trẻ lười bú mẹ.

    Bên cạnh đó, các bệnh lý khác như bệnh tim thiếu máu, bệnh liên quan đến phổi, nhiễm sắc thể, rối loạn nội tiết tố…cũng là các tác nhân gây nên tình trạng trẻ chậm tăng cân.

    4. Trẻ chậm tăng cân để lại hậu quả gì?

    Nhiều bậc phụ huynh chủ quan cho rằng, bé chậm tăng cân chỉ là một biểu hiện bình thường ở lứa tuổi nhỏ. Khi qua giai đoạn này, trẻ sẽ phát triển bình thường nên không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, chậm tăng cân ở trẻ nhỏ có thể sẽ để lại nhiều hệ lụy không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn đến khi trẻ trưởng thành.

    Chậm phát triển thể chất

    Thể chất còi cọc, thấp bé, nhẹ cân hơn các bạn bè cùng tuổi là hậu quả đầu tiên và dễ nhận thấy nhất khi trẻ chậm tăng cân. Tình trạng này còn đặc biệt nghiêm trọng hơn khi trẻ ở giai đoạn 1 – 3 tuổi. Do đây là thời kỳ trẻ phát triển nhanh và cần cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu để cơ thể phát triển khỏe mạnh.

    Trẻ dễ mắc bệnh

    Khi trẻ bị thiếu chất, thấp còi thì rất dễ kéo theo sức đề kháng bị suy giảm. Lúc này, cơ thể không có khả năng kháng lại các vi sinh vật gây bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng xâm nhập, sinh sôi. Từ đó, trẻ dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy… Đồng thời, với những trẻ chậm tăng cân thì thời gian bị bệnh cũng kéo dài hơn so với bình thường.

    Ảnh hưởng xấu đến sự hoàn thiện và phát triển trí não

    Chậm tăng cân có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Điều này dễ nhận thấy những trẻ bị chậm tăng cân trong một thời gian dài thường chậm chạp, lờ đờ, kém linh hoạt hơn. Do đó khả năng giao tiếp xã hội, xử lý tình huống của chúng cũng thường kém hơn. Năng lực học hỏi, tiếp thu kiến thức cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

    Trẻ chậm tăng cân phải làm sao?
    Trẻ chậm tăng cân phải làm sao?

    5. Cha mẹ cần làm gì khi bé bị chậm tăng cân?

    Để cải thiện tình trạng trẻ bị chậm tăng cân, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp sau đây:

    Đa dạng và cân đối chế độ ăn

    Chế độ ăn uống của có tác động lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng các món ăn sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

    Tẩy giun 6 tháng một lần cho bé

    Nhiễm giun sán cũng khiến cơ thể trẻ còi cọc, chậm tăng cân. Vì vậy bố mẹ đừng quên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng một lần theo chỉ dẫn của bác sĩ.

    Theo dõi tốc độ tăng trưởng của con

    Với mỗi độ tuổi hay giai đoạn phát triển nhất định của trẻ sẽ có một mức cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn tương ứng. Do đó, bố mẹ nên theo dõi xem cân nặng của con có bị thiếu hụt nhiều so với tiêu chuẩn hay không? Từ đó phát hiện và đưa ra phương pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả.

    Cho bé vận động đúng cách

    Các hoạt động thể chất ngoài trời như chơi bóng, đạp xe, vui đùa cùng bạn bè…không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe, mà còn là giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phát triển thể chất, chiều cao và cân nặng.

    Cung cấp thêm vitamin, khoáng chất hoặc vi lượng thiếu hụt

    Với những trẻ tăng cân chậm thì việc bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc vi lượng thiếu hụt là điều rất cần thiết. Chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên bổ sung cho con các khoáng chất quan trọng như: kali, kẽm, magie, đồng… Đặc biệt là bộ 3 canxi nano, MK7 và vitamin D3. Đây là 3 dưỡng chất quan trọng giúp bổ sung canxi hỗ trợ xương răng chắc khỏe, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao và phát triển trí tuệ ở trẻ, phòng ngừa và hạn chế nguy cơ còi xương, thấp còi.

    Cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ

    Trẻ chậm tăng cân phần lớn là các vấn đề về tiêu hóa làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Chính vì vậy, việc quan trọng nhất cần làm là giúp trẻ loại bỏ các “mối nguy cơ” trên, tăng tiêu hóa, cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Nhờ đó, cơ thể phát triển khỏe mạnh, cân nặng đạt chuẩn.

    >> Xem thêm: 8 giải pháp cho bé chậm tăng cân bố mẹ nên áp dụng ngay

    Hiện nay, việc cho bé sử dụng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa là phương pháp được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Theo đó, loại men vi sinh đạt chuẩn chất lượng và phát huy hiệu quả rõ rệt lên đường ruột của trẻ phải chứa cả 2 thành phần là lợi khuẩn Probiotics và chất xơ Prebiotics, có nguồn gốc tự nhiên từ kim chi Hàn Quốc và được sản xuất bằng công nghệ bao kép Lab2Pro.

    Trong đó, lợi khuẩn Probiotics có chức năng kích thích sự sản sinh của các vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của các hại khuẩn, trung hòa các độc tố hình thành trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Đồng thời giúp tổng hợp những vitamin có lợi cho cơ thể và nâng cao khả năng miễn dịch. Từ đó giúp phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…; cải thiện chứng bất dung nạp đường lactose…, hạn chế tác dụng phụ thuốc kháng sinh đối với đường ruột. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bé hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, ăn ngon hơn, phòng ngừa nguy cơ nhẹ cân, còi xương, chậm lớn… hiệu quả.

    Cùng với các chủng lợi khuẩn Probiotics này, men vi sinh còn có Prebiotics – chất xơ hòa tan từ thực vật (FOS), có vai trò là thức ăn giúp Probiotics hoạt động tốt, có lợi cho sức khỏe.

    Mặt khác, công nghệ sản xuất tiên tiến này sẽ giúp các lợi khuẩn duy trì ở trạng trái “sống” khi đến ruột. Tại đây chúng sẽ định cư, tăng sinh và hoạt động có lợi cho đường tiêu hóa của trẻ.

    Hy vọng, những chia sẻ của bài viết sẽ giúp các ông bố, bà mẹ nhẹ đi nỗi lo khi thấy trẻ bị chậm tăng cân

    Bài viết liên quan:

     

    Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

      Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.