Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban khác nhau như nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
12 Tháng Tám 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1900

Sốt phát ban và sốt xuất huyết là hai loại bệnh khác nhau nhưng có nhiều biểu hiện tương đồng khiến nhiều người có thể nhầm lẫn biểu hiện của hai bệnh này với nhau. Việc nhận biết và chẩn đoán chính xác các bệnh này với nhau sẽ giúp bạn dễ dàng chăm sóc và theo dõi người bệnh một cách triệt để.

1. Tổng quan bệnh sốt phát ban, sốt xuất huyết

Thông tin liên quan về bệnh sốt phát ban và sốt xuất huyết
Thông tin liên quan về bệnh sốt phát ban và sốt xuất huyết

1.1. Sốt phát ban

Đây là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi. Khi bị sốt phát ban, trẻ sẽ có triệu chứng sốt cao, ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ quấy nhiễu. Bệnh lý sốt phát ban ở trẻ em và người lớn là do virus human herpes 6 và ở một số trường hợp khác là do human herpes 7 gây nên. Những người chăm sóc cũng có thể lây bệnh do nhiễm virus thông qua việc tiếp xúc cơ thể với người nhiễm bệnh hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân. 

1.2. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết cũng là một bệnh lý do virus gây nên, nhưng ở đây là virus Dengue. Bệnh sốt xuất huyết có thể lây truyền từ người sang người khu vậy thể mang mầm bệnh là muỗi vằn truyền virus từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như sốt cao, nhức mỏi cơ thể, đau nhức xương khớp, 

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh có thể xảy ra quanh năm và thường có diễn biến phức tạp nhất khi bước vào mùa mưa. Bệnh này cũng có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sốt xuất huyết có thể trở nặng và gây ra tình trạng huyết áp giảm đột ngột dẫn đến sốc và tử vong. 

2. Phân biệt sốt phát ban với sốt xuất huyết

Một số tiêu chí để bạn có thể dễ dàng phân biệt được sốt phát ban và sốt xuất huyết

2.1. Tác nhân gây bệnh

Sốt xuất huyết và sốt phát ban khác nhau ở tác nhân gây bệnh
Sốt xuất huyết và sốt phát ban khác nhau ở tác nhân gây bệnh

Tiêu chí đầu tiên để phân biệt được sốt phát ban và sốt xuất huyết đó chính là tác nhân gây bệnh. 

Ở sốt phát ban hầu hết tác nhân gây bệnh là do nhiễm virus thông thường, trong đó chiếm đa số là nhóm virus đường hô hấp. Các virus này gần như đều là các virus lành tính. 

Còn ở bệnh sốt xuất huyết, tác nhân gây bệnh màng virus mang tên Dengue từ loài muỗi vằn có tên là Aedes aegypti gây ra. Chu kỳ nhiễm chủ yếu là từ muỗi vằn hút máu từ bệnh nhân nhiễm virus Dengue. Tiếp theo đóm virus sẽ ủ bệnh trong cơ thể từ 8 đến 11 ngày và tiếp tục truyền bệnh cho người trong thời gian đó. 

2.2. Biểu hiện lâm sàng

Về biểu hiện lâm sàng bạn cần chia ra 2 giai đoạn chính là đó là: giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn toàn phát.

Sốt xuất huyết và sốt phát ban khác nhau ở biểu hiện lâm sàng
Sốt xuất huyết và sốt phát ban khác nhau ở biểu hiện lâm sàng

2.2.1. Giai đoạn ủ bệnh

Trung bình cả hai bệnh lý sốt phát ban, sốt xuất huyết đều có thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần. 

Tuy nhiên, với bệnh sốt phát ban, giai đoạn khởi phát thường sẽ có một số triệu chứng để bạn có thể nhận biết đó là: bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 39 độ C, cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi và lờ đờ do sốt cao. 

Còn ở bệnh sốt xuất huyết, người bệnh có thể có một số triệu chứng như cảm cúm. Những ngày đầu, người bệnh có thể bị sốt cao, thân nhiệt có dấu hiệu tăng cao một cách đột ngột và có thể tăng đến 40 độ C liên tục đến vào ngày. Bên cạnh đóm, người bệnh có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện lâm sàng khác như: buồn nôn, đau rát họng, đau nhức nhẹ ở vùng hốc mắt, sổ mũi, tiêu chảy,… Đây cũng là một số biểu hiện lâm sàng ở trẻ khi sốt siêu vi phát ban. Ở trẻ, khi sốt xuất huyết, cơ thể sẽ có cảm giác nhức mỏi, trẻ biếng ăn, biếng bú và có thể đi kèm với nôn ói, tiêu chảy. 

2.2.2. Giai đoạn toàn phát

Sự khác biệt lớn nhất của hai bệnh lý sốt phát ban và sốt xuất huyết đó chính là các biểu hiện lâm sàng trong giai đoạn toàn phát. 

Với sốt phát ban, giai đoạn này sau khi giảm sốt dần, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện nốt phát ban. Các nốt phát ban sẽ có màu hồng dạng min, sáng và ít gồ ghề ở trên da. Các nốt phát ban sẽ đồng loạt xuất hiện trên cơ thể trẻ vì sau một thời gian sẽ bay đi mất và không để lại dấu tích gì ở trên da. 

Khi bị sốt xuất huyết cơ thể người bệnh cũng có thể xuất hiện những nốt mẩn đỏ trông như phát ban. Để phân biệt nhanh nhất giữa phát ban và nốt đỏ do sốt xuất huyết, bạn chỉ cần dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ để căng vùng da quanh nốt phát ban ra. Nếu lúc này bạn cảm thấy chấm đỏ mất đi nhưng khi buông tay ra chấm đỏ lại hồi phục ngay thì đó chính là phát ban. Còn nếu khi bạn căng da ra vãn nhìn thấy những chấm li ti hoặc sau 2 giây nốt đỏ mới lại xuất hiện thì đó chính là biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết. 

2.3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Biến chứng nguy hiểm của sốt phát ban và sốt xuất huyết
Biến chứng nguy hiểm của sốt phát ban và sốt xuất huyết

Một cách khác để bạn có thể phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban đó chính là các biến chứng nguy hiểm:

  • Sốt phát ban: Vì bệnh sốt phát ban là do nhóm siêu vi thông thường gây ra, nên chỉ cần bạn chăm sóc trẻ đúng cách với chế độ ăn uống hợp lý, giữ gìn cơ thể sạch sẽ thì bệnh có thể tự khỏi chỉ sau 5 đến 7 ngày mà không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.
  • Sốt xuất huyết: Trái ngược với sốt phát ban thì bệnh sốt xuất huyết có thể đến lại rất nhiều biến chứng nếu không không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số biến chứng của bệnh sốt xuất huyết mà bạn cần biết đó là:
    • Sốc mất máu
    • Một số biến chứng liên quan đến mắt như: xuất huyết võng mạc, xuất huyết trong dịch mắt
    • Suy tạng (tim, thận)
    • Tràn dịch màng phổi
    • Đặc biệt với phụ nữ mang thai khi bị sốt xuất huyết có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi và nặng hơn là có thể sảy thai.

3. Phòng ngừa sốt phát ban, sốt xuất huyết

Để phòng ngừa bệnh sốt phát ban và sốt xuất huyết, bạn cần áp dụng một số biện pháp dưới đây: 

  • Tiêm phòng cho trẻ;
  • Đây là những bệnh rất dễ lây lan trong môi trường trường học, do đó nếu trẻ bị bệnh bạn cần cách ly trẻ ở nhà;
  • Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát;
  • Hạn chế đến những vùng đang có dịch;
  • Khi phát hiện mình bị mắc bệnh, cần theo dõi biểu hiện của cơ thể và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
  • Luôn theo dõi thân nhiệt và không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết để bạn có thể dễ dàng phân biệt được hai loại bệnh là sốt phát ban và sốt xuất huyết. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.