Bệnh sốt xuất huyết có tự khỏi được không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
8 Tháng tám 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1384

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể bùng phát thành dịch khi vào mùa. Vậy liệu bệnh sốt xuất huyết có tự khỏi không và nên điều trị thế nào cho đúng cách?

1. Các giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết

Tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh để hiểu rõ sốt xuất huyết có thể tự khỏi không?
Tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh để hiểu rõ sốt xuất huyết có thể tự khỏi không?

Bệnh sốt xuất huyết trải qua 4 giai đoạn từ khi ủ bệnh cho đến khi hồi phục, cụ thể là:

1.1. Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết là từ 4 –  7 ngày hoặc cũng có thể kéo dài đến 14 ngày. Đây là thời gian cơ thể sản sinh ra kháng thể để cơ thể có thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh. Đến khi không thể chống trả lại được thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu của bệnh. Thời gian ủ bệnh ở mỗi người có thể khác nhau vì phụ thuộc vào cơ địa, khả năng của hệ miễn dịch và loại virus gây sốt xuất huyết, tuổi của người bệnh. Nếu bị lây sốt xuất huyết từ người thân xung quanh thì thường khi người lây bệnh đã khỏi hoặc gần khỏi thì người bị lây mới bắt đầu sốt vì bệnh còn ủ chưa phát ra ngay.

1.2. Giai đoạn sốt

Sau giai đoạn ủ bệnh sẽ đến giai đoạn sốt với các triệu chứng không đặc hiệu nên rất dễ nhầm với cảm cúm, sốt virus thông thường và chưa phải là giai đoạn nguy hiểm nhất. Triệu chứng của giai đoạn này là người bệnh có thể sốt cao liên tục 39 – 40 độ C trong 2 – 7 ngày. Người bệnh thấy mệt mỏi, lừ đừ, nhức đầu, đau sau hốc mắt, tiêu chảy, phát ban, da xung huyết. Để kiểm tra chính xác nhất thì nên làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag và nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính thì đã mắc sốt xuất huyết. 

1.3. Giai đoạn nguy hiểm

Sau khi người bệnh bắt đầu sốt thì đến giai đoạn nguy hiểm. Sở dĩ gọi là giai đoạn nguy hiểm vì người bệnh sẽ có thể sốt hoặc hạ sốt. Tuy hạ sốt nhưng không phải đã khỏi bệnh hay đang hồi phục mà càng cần theo dõi các dấu hiệu sốt xuất huyết như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Những vết xuất huyết dưới da có thể là các đốm nhỏ hoặc vết bầm tím thường xuất hiện ở mặt trước, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi… Biến chứng nặng hơn có thể xảy ra là chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não. Nên ở giai đoạn này cần kiểm tra tiểu cầu và theo dõi các biểu hiện xuất huyết thường xuyên. 

1.4. Giai đoạn phục hồi

Sau khi vượt qua giai đoạn nguy hiểm khoảng 1 – 2 ngày thì sẽ đến giai đoạn phục hồi. Người bệnh sẽ hết sốt, thể trạng tốt hơn và có thể thấy thèm ăn, huyết áp ổn định và có thể thấy đi tiểu nhiều.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

2. Sốt xuất huyết có thể tự khỏi không?

Bệnh sốt xuất huyết có tự khỏi không?
Bệnh sốt xuất huyết có tự khỏi không?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể có biến chứng thậm chí có khả năng tử vong rất cao. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng bệnh, người bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng như hạ sốt khi sốt cao, đau nhức người hay bù nước, điện giải… Người bệnh thường được khuyên nghỉ ngơi, tránh vận động hay làm việc, uống nhiều nước, bù điện giải và ăn những món dễ tiêu hóa như cháo, súp… Những trường hợp sốt xuất huyết nhẹ và trung bình, không có biến chứng thì có thể tự khỏi sau 2 tuần nếu người bệnh được nghỉ ngơi, chăm sóc đúng cách, đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để dùng thuốc điều trị triệu chứng hiệu quả, an toàn tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

>> Xem thêm: [Giải đáp thắc mắc] sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?

3. Phương pháp chẩn đoán, điều trị và lưu ý khi chăm sóc cho người bị sốt xuất huyết

Để có thể chẩn đoán, điều trị chính xác cho người bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm và thực hiện xét nghiệm nào còn phụ thuộc vào tình trạng của từng người bệnh: 

  • Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1: Xét nghiệm Dengue NS1 thường được chỉ định khi người bệnh nghi mắc từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3. Nếu sau khoảng thời gian này, tính từ cuối ngày mắc bệnh thứ 3 trở đi, xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 có thể không cho kết quả chính xác. Người bệnh bị sốt xuất huyết nhưng  kết quả xét nghiệm Dengue NS1 lại âm tính. Và sau 3 ngày, nồng độ kháng nguyên NS1 trong máu đã giảm thấp, nên chỉ số xét nghiệm có thể âm tính mặc dù vẫn có virus.
  • Xét nghiệm kháng thể IgM: Xét nghiệm này thường được chỉ định khi người bệnh mắc bệnh từ ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh. Kháng thể này được sinh ra chống lại Virus Dengue gây sốt xuất huyết trong giai đoạn cấp tính. Tuỳ vào mức độ tạo kháng thể của mỗi người bệnh sốt xuất huyết mà  kết quả xét nghiệm kháng thể IgM có thể âm tính hoặc dương tính.
  • Xét nghiệm kháng thể IgG: Sau giai đoạn nhiễm virus Dengue cấp tính từ 10 – 14 ngày trở đi kháng thể IgG xuất hiện trong cơ thể người bệnh và tồn tại suốt đời. Vì thế xét nghiệm này có tác dụng biết người bệnh có từng nhiễm virus Dengue hay chưa, không dùng để chẩn đoán cho bệnh nhân ở tình trạng sốt cấp tính.
Người bị sốt xuất huyết đừng để tự khỏi mà hãy đi khám chẩn đoán và điều trị
Người bị sốt xuất huyết đừng để tự khỏi mà hãy đi khám chẩn đoán và điều trị

Ngoài các xét nghiệm này thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một vài xét nghiệm khác nữa như:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu giúp theo dõi diễn biến, hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy lượng tiểu cầu giảm thấp, hematocrit tăng cao thì có thể do tình trạng bệnh đang diễn biến nặng.
  • Xét nghiệm điện giải đồ: Xét nghiệm điện giải đồ bao gồm xét nghiệm các ion Na+, K+, Cl- giúp đánh giá tình trạng rối loạn điện giải của cơ thể.
  • Xét nghiệm chức năng gan: Xét nghiệm chức năng gan gồm ALT, AST và GGT, nhằm kiểm tra chức năng gan, đánh giá tổn thương và biến chứng nếu có.
  • Xét nghiệm Albumin: Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng thoát huyết tương để nhận biết sớm và theo dõi nếu tiến triển đến tăng tính thấm thành mạch.
  • Xét nghiệm chức năng thận: Xét nghiệm bao gồm đánh giá các chỉ số Creatinine, Cystatin C, Ure, MicroAlbumin niệu, để kiểm tra chức năng thận, thăm dò biến chứng tổn thương thận sớm do sốt xuất huyết.
  • Xét nghiệm CRP: Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây sốt và hiện tượng bội nhiễm.

Hiện chưa có thuốc đặc trị nên người bệnh sốt xuất huyết thường được bác sĩ khuyên nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động và uống nhiều nước, bù điện giải. Các thuốc có thể được chỉ định trong điều trị là thuốc hạ sốt, giảm đau khớp. Những loại thuốc giảm đau  như ibuprofen, aspirin…  tuyệt đối không được dùng cho người bệnh sốt xuất huyết vì sẽ làm tăng biến chứng chảy máu.

Bên cạnh đó để giảm lượng virus có trong cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, an toàn thì người bệnh sốt xuất huyết có thể chọn dùng thêm sản phẩm thảo dược. Sản phẩm dạng viên nén có chứa thảo dược quen thuộc như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ. Khi sử dụng sẽ có tác dụng ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN là nguyên nhân gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Đồng thời sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể. Có được công dụng này là nhờ tác dụng hiệp đồng của các dược liệu gồm hỗn hợp Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng ức chế mạnh virus. Khi kết hợp với các thành phần khác như Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm và Đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là ARN nên sẽ có tác dụng hỗ trợ người bệnh điều trị sốt xuất huyết hiệu quả. Đây là cách an toàn mà người bệnh sốt xuất huyết nên áp dụng trong điều trị bệnh sốt xuất huyết cũng như phòng bệnh sốt xuất huyết và các bệnh do virus gây nên.

Qua đây bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết có tự khỏi không và biết điều trị bệnh truyền nhiễm này đúng cách. 

>> Xem thêm: Đã bị sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không?

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.