Quan tâm: Sốt xuất huyết vào mùa nào trong năm không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
1 Tháng tám 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2530

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, ​​lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn mang virus Dengue từ người bệnh sang người khoẻ mạnh. Cùng tìm hiểu bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện vào mùa nào trong năm để biết cách phòng bệnh hiệu quả nhé.

1. Vài nét về bệnh sốt xuất huyết

Tìm hiểu về sốt xuất huyết để nắm bắt rõ mùa nào dễ bùng phát bệnh
Tìm hiểu về sốt xuất huyết để nắm bắt rõ mùa nào dễ bùng phát bệnh

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, ​​lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn mang virus Dengue từ người bệnh sang người khoẻ mạnh nên cũng thường được gọi là bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh có 4 tuýp là là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể bị sốt xuất huyết với những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết tương tự nhau.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cũng như vacxin phòng bệnh nên chỉ có thể phòng bệnh bằng cách tăng sức đề kháng, phòng muỗi đốt. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa ở những nơi có nhiều ao hồ, nơi có điều kiện sống chưa đảm bảo là môi trường muỗi sinh sôi, phát triển. 

Bệnh sốt xuất huyết có 4 giai đoạn, đó là: giai đoạn ủ bệnh (kéo dài từ 4 – 7 ngày, tùy theo cơ địa và khả năng miễn dịch của từng người), giai đoạn sốt (khoảng 2 – 7 ngày với các dấu hiệu như cảm cúm, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, buồn nôn… đặc biệt sẽ bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C), giai đoạn nguy hiểm (người bệnh không còn sốt nhưng đây lại là giai đoạn nguy hiểm nhất, người bệnh có thể giảm tiểu cầu đáng kể, khả năng đề kháng của người bệnh bị ảnh hưởng), cuối cùng là giai đoạn phục hồi (sau khi vượt qua được giai đoạn nguy hiểm, cơ thể của người bệnh sẽ phục hồi dần dần, nhịp tim và huyết động ổn định, đi tiểu nhiều, cảm giác khát nước và thèm ăn)

2. Dịch tễ học của sốt xuất huyết

2.1. Trên thế giới

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết lưu hành trên 100 quốc gia, từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới và một số khu vực khác của châu Mỹ, châu Phi, phía Đông Địa Trung Hải, khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, trong đó khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bệnh lý này. Tuy nhiên, do được phát hiện sớm và quản lý tốt nên tỷ lệ tử vong của bệnh sốt xuất huyết đã giảm hơn nhiều trong những năm gần đây so với số ca tử vong ở những thập niên trước 2000. Bởi nếu bệnh sốt xuất huyết không được kiểm soát mà xảy ra biến chứng thì khả năng gây tử vong sẽ tăng rất cao, như ở Ấn Độ, Indonesia và Myanmar, tỷ lệ tử vong là từ 3-5% và là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em ở các quốc gia Châu Á  nhập viện và tử vong.

Dịch tễ học của sốt xuất huyết hiện nay và các yếu tố liên quan
Dịch tễ học của sốt xuất huyết hiện nay và các yếu tố liên quan

2.2. Tại Việt Nam

Sốt xuất huyết thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa ở những nơi có nhiều ao hồ, nơi có điều kiện sống chưa đảm bảo là môi trường muỗi sinh sôi, phát triển. Dịch sốt xuất huyết thường xảy ra ở phía Nam với số ca mắc chiếm ưu thế so với số ca mắc của cả nước. Hàng năm ghi nhận trung bình từ 80.000 – 100.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết trong cả nước. 

2.3. Phương thức lây truyền

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, ​​lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn mang virus Dengue từ người bệnh sang người khoẻ mạnh nên cũng thường được gọi là bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh có 4 tuýp là là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Véc tơ truyền bệnh là muỗi cái Ae. aegypti và Ae. Albopictus. Muỗi đốt người vào ban ngày, thường là buổi sáng sớm và chiều tà, có thể đốt nhiều lần nếu chưa no máu. Muỗi trưởng thành thường trú đậu ở các góc tối, thích đẻ trứng ở những vật chứa nước sạch. Muỗi Aedes phát triển mạnh vào mùa mưa khi nhiệt độ trung bình tăng trên 20 độ C. Loài muỗi Aedes albopictus ít có vai trò truyền bệnh do ít hút máu người và có thể sống ngoài thiên nhiên, rừng núi. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng vào dụng cụ chứa nước sạch trong nhà, quanh nhà như thùng, lu, vại, khạp chứa nước, lọ hoa, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng có nước đọng hay vũng nước tù… thậm chí trứng của muỗi có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong nhiều tháng, khi gặp nước trứng sẽ nở ra. Trong đời muỗi cái có thể đẻ 5 lần, mỗi lần vài chục trứng.

3. Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa nào trong năm?

Bệnh sốt xuất huyết dễ bùng phát nhất vào mùa nào trong năm?
Bệnh sốt xuất huyết dễ bùng phát nhất vào mùa nào trong năm?

Khi đã nắm bắt được thời điểm cũng như môi trường thích hợp để muỗi vằn đẻ trứng và phát triển thành muỗi gây bệnh, khi mà chưa có cách điều trị đặc hiệu và chưa có vacxin phòng bệnh thì cách phòng sốt xuất huyết hiệu quả nhất là diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt. Bạn có thể  diệt muỗi, loăng quăng và bọ gậy bằng cách loại bỏ môi trường muỗi có thể đẻ trứng. Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không có môi trường đẻ trứng hay có thể thả cá để diệt bọ gậy, loăng quăng. Thường xuyên thau rửa dụng cụ đựng nước để loại bỏ ấu trùng, trứng muỗi… Nên dọn sạch các vũng nước xung quanh nhà và nên mặc quần áo dài, dùng thuốc chống muỗi, đốt tinh dầu đuổi muỗi, dùng vợt điện bắt muỗi. Nên mắc màn đi ngủ để tránh bị muỗi đốt và giữ cho muỗi không đốt người bệnh để mang virus lây truyền cho người khoẻ.

Bạn nên tăng sức đề kháng, xây dựng hệ miễn dịch tự nhiên từ dinh dưỡng hàng ngày. Đặc biệt có một cách phòng sốt xuất huyết an toàn và hiệu quả là tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra bằng thảo dược. Các thảo dược như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ có trong viên uống giúp dễ dàng sử dụng và nhận được hiệu quả. Khi sử dụng viên uống thảo dược này sẽ đem đến công dụng là tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém, giúp ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN thường gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh do virus như bệnh sốt xuất huyết. Nhờ tác dụng hiệp đồng của các dược liệu Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet khi kết hợp với các thành phần còn lại là cao Hoa hòe, cao Diếp cá, Gừng, Mã đề và Đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện,  giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra. Nên có thể dùng sản phẩm thảo dược này trong điều trị và phòng bệnh do virus gây nên trong đó có bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. 

>> Xem thêm: Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.