Rối loạn tiêu hóa có sốt không? Nên xử lý như thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
9 Tháng Sáu 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1538

Nhiều người đã rất lo lắng khi thấy mình gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa kèm sốt mà không biết nguyên nhân vì sao. Vậy bị rối loạn tiêu hóa có sốt không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

1. Bị rối loạn tiêu hóa có sốt không?

Rối loạn tiêu hóa có bị sốt không?
Rối loạn tiêu hóa có bị sốt không?

2. Cách xử lý khi bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt

Khi thấy rối loạn tiêu hóa có kèm sốt, người bệnh nên thực hiện các lưu ý sau để có thể cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa, giảm hạ sốt…

Cách khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa kèm sốt hiệu quả
Cách khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa kèm sốt hiệu quả
  • Bù nước và chất điện giải khẩn cấp: Rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh có thể đi ngoài liên tục, nôn mửa… việc này gây mất nước nếu không kịp thời bù nước sẽ khiến cơ thể thiếu nước dẫn đến người bệnh càng thêm mệt mỏi, lả đi… Bù nước và điện giải cũng là cách giúp hạ sốt hiệu quả, an toàn. Người bệnh có thể uống bổ sung nước bằng nước lọc, nước hoa quả, nước pha dung dịch oresol. Có những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh mất nước trầm trọng có thể phải bổ sung bằng đường truyền dịch.
  • Không tùy tiện uống thuốc hạ sốt, dùng kháng sinh: Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu chưa đi khám hay hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chưa biết nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Người bệnh rối loạn tiêu hóa có sốt nên đi khám để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh và  được điều trị kịp thời, đúng cách.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Nên rửa tay sạch sẽ nhất là sau khi đi vệ sinh hay trước khi chế biến thực phẩm, đồ ăn và rửa tay trước khi ăn bằng nước sát khuẩn tay đảm bảo tiêu chuẩn có thể loại bỏ bụi, vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến da tay.
  • Ăn chín uống sôi: Người bệnh nên ăn chín uống sôi để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập gây hại cho đường ruột. Nên tránh ăn các món ăn tái sống như gỏi…
  • Không nên ép người bệnh ăn hoặc uống: Nếu người bệnh rối loạn tiêu hóa có sốt đang mệt, buồn nôn… thì không nên ép người bệnh ăn uống.
  • Đi khám: Người bệnh nên đi khám ngay để có thể tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và điều trị kịp thời.

Người bệnh nên bổ sung lợi khuẩn đường ruột từ thực phẩm như sữa chua hoặc từ men vi sinh. Vì khi bị rối loạn tiêu hóa sẽ mất đi cân bằng vi sinh đường ruột. Hại khuẩn phát triển lấn át lợi khuẩn gây ra rối loạn tiêu hóa. Do đó cần bổ sung lợi khuẩn. Người bệnh nên chọn men vi sinh có chứa Probiotics và Prebiotics. Probiotic sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, chống đầy hơi, chướng bụng, nâng cao sức đề kháng cơ thể… PrebioticFOS – chất xơ hòa tan từ thực vật, có vai trò là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Nên chọn men vi sinh được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro, công nghệ giúp lợi khuẩn sống sót tốt trong đường ruột và phát huy tác dụng. Men vi sinh thích hợp với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, được sản xuất ở dạng cốm nên có thể pha cùng nước, sữa cho trẻ dễ dàng sử dụng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn gỡ được thắc mắc “rối loạn tiêu hóa có sốt không” và có những biện pháp khắc phục phù hợp, giúp bụng dạ “êm ái” trở lại nhanh nhất.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.