Rối loạn nội tiết tố sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
14 Tháng năm 2024

Lần cập nhật cuối:
24 Tháng năm 2024

Số lần xem:
139

Không chỉ thay đổi nội tiết tố khi mang thai mà chị em còn gặp tình trạng này sau sinh. Vậy đâu là nguyên nhân rối loạn nội tiết tố sau sinh cải thiện?

Tìm hiểu về tình trạng rối loạn nội tiết tố sau sinh
Tìm hiểu về tình trạng rối loạn nội tiết tố sau sinh

1. Rối loạn nội tiết tố sau sinh là gì?

Estrogen và progesterone sẽ tăng trong thai kỳ để sản xuất nhau thai. Sau khi chị em sinh xong thì nhau thai được loại, hai hormone này sẽ suy giảm nhanh chóng. Sự sụt giảm estrogen và progesterone để các hormone prolactin và oxytocin cần thiết cho việc cho con bú có thể hoạt động. Sự thay đổi này cũng khiến chị em gặp tình trạng dễ xúc động trong vài tuần đầu sau sinh. Endorphin tăng lên trong quá trình chuyển dạ, đạt mức cao nhất ngay sau khi sinh và giảm sau khi sinh có thể góp phần thay đổi tâm trạng của chị em sau sinh. Corticosteroid sẽ đạt mức cao nhất trong quá trình chuyển dạ và giảm đáng kể trong vòng 3 giờ sau khi sinh chính là giai đoạn chị em dễ tổn thương về cảm xúc nhất. Có thể thấy rối loạn nội tiết tố sau sinh là sự mất cân bằng nội tiết sau sinh, làm thay đổi về thể chất và cảm xúc mà phụ nữ trải qua trong quá trình sinh và giai đoạn hậu sản.

2. Nguyên nhân rối loạn nội tiết tố sau sinh

Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh là do sự thay đổi đột ngột nồng độ của các hormone progesterone và estrogen trong cơ thể sau sinh, hai hormone có vai trò quan trọng trong quá trình mang thai và sinh nở. Trong thời gian mang thai, lượng progesterone trong cơ thể bà bầu tăng cao. Sau khi sinh con, nhau thai – nhân tố chính góp phần sản xuất progesterone bị loại bỏ, khiến cho nồng độ progesterone trong cơ thể giảm mạnh và lúc này nồng độ estrogen chiếm đa số, gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến giáp và tuyến thượng thận, dẫn tới viêm tuyến giáp, suy giáp hoặc tuyến giáp kém hoạt động. Do mức progesterone giảm đột ngột, gây ra một số triệu chứng khó chịu và cơ thể chị em mất từ ​​6 – 8 tuần để khôi phục sự cân bằng nội tiết tố, thời gian này với chị e đang cho con bú có thể sẽ lâu hơn.

3. Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố sau sinh

Một vài dấu hiệu dễ nhận biết rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh
Một vài dấu hiệu dễ nhận biết rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh

Có thể nhận biết tình trạng rối loạn nội tiết tố sau sinh qua các dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi
  • Tăng cân
  • Khó tập trung
  • Mất trí nhớ ngắn hạn
  • Tâm trạng lâng lâng
  • Chứng đau nửa đầu
  • Mất ngủ
  • Lo lắng
  • Rụng tóc
  • Da khô
  • Táo bón
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Trầm cảm sau sinh

Tình trạng rối loạn nội tiết tố sau khi sinh khiến nhiều chị em thấy lo lắng. Các triệu chứng phổ biến gồm tâm trạng thất thường, ngủ không ngon giấc, chán ăn, trầm cảm và lo lắng, cảm giác muốn khóc, xu hướng giảm dần sau một hoặc hai tuần. Nhưng nếu các triệu chứng này không biến mất hoặc trở nên nặng hơn, thì cần can thiệp vì đây có thể là biểu hiện của chứng trầm cảm sau sinh. 

4. Mất cân bằng nội tiết sau sinh ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Mất cân bằng nội tiết tố sau sinh có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Mất cân bằng nội tiết tố sau sinh có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Mất cân bằng nội tiết sau sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em. Những ảnh hưởng chị em gặp phải có:

  • Nhiều người thấy xuất hiện cảm giác buồn bã, mệt mỏi, căng thẳng và thay đổi tâm trạng, nghi ngờ về khả năng chăm sóc em bé của chính mình (hội chứng Baby blues) trong vài ngày đầu sau khi sinh. Hội chứng này sẽ biến mất một cách tự nhiên sau từ 1 – 2 tuần nhưng nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 tuần thì có khả năng chị em bị trầm cảm sau sinh.
  • Tuyến thượng thận sản xuất kích thích tố như steroid và epinephrine (adrenaline), liên quan đến một số triệu chứng có thể xảy ra sau sinh như khó ngủ, mệt mỏi, thèm đồ ngọt hoặc mặn, dùng caffeine để bổ sung năng lượng.
  • Nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, và prolactin – hormone giúp tạo ra sữa mẹ bắt đầu hoạt động làm cho ngực của người mẹ phát triển to hơn so với khi mang thai do lưu lượng máu và sữa tăng lên, tạo ra tình trạng căng sữa. Trạng thái này đạt đến đỉnh điểm từ 2-3 ngày sau sinh và ngực của mẹ sẽ khá cứng và đau, tuy nhiên sẽ giảm xuống trong vòng vài ngày khi mẹ cho trẻ bú.
  • Nồng độ estrogen thấp có thể gây khô âm đạo cho đến khi mức độ nội tiết tố trở lại bình thường.
  • Da khô, mọc mụn trứng cá hoặc thay đổi sắc tố da có thể xảy ra do thay đổi nồng độ hormone.
  • Chị em có thể bị rụng tóc khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi. Nồng độ hormone cao trong thời kỳ mang thai sẽ khiến mẹ mọc nhiều tóc hơn trong 9 tháng ngược lại khi nồng độ hormone giảm sau sinh, tóc của mẹ sẽ giảm đi và bước sang giai đoạn phát triển mới.
  • Sự thay đổi nồng độ hormone và lượng máu trong thời kỳ mang thai có thể khiến mẹ dễ bị sâu răng và bị bệnh nướu răng.
  • Tầm nhìn hơi mờ hoặc khô mắt có thể là do hormone thai kỳ. 

5. Cách cân bằng nội tiết tố sau sinh

5.1. Tránh xa các chất có hại

Để cân bằng nội tiết tố nữ sau sinh chị em nên tránh xa các chất kích thích
Để cân bằng nội tiết tố nữ sau sinh chị em nên tránh xa các chất kích thích

Chị em nên tránh xa các chất kích thích như Nicotine, rượu và caffeine vì các chất có thể làm trầm trọng thêm việc mất cân bằng nội tiết tố sau sinh. Do đó người mẹ cần là tránh uống rượu, hút thuốc và đồ uống có chứa caffeine như cà phê.

5.2. Dùng vitamin bổ sung

Chị em có thể chọn cân bằng vitamin và khoáng chất trong cơ thể để khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố. Nhưng nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc, vitamin vì những gì mẹ ăn uống có thể truyền sang trẻ qua sữa mẹ.

5.3. Tránh các sản phẩm từ đậu nành

Đậu nành là nguồn protein dồi dào rất cần thiết sau khi sinh nhưng chúng có chứa phytoestrogen – estrogen thực vật và làm trầm trọng thêm các vấn đề do estrogen thống trị cơ thể gây ra. Do đó chị em sau sinh nên hạn chế các sản phẩm từ đậu nành.

5.4. Nhận đủ ánh nắng mặt trời

Thiếu vitamin D có thể dẫn đến nồng độ hormone tuyến cận giáp tăng cao, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố sau sinh. Vì thế chị em nên tranh thủ tắm nắng để có thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời góp phần duy trì sự cân bằng nội tiết tố.

5.5. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp chị em cân bằng nội tiết tố sau sinh hiệu quả
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp chị em cân bằng nội tiết tố sau sinh hiệu quả

Chị em có thể cân bằng nội tiết tố sau sinh bằng cách tập thể dục thường xuyên. Thói quen này sẽ giúp giải phóng endorphin, cải thiện tâm trạng và giảm stress.

5.6. Tăng lượng chất xơ mỗi ngày

Để loại bỏ bớt hàm lượng estrogen trong cơ thể, chị em sau sinh nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, súp lơ xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan,…

5.7. Không dùng thực phẩm giàu axit béo không bão hòa đa

Do các thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết và làm cho các triệu chứng mất cân bằng trở nên trầm trọng hơn vì thế chị em nên tránh các loại thực phẩm có chứa axit béo không bão hòa đa như bơ thực vật, dầu đậu phộng,..

5.8. Yoga

Nên tập các bài tập Yoga để thư giãn, tránh căng thẳng
Nên tập các bài tập Yoga để thư giãn, tránh căng thẳng

Yoga giúp loại bỏ căng thẳng và thư giãn cơ thể, giảm lo lắng, mất ngủ và khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể mà chị em có thể áp dụng.

5.9. Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và gia tăng các vấn đề do rối loạn nội tiết tố sau sinh con của chị em do đó mà sau sinh chị em nên ngủ nhiều nhất khi có thể.

Hiện nay có sản phẩm viên uống chứa EstroG-100 được chiết xuất từ thảo dược quý là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu mà chị em có thể chọn dùng để bổ sung estrogen cũng như cân bằng nội tiết tố. Các thảo dược này đã được dùng trong thuốc dân gian lâu đời tại Hàn Quốc và Trung Quốc, đã được FDA Mỹ, Hàn Quốc, Canada công nhận là an toàn, cho tác dụng mạnh gấp 3 lần estrogen thảo dược thông thường mà còn rất an toàn, không làm tăng cân, không gây khối u, không gây tác dụng kể cả khi sử dụng lâu dài. Cùng với estrogen thì viên uống còn có Progesterone và Testosterone sẽ mang lại hiệu quả đồng bộ. Các tiền nội tiết tố sẽ được cơ thể tự hấp thu và tổng hợp theo nhu cầu thực nên không gây tác dụng phụ như các loại thuốc nội tiết tố, không gây ung thư, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như sức khỏe của mẹ. 

Rối loạn nội tiết tố sau sinh sẽ cải thiện ở thời điểm 6 tháng sau sinh, chị em hãy chú ý giữ tâm trạng,  ăn uống đủ chất, vận động nhẹ nhàng để cân bằng nội tiết tố sau sinh nhé. 

>> Xem thêm: Rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách điều trị

Nguồn tham khảo:

[1]. Postpartum Hormonal Changes: What to Expect? https://www.vinmec.com/en/news/health-news/obstetrics-gynecology-and-assisted-reproductive-technologies-art/postpartum-hormonal-changes-what-to-expect/

[2]. Hormonal Changes in the Postpartum and Implications for Postpartum Depression. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0033318298713556

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận