Chị em bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
13 Tháng mười một 2023

Lần cập nhật cuối:
12 Tháng ba 2024

Số lần xem:
1090

Kinh nguyệt là một phần quan trọng trong chu kỳ sinh học của phụ nữ. Tuy nhiên, không phải lúc nào kinh nguyệt cũng diễn ra đều đặn hàng tháng. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu những người bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi này và cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Giải mã thông tin bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?
Giải mã thông tin bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt được định nghĩa là bất kỳ sự thay đổi nào về chu kỳ kinh nguyệt, vòng kinh, lượng máu kinh,… so với chu kỳ bình thường. Nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt có thể bao gồm căng thẳng, tăng hoặc giảm cân đột ngột, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và sự thay đổi nội tiết tố.

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm chu kỳ kinh nguyệt không đều, số ngày có kinh kéo dài hoặc ngắn hạn, dòng máu kinh nguyệt thay đổi màu sắc và tính chất, đau bụng và cảm giác mệt mỏi.

2. Những triệu chứng cho thấy bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 28 – 35 ngày, thời gian có kinh từ 3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50 – 100 ml. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không nằm trong khoảng trên, tức là bạn đã bị rối loạn kinh nguyệt. Những biểu hiện cho thấy chu kỳ kinh nguyệt của bạn đang bị rối loạn như sau:

Chị em muốn có thai cần nhận biết rõ các dấu hiệu khi bị rối loạn kinh nguyệt
Chị em muốn có thai cần nhận biết rõ các dấu hiệu khi bị rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh không đều: Là khi vòng kinh của bạn dài trên 35 ngày hay ngắn hơn 22 ngày, thậm chí 1 tháng có kinh 2 lần hoặc không có kinh trong mấy tháng.

Bất thường về máu kinh:

  • Cường kinh: lượng máu kinh ra nhiều hơn 100ml trong mỗi kỳ, số ngày có kinh trên 7 ngày.
  • Thiểu kinh: số ngày có kinh dưới 2 ngày và lượng kinh rất ít, chỉ khoảng 20ml cho mỗi chu kỳ.
  • Rong kinh: số ngày có kinh nhiều hơn 7 ngày.

Máu kinh thường là máu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn các cục máu đông hoặc máu chuyển màu nâu đen hoặc đen là bất thường.

3. Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?

Rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không?
Rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không?

Những chị em đang mong muốn có con bị rối loạn kinh nguyệt hẳn rất lo lắng không biết tình trạng này có ảnh hưởng tới việc mang thai không? Thực tế, bị rối loạn kinh nguyệt vẫn có thể có thai, tuy nhiên khả năng thụ thai tự nhiên sẽ thấp hơn người bình thường và có nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn cao hơn.

Tùy vào biểu hiện, nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt mà mức độ ảnh hưởng tới khả năng mang thai của chị em là khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chính khiến người rối loạn kinh nguyệt khó thụ thai chủ yếu do một số yếu tố sau:

  • Vòng kinh không đều khiến chị em khó xác định thời điểm trứng rụng và thời gian quan hệ, từ đó khiến cho việc thụ thai tự nhiên cũng khó khăn hơn những người có kinh nguyệt bình thường.
  • Rối loạn kinh nguyệt còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, viêm âm đạo,… Những bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm là nguyên nhân khiến chị em không thể thụ thai và có con.

4. Cách khắc phục chứng rối loạn kinh nguyệt?

Việc cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, chị em cần phải thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có thể đưa ra phương án điều trị hiệu quả. Cùng với đó, dưới đây là một số biện pháp chị em có thể thực hiện hàng ngày để nâng cao thể trạng, cải thiện tình trạng kinh nguyệt bất thường.

4.1. Cân bằng chế độ ngủ nghỉ, làm việc

Nghỉ ngơi hợp lý giúp điều hòa kinh nguyệt cải thiện chức năng sinh sản
Nghỉ ngơi hợp lý giúp điều hòa kinh nguyệt cải thiện chức năng sinh sản

Tốt nhất, chị em nên đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Điều này giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt và cải thiện chức năng của cơ quan sinh sản.

4.2. Cải thiện tâm lý

Áp lực trong công việc, học tập, stress kéo dài là yếu tố thúc đẩy tuyến thượng thận giảm tiết cortisol – hormone kiểm soát tình trạng căng thẳng, sợ hãi. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài lại ức chế quá trình tiết estrogen, nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, chị em cần giữ cho mình một tâm lý thoải mái, tránh để cơ thể căng thẳng quá lâu để điều hòa kinh nguyệt và tăng khả năng thụ thai.

4.3. Cải thiện rối loạn kinh nguyệt bằng chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt mà còn đảm bảo sức khỏe. Chị em nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả đậm màu, ngũ cốc, các loại thịt giàu protein và chất béo tốt. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng những thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường và muối. Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia,… để giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng khả năng trứng gặp tinh trùng, tăng khả năng thụ thai.

4.4. Tránh xa thuốc tránh thai

Việc sử dụng thuốc tránh thai có thể để lại một số tác dụng phụ, gây khó có thai trở lại sau khi ngừng uống thuốc ở nhiều người. Tốt nhất, chị em bị rối loạn kinh nguyệt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tránh thai, hoặc chị em có thể áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác.

Muốn có thai khi rối loạn kinh nguyệt cần tránh xa thuốc tránh thai trước đó
Muốn có thai khi rối loạn kinh nguyệt cần tránh xa thuốc tránh thai trước đó

4.5. Nói không với chất kích thích

Chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ nói riêng.

Vì vậy, chị em hãy xây dựng cho mình lối sống khoa học, lành mạnh, tránh xa tất cả những chất kích thích để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh. Không để những thói quen này làm ảnh hưởng tới khả năng làm mẹ của bạn sau này.

4.6. Thăm khám định kỳ

Cách tốt nhất để có thể xác định rối loạn kinh nguyệt có thai được không là đi khám sức khỏe định kỳ. Việc này giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt có phải do bệnh lý không. Nếu do bệnh lý, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Sau khi điều trị, cơ thể chị em trở về trạng thái bình thường và hoàn toàn có khả năng có thai trở lại.

4.7. Sử dụng thảo dược tự nhiên

Sử dụng thảo dược để điều kinh, bổ huyết, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt đang là xu hướng được nhiều chị em tin tưởng. Với công nghệ ngày càng hiện đại, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ dược liệu như viên uống EstroG-100 để giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, tăng khả năng thụ thai mà không lo tác dụng phụ cho cơ thể.

Hy vọng, thông qua bài viết bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?”. Điều quan trọng là chị em cần đi thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để tăng khả năng thụ thai.

Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch có phải là mang thai hay không?

Nguồn tham khảo

  • [1] Can I Get Pregnant if My Periods Are Irregular? https://kidshealth.org/en/teens/irregular-periods-qa.html
  • [2] How Irregular Periods Affect Your Ability to Get Pregnant. https://www.uranj.com/blog/how-irregular-periods-affect-your-ability-to-get-pregnant

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.