Rối loạn kinh nguyệt có quan hệ được không? Cách khắc phục

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
11 Tháng mười một 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
251

Có nhiều chị em đặc biệt quan tâm và bối rối về vấn đề rối loạn kinh nguyệt có quan hệ được không? Tình trạng này có gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục hoặc sức khỏe không? Mời bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé!

Cùng tìm hiểu liệu rối loạn kinh nguyệt có quan hệ được không?
Cùng tìm hiểu liệu rối loạn kinh nguyệt có quan hệ được không?

1. Rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ khỏe mạnh thường sẽ kéo dài từ 26 – 32 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người, số ngày hành kinh dao động trong khoảng 3 – 7 ngày và lượng máu kinh xuất hiện trong mỗi chu kỳ trung bình trong khoảng 50ml. Vì vậy, nếu chị em nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình nằm ngoài những đặc điểm trên nghĩa là bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Dưới đây là một số biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt mà chị em phụ nữ cần chú ý nhận biết để tránh gây ra nguy hiểm cho sức khỏe:

  • Vòng kinh không đều: Chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hoặc trễ hơn so với bình thường, ví dụ như chu kỳ bình thường của bạn khoảng 28 ngày nhưng bỗng nhiên chỉ còn 21 ngày hoặc tới 40 ngày mới có kinh nguyệt.
  • Màu sắc kinh nguyệt khác lạ như máu kinh có màu đen hoặc nâu sẫm, đi kèm mùi hôi khó chịu.
  • Rong kinh: Trường hợp chị em thấy kinh nguyệt xuất hiện nhiều và kéo dài hơn bình thường, lượng máu kinh xuất hiện trải dài hơn 7 ngày được xem là rong kinh.
  • Mất kinh: Bỗng nhiên cơ thể không còn xuất hiện kinh nguyệt nữa dù cho bạn không mang thai hay can thiệp đến nội tiết tố.
  • Đau bụng kinh dữ dội, cơ thể mệt mỏi, khó tập trung,…

2. Rối loạn kinh nguyệt có quan hệ được không?

Bị rối loạn kinh nguyệt có nên quan hệ không?
Bị rối loạn kinh nguyệt có nên quan hệ không?

Một số chị em khi gặp phải các biểu hiện bất thường liên quan đến chu kỳ kinh thường lăn tăn không biết các đặc điểm đó có ảnh hưởng gì không nên rất sợ quan hệ tình dục để tránh phiền phức. Vậy trường hợp đang bị rối loạn kinh nguyệt có quan hệ được không?

Những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt như trễ kinh, thưa kinh hay rong kinh… nếu chỉ xuất hiện trong vài ngày rồi hết thì không gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của chị em. Trong trường hợp này bạn vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường nhưng cần chú ý đeo bao cao su để đảm bảo an toàn cho cả hai.

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng hơn, lặp lại thường xuyên, thì chị em cần đến bệnh viện uy tín để thăm khám và tìm ra nguyên nhân cụ thể nhằm trị dứt điểm. Tất nhiên, nếu rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý thì cần kiêng quan hệ tình dục để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau khi điều trị nguyên nhân, bạn vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường.

3. Một số biện pháp giúp điều hòa kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt có thể đều đặn trở lại nếu bạn thực hiện những biện pháp sau đây.

3.1. Điều chỉnh tâm lý, chế độ sinh hoạt

Điều chỉnh tâm lý sẽ giúp cải thiện rối loạn kỳ kinh để cuộc "yêu" được trọn vẹn
Điều chỉnh tâm lý sẽ giúp cải thiện rối loạn kỳ kinh để cuộc “yêu” được trọn vẹn

Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ 8 tiếng một ngày, tránh thức khuya, mỗi đêm nên ngủ trước 11 giờ đêm và dậy trước 7 giờ sáng. Buổi trưa nên dành 30 phút để thư giãn nghỉ ngơi. Uống một cốc sữa ấm sẽ giúp bạn có một giấc ngủ đêm sâu hơn.

Hãy dành ra 30 phút mỗi ngày cho việc thể dục thể thao rèn luyện cơ thể, thư giãn tinh thần, giảm stress. Một số bài tập như chạy bộ, yoga, thể dục nhịp điệu, aerobic,… rất tốt cho bạn. Tuy nhiên không nên tập thể dục thể thao, vận động mạnh trong những ngày “đèn đỏ” tránh những hậu quả xấu.

Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

3.2. Dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng với khẩu phần ăn bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Hạn chế việc sử dụng rượu bia, chất kích thích như cà phê, trà đặc… từ bỏ thói quen hút thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến nội tiết tố cũng như chu kỳ kinh nguyệt.

Tránh những thực phẩm như đồ ăn có vị chua, cay, nóng, đồ ngọt có lượng đường cao… khi bạn đang vào ngày có kinh.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm hạn chế kỳ kinh rối loạn quan hệ được tốt hơn
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm hạn chế kỳ kinh rối loạn quan hệ được tốt hơn

3.3. Vệ sinh sạch sẽ

Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày nhất là trong những ngày kinh nguyệt để loại bỏ vi khuẩn, tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây rối loạn kinh nguyệt.

Bạn cần kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Không nên quan hệ tình dục trong những ngày “đèn đỏ” tránh viêm nhiễm và vi khuẩn xâm nhập.

3.4. Sử dụng thực phẩm chức năng điều trị rối loạn kinh nguyệt

Chị em bị rối loạn kinh nguyệt nên dùng kết hợp với thực phẩm chức năng để điều hòa nội tiết tố của cơ thể, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Chị em có thể tham khảo sản phẩm bổ sung nội tiết tố an toàn từ thảo dược như EstroG-100 được chiết xuất từ 3 vị dược liệu quý của Hàn Quốc gồm Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu. EstroG-100 đã được chứng minh hiệu quả vượt trội trong việc bổ sung nội tiết tố nữ bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA và Bộ Y tế Canada. Nhờ tác dụng vượt trội gấp 3 lần estrogen thảo dược thông thường, EstroG-100 không chỉ hiệu quả trong việc cân bằng nội tiết tố nữ, điều hòa kinh nguyệt mà còn giúp cải hiện triệu chứng rong kinh, chậm kinh, đau bụng kinh,… do rối loạn kinh nguyệt.

Với những chia sẻ trong bài viết “Rối loạn kinh nguyệt có quan hệ được không?”, hy vọng chúng tôi đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

>> Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ có nguy hiểm không?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận