Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
26 Tháng Mười Một 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1244

Bệnh ung thư trực tràng là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Thế nhưng căn bệnh này có dấu hiệu bên ngoài vô cùng giống với bệnh trĩ. Vậy làm sao để phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng?

1. Bệnh trĩ và bệnh ung thư đại trực tràng là gì?

Tìm hiểu về bệnh trĩ và ung thư trực tràng
Tìm hiểu về bệnh trĩ và ung thư trực tràng

Bệnh trĩ là một căn bệnh xảy ra ở khu vực hậu môn – trực tràng. Căn bệnh này xuất hiện do các đám rối tĩnh mạch bị giãn nở quá mức trong thời gian dài khiến các búi trĩ hình thành trên đường lược. Lúc này, khi các búi trĩ đủ lớn sẽ sa ra bên ngoài hậu môn khi người bệnh đi ngoài. Bệnh trĩ tuy gây nên nhiều rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày nhưng là căn bệnh có thể điều trị được. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám kịp thời nếu không có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc mạch búi trĩ, sa nghẹt hậu môn, nhiễm khuẩn và có thể dẫn đến ung thư.

Còn ung thư trực tràng là căn bệnh ung thư bắt đầu từ phần ruột kết gây nên bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng ra các tế bào khỏe mạnh khác bên trong cơ thể. Bệnh ung thư trực tràng cũng được xem là biến chứng nguy hiểm của một số căn bệnh khác trong đó có bệnh trĩ nếu không được điều trị triệt để. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm bởi khi nhận biết được các triệu chứng rõ nét thì bệnh đã ở tình trạng nặng và không thể điều trị ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người mắc bệnh.

2. Lý do gây nhầm lẫn bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

Thực chất, hai căn bệnh này dễ nhầm lẫn với nhau là do:

  • Thường có chung dấu hiệu nhận biết là tình trạng đi cầu ra máu.
  • Tiếp đến đó là đều hình thành ở khu vực trực tràng và gây ảnh hưởng đến hậu môn.

3. Phân biệt bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng người bệnh cần nắm được qua 4 đặc điểm sau đây:

3.1. Dựa vào triệu chứng đi ngoài ra máu

Cách phân biệt bệnh trĩ và ung thự trực tràng dựa vào triệu chứng đi ngoài ra máu
Cách phân biệt bệnh trĩ và ung thự trực tràng dựa vào triệu chứng đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu được xem là triệu chứng chung của hai căn bệnh. Tuy nhiên, với mỗi loại bệnh biểu hiện đi ngoài ra máu sẽ thể hiện khác nhau. Cụ thể đó là:

Với bệnh trĩ:

  • Người bệnh khi đi đại tiện sẽ chảy máu giàu oxi có màu đỏ tươi, không lẫn vào phân và đi liền theo phân.
  • Tình trạng chảy máu thay đổi rõ rệt qua từng giai đoạn của bệnh: Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ bị chảy máu ít, nhỏ giọt và không thường xuyên. Đến khi bệnh trĩ ở cấp độ lớn hơn sẽ thấy tình trạng máu chảy nhiều hơn, chảy giọt ranh hoặc phun thành từng tia khiến người bệnh bị mất máu nhanh.
  • Máu sẽ chảy nhiều hơn mỗi lần đi đại tiện khi người bệnh uống rượu bia, ăn đồ cay nóng hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Với bệnh ung thư trực tràng:

  • Người bệnh sẽ nhân thấy máu chảy ra có màu thẫm kèm theo thành phần nhớt giống như dịch, mủ.
  • Số lượng máu chảy không theo quy luật và thời kỳ nào. Có lúc máu chảy ít hoặc máu chảy nhiều nhưng không thường xuyên.

3.2. Dựa vào các triệu chứng khác của từng bệnh

Dựa vào các triệu chứng khác để phân biệt bệnh ung thư trực tràng và bệnh trĩ
Dựa vào các triệu chứng khác để phân biệt bệnh ung thư trực tràng và bệnh trĩ

Ngoài tình trạng chảy máu, người bệnh cũng có thể phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng qua các triệu chứng khác như sau:

Các triệu chứng của bệnh trĩ:

  • Với bệnh trĩ, người bệnh sẽ nhận biết bệnh trĩ qua dấu hiệu sa búi trĩ rất rõ ràng. Mức độ sa búi trĩ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào kích thước búi trĩ lớn hay bé. Nếu ở mức độ nhẹ, búi trĩ có thể sa ra ngoài nhưng tự co vào được. Khi ở mức độ nặng búi trĩ sẽ không thể tự co vào được, người bệnh phải dùng tay đẩy vào trong. Và khi ở cấp độ 4 thì búi trĩ sẽ không thể co lại vào hậu môn nữa, cấp độ này rất nguy hiểm và gây nên nhiều biến chứng nặng nề.
  • Khi bị bệnh trĩ, người bệnh sẽ nhận thấy dịch nhầy xuất hiện xung quanh rìa hậu môn. Số lượng dịch nhầy này tăng tỉ lệ thuận với cấp độ của bệnh trĩ.
  • Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa, sưng, phù nề ở vùng hậu môn.
  • Mắc bệnh trĩ sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể suy nhược, vàng da…

Các triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng:

  • Khi bị ung thư đại tràng, người bệnh sẽ nhận thấy tần suất đi ngoài nhiều hơn, ngoài ra, phân sẽ kèm theo chất nhầy, mỏng và hẹp hơn bình thường.
  • Có cảm giác muốn đi ngoài thường xuyên nhưng lại không thể rặn ra phân.
  • Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng gây nên tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy liên tục hoặc đan xen nhau.
  • Thường xuyên gặp phải các cơn đau quặn vùng bụng, đau tái mặt. Càng về giai đoạn cuối người bệnh càng đau nhiều hơn.
  • Hay bị khó thở, chóng mặt, mệt mỏi.
  • Người bệnh sút cân nhanh chóng, kém ăn không rõ lý do.

3.3. Đối tượng mắc bệnh

Đối tượng mắc bệnh ở hai loại bệnh này khác hẳn nhau. Cụ thể đó là:

  • Với bệnh trĩ: Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng và đang có xu hướng gia tăng. Nhất là những người có đặc thù công việc ngồi liên tục nhiều giờ, những người bị táo bón kinh niên hoặc nhóm phụ nữ mang thai, sau sinh.
  • Với bệnh ung thư trực tràng: Căn bệnh này xuất hiện phổ biến ở nhóm tuổi trung niên khoảng 40-55 nhất là những người: Bị viêm loét đại tràng, polyp đại tràng, nhóm người có người thân từng mắc ung thư đại tràng sẽ có tỉ lệ mắc căn bệnh nguy hiểm này cao hơn hẳn.

Tuy nhiên, nhóm người trẻ cũng nên lưu ý bởi hiện nay sự thay đổi trong lối sống sinh hoạt, các loại thực phẩm hàng ngày không đảm bảo chất lượng hoặc có những thói quen xấu cũng dễ mắc phải căn bệnh ung thư trực tràng.

3.4. Dựa vào kết quả xét nghiệm

kết quả xét nghiệm là cách nhận biết rõ nhất bệnh ung thư trực tràng và bệnh trĩ
Kết quả xét nghiệm là cách nhận biết rõ nhất bệnh ung thư trực tràng và bệnh trĩ

Kết quả xét nghiệm là cách phân biệt rõ ràng nhất hai căn bệnh trĩ và ung thư trực tràng. Cụ thể, các bác sĩ sẽ tiến hành như sau:

Với bệnh trĩ, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng hậu môn trực tràng. Sau đó cho người bệnh làm một số xét nghiệm máu và tiến hành nội soi trực tràng.

Với bệnh ung thư đại tràng, bác sĩ sẽ tiến hàng các xét nghiệm sàng lọc để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh đó là:

  • Thăm khám trực tràng.
  • Chụp hình đại tràng với chất cản quang.
  • Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.
  • Xét nghiệm DNA phân.
  • Chụp cắt lớp đại tràng.

4. Phương pháp điều trị bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Với hai căn bệnh này các bác sĩ sẽ tiến hành:

Phương pháp điều trị bệnh trĩ

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
  • Áp dụng một số mẹo dân gian: với những trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng bệnh của mình như: sử dụng rau diếp cá, cây thiên lý, cây rau sam,…
  • Sử dụng thuốc Tây y điều trị nội khoa: Khi mắc bệnh trĩ mức độ cao hơn, các biện pháp dân gian thường không mang lại tác dụng mà các bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng một vài loại thuốc nội khoa chữa bệnh trĩ. Ngoài ra có thể áp dụng một số loại kem bôi ngoài da để điều trị bệnh trĩ tại chỗ.
  • Các phương pháp phẫu thuật: Biện pháp này thường được chỉ định với những người bị trĩ quá nặng và các biện pháp khác không còn mang lại tác dụng. Lúc này dựa vào tình hình của mỗi đối tượng mà các bác sĩ áp dụng các phương pháp cắt trĩ phù hợp như: PPH, HCTP, Longo…
    Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp với việc sử dụng viên uống bảo vệ sức khỏe chứa các thành phần tự nhiên như đương quy, diếp cá, hoa hòe (rutin), meriva… sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ hiệu quả hơn và ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Sản phẩm này được nhiều người dùng tin tưởng và rất an toàn nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. (Chi tiết sản phẩm tại đây).

Phương pháp điều trị ung thư trực tràng:

Một số phương pháp áp dụng điều trị ung thư trực tràng
Một số phương pháp áp dụng điều trị ung thư trực tràng

Bệnh ung thư trực tràng nếu phát hiện ở giai đoạn ban đầu các bác sĩ có thể tiến hành điều trị. Còn nếu khi khối u đã di căn và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể thì tỉ lệ chữa khỏi là không có. Một số biện pháp được áp dụng khi nhận thấy dấu hiệu từ ban đầu như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Nếu các khối u còn nhỏ và không có dấu hiệu di căn các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u để loại bỏ bệnh từ gốc với các loại ung thư trực tràng mới hình thành.
  • Xạ trị: Đây là phương pháp điều trị tại chỗ giúp khối u thu nhỏ lại và loại bỏ dễ dàng hơn. Đây là biện pháp thường áp dụng nhất trong điều trị các bệnh ung thư.
  • Hóa trị: Phương pháp này là phương pháp điều trị toàn thân. Các loại thuốc hóa trị được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc sử dụng thông qua đường uống. Biện pháp này thường được áp dụng sau phi phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể người bệnh và kiểm soát sự phát triển của bệnh.

Tuy nhiên, các biện pháp này sẽ gây nên những biểu hiện như rụng tóc, buồn nôn, đau miệng, mệt mỏi, nhiễm khuẩn hoặc chảy máu.

Dù là căn bệnh trĩ hay ung thư đại trực tràng thì hai căn bệnh này đều nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Những cách phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng trên đây hy vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát cũng như phân biệt được sớm hai căn bệnh này với nhau để có hướng điều trị đúng đắn nhất.

Bài viết liên quan: Cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ một cách rõ ràng nhất

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA