Trả lời câu hỏi: Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
31 Tháng Ba 2021

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1398

Hỏi: Chào bác sĩ, tôi bị nứt kẽ hậu môn và tình trạng này khiến tôi vô cùng khó chịu, đau đớn. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh này có nguy hiểm không và đâu là cách điều trị hiệu quả nhất mà người bệnh như tôi nên áp dụng? (Thanh Lam – Hà Nội)

Góc thắc mắc: Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
Góc thắc mắc: Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?

Chào bạn Thanh Lam, câu hỏi của bạn cũng là câu hỏi của nhiều người khi gặp phải tình trạng nứt kẽ hậu môn, một bệnh lý ở hậu môn thường do có đường nứt nhỏ hoặc rách ở niêm mạc hậu môn xuất hiện. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung sau đây và cũng là đáp án cho câu hỏi của bạn.

1. Bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?

Bệnh nứt kẽ hậu môn thường làm người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu và luôn bất an do vết nứt có thể chảy máu, nhức nhối. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng có thể có nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Những biến chứng thường gặp với người bệnh nứt kẽ hậu môn:

1.1. Thiếu máu

Khi bị nứt kẽ hậu môn thì tình trạng chảy máu khi đi ngoài là một triệu chứng thường gặp. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, diễn ra thường xuyên thì người bệnh dễ bị thiếu máu. Sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như ngất xỉu, choáng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… xảy ra khi người bệnh bị thiếu máu.

1.2. Nhiễm trùng hậu môn

Hậu môn là nơi mà vi khuẩn tập trung ở đường ruột và ống hậu môn sẽ tấn công vào các vết nứt, dễ dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm hậu môn. Trường hợp nguy hiểm hơn là khi các vi khuẩn xâm nhập vào thành tĩnh mạch bị vỡ, sẽ gây nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

1.3. Gây các bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng

Nứt kẽ hậu môn nếu không được điều trị hoặc điều trị không triệt để, bệnh có nguy cơ biến chứng thành apxe hậu môn, rò hậu môn hay thậm chí là ung thư hậu môn, những bệnh mãn tính rất khó chữa khỏi triệt để. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.

1.4. Viêm nhiễm phụ khoa

Với chị em phụ nữ bị nứt kẽ hậu môn thì chất dịch tiết ra từ cửa hậu môn gây kích thích phần da hậu môn, nếu khu vực này không được chú ý giữ vệ sinh, không rửa vệ sinh hàng ngày, hay nếu chị em ngứa mà gãi có thể làm viêm nhiễm lan rộng hơn. Lúc này vi khuẩn ở ống hậu môn sẽ xâm nhập vào vùng kín dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, chị em sẽ vừa mắc nứt kẽ hậu môn và viêm nhiễm phụ khoa, khó chịu vô cùng.

Những biến chứng thường gặp của bệnh nứt kẽ hậu môn
Những biến chứng thường gặp của bệnh nứt kẽ hậu môn

2. Các cách điều trị nứt kẽ hậu môn

2.1. Điều trị không phẫu thuật

Với những trường hợp nứt kẽ hậu môn nhẹ, các vết nứt còn nhỏ và chưa bị nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc trị nứt kẽ hậu môn sau:

  • Thuốc làm mềm phân, giúp nhuận tràng, hạn chế tình trạng táo bón.
  • Kem bôi có chứa thành phần Anusol – HC, oxit kẽm để giúp người bệnh giảm đau rát, khó chịu ở hậu môn và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, hạn chế viêm nhiễm.
  • Thuốc đặt hậu môn: Nifedipine, Diltiazem giúp làm giãn cơ thắt hậu môn, hạn chế đau đớn cho người bệnh.

Cùng với điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh còn có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả như ngâm nước ấm hậu môn, xông rửa hậu môn, đắp hậu môn:

  • Ngâm nước ấm hậu môn sẽ giúp tăng khả năng lưu thông máu ở vùng hậu môn, thư giãn cơ thắt. Người bệnh cần chuẩn bị một chậu nước ấm, pha thêm chút muối và ngâm khoảng 10 phút.
  • Xông rửa hậu môn bằng lá trầu không hoặc lá chè xanh hay lá ổi rửa sạch dùng đun với nước, sau đó người bệnh lấy nước này xông hậu môn cho đến khi nước chuyển từ nóng sang ấm. Nhờ cách này sẽ giúp sát khuẩn vết thương, làm khô vết nứt và hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn.
  • Đắp hậu môn là cách lá diếp cá đã được rửa sạch, giã nát rồi cho vào miếng vải sạch đắp lên hậu môn trong 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Diếp cá sẽ giúp chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả.

2.2. Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phẫu thuật

Khi các điều trị nội khoa không có tác dụng thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phẫu thuật. Các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật phổ biến hiện nay có:

  • Nong hậu môn: Phương pháp này có tác dụng ngăn ngừa lỗ hậu môn bị chít hẹp với các trường hợp vết nứt hậu môn mới. Người bệnh có thể được chỉ định nong hậu môn nếu nứt kẽ hậu môn mãn tính và nhiều triệu chứng tái phát.
  • Cắt cơ vòng hậu môn: Phương pháp này giúp nới lỏng các vết nứt hoặc rách ở hậu môn, được chỉ định áp dụng cho các trường hợp nứt kẽ hậu môn tái phát. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ vết nứt hoặc mở cơ thắt bằng phẫu thuật.
  • Thủ thuật Starr: Những trường hợp đại tiện tắc nghẽn gây rách hậu môn sẽ được chỉ định áp dụng cách làm này. Bác sĩ sẽ cắt túi sa trực tràng qua đường hậu môn, mở cơ thắt trong hoặc phối hợp cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt trong.
  • Xâm lấn tối thiểu HCPT: Đây là phương pháp cho kết quả tối ưu và an toàn nhất trong điều trị các bệnh hậu môn trực tràng trong đó có nứt kẽ hậu môn. Phương pháp này sẽ hạn chế các rủi ro, biến chứng của các phương pháp truyền thống và người bệnh sẽ cảm thấy hài lòng, không lo bệnh tái phát.

Ngoài các cách điều trị nứt kẽ hậu môn này, người bệnh có thể chọn dùng viên uống có chứa các thành phần là cao diếp cá, cao đương quy, nghệ nano, magie, rutin. Viên uống này sẽ giúp hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng chảy máu, đau rát, ngứa … Đồng thời còn giúp phòng ngừa táo bón, bảo vệ và tăng sức bền tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa. Cùng với viên uống này, người bệnh có thể dùng thêm gel để giúp chăm sóc da, giúp làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong nứt kẽ hậu môn và một số trường hợp như viêm, sưng, đau, rát, mụn nhọt, rò và nứt hậu môn. (Xem chi tiết sản phẩm tại đây).

>> Xem thêm: Thầy thuốc ưu tú Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế sẽ tư vấn cách đẩy lùi tình trạng nét kẽ hậu môn và chảy máu khi đi cầu TẠI ĐÂY.

Qua những thông tin này hi vọng bạn Thanh Lam đã hiểu hơn về bệnh nứt kẽ hậu môn và các cách điều trị bệnh lý này hiện nay. Chúc bạn điều trị hiệu quả và mau chóng bình phục.

Bài viết liên quan: Nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA