Viêm âm đạo do nấm Candida – Những điều cần biết

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
28 Tháng Tư 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
2979

Viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh phụ khoa rất phổ biến ở nữ giới. Đây là nấm men gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt cũng như khả năng sinh sản của chị em. Vậy nguyên nhân nhiễm nấm Candida là gì? Làm sao để điều trị dứt điểm và phòng ngừa nguy cơ nhiễm nấm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh gì?

Viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh gì?
Viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh gì?

Viêm âm đạo do nấm Candida (hay còn gọi là nhiễm nấm âm đạo) là bệnh nhiễm trùng do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans tại âm đạo, dẫn đến tình trạng kích ứng, ngứa, tiết nhiều khí hư và đau rát tại bộ phận sinh dục này.

Thực tế, Candida albicans là một loại nấm men sống ký sinh chủ yếu ở vùng kín của chị em phụ nữ. Khi cơ thể khỏe mạnh, môi trường âm đạo cân bằng, loại nấm này tồn tại ở dạng bào tử và không gây hại. Tuy nhiên khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, rối loạn nội tiết tố, nhiễm vi khuẩn… dẫn đến mất cân bằng pH âm đạo thì chúng mới có cơ hội phát triển mạnh, gây viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục.

Theo các kết quả khảo sát, có trên 75% phụ nữ bị nhiễm nấm candida ít nhất một lần trong đời. Nguy cơ nhiễm nấm Candida sẽ tăng lên nếu phụ nữ đang có thai hoặc mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, ăn uống không khoa học, vệ sinh kém…

2. Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị viêm âm đạo do nấm Candida

Nhìn chung khi bị nhiễm nấm Candida Albicans, chị em sẽ thấy biểu hiện đặc trưng là tiết nhiều khí hư, gây khó chịu, ngứa ngáy và đau rát vùng kín, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống và còn gây rất nhiều hậu quả xấu khác.

Trong đó, điển hình có các dấu hiệu sau rất dễ nhận biết:

  • Khí hư ra nhiều bất thường, màu trắng đục, lợn cợn như sữa chua; có thể vón cục hoặc bám thành từng mảng vào thành âm đạo, mùi hôi khó chịu.
  • Cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở âm đạo gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Sưng, tấy đỏ ở thành âm đạo; có thể gây xót, bỏng rát khi đi tiểu hoặc đau rát, thậm chí là chảy máu khi quan hệ tình dục.
  • Trường hợp nặng gây sưng tấy, phù nề ở âm hộ, hai môi, lan ra cả đùi, bẹn.

3. Vì sao nữ giới dễ bị viêm âm đạo do nấm Candida?

Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm candida đều đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày và có thể phòng ngừa được. Vì thế, việc nắm rõ những nguyên nguyên nhân này rất quan trọng trong quá trình dự phòng bệnh.

Nguyên nhân gì khiến nữ giới dễ bị viêm âm đạo do nấm Candida?
Nguyên nhân gì khiến nữ giới dễ bị viêm âm đạo do nấm Candida?

3.1. Quan hệ tình dục không an toàn

Nguy cơ nhiễm nấm candida có thể bắt nguồn từ những hoạt động tình dục không an toàn như quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn, không sử dụng bao cao su… Ngoài ra, nấm candida có thể lây lan qua các đồ vật dùng chung như khăn, quần lót, sextoy… với người mang bệnh. Nam giới cũng có thể bị nhiễm nấm với biểu hiện sưng đỏ, ngứa, cảm giác bỏng, rát và có chất nhầy trắng ở đầu dương vật.

3.2. Sử dụng kháng sinh lâu ngày

Thuốc kháng sinh được dùng phổ biến trong điều trị một số bệnh do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, trong quá trình tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, thuốc này cũng diệt luôn cả vi khuẩn có lợi trong âm đạo. Do đó, chị em dùng thuốc kháng sinh liều cao, lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên ở âm đạo, tạo điều kiện cho nấm men hoạt động mạnh và gây viêm.

3.3. Phụ nữ bị đái tháo đường, đang trong thời kỳ mang thai, điều trị ung thư

Đặc điểm của nấm Candida là “hảo đường”, do đó, những chị em có lượng đường trong máu cao, đang bị tiểu đường, đái tháo đường… dễ bị nhiễm nấm hơn những người bình thường. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai, bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp hóa trị, xạ trị cũng có nguy cơ bị nhiễm nấm candida. Mặt khác, đây là những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm nên nấm âm đạo cũng tái phát thường xuyên hơn.

3.4. Thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách

Vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, quần lót ẩm ướt, không thay băng vệ sinh thường xuyên, nguồn nước bị ô nhiễm… tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, thói quen thụt rửa sâu trong âm đạo, lạm dụng dung dịch vệ sinh hay nước hoa vùng kín… cũng gây mất cân bằng pH âm đạo, khiến nấm candida phát triển mạnh hơn.

3.5. Đồ lót chất liệu không thoát mồ hôi

Môi trường âm đạo luôn có độ ẩm ướt nhất định, vì vậy, khi mặc đồ lót quá chật, chất liệu không thấm hút tốt sẽ khiến vùng kín bị bí bách. Đây chính là điều kiện lý tưởng để nấm candida phát triển và gây bệnh. 

3.6. Băng vệ sinh không đạt chất lượng

Làn da vùng kín rất nhạy cảm, do đó khi tiếp xúc với hóa chất, chất lạ dễ gây kích ứng, mẩn ngứa. Do đó, nếu bạn sử dụng băng vệ sinh, cốc nguyệt san, tampon… kém chất lượng, sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng ngược cực kỳ nguy hiểm. Bên cạnh đó, nếu bạn không thay băng vệ sinh thường xuyên, thậm chí những ngày ra ít không thay băng sẽ khiến nấm tái phát thường xuyên.

4. Viêm âm đạo do nấm Candida nguy hiểm như thế nào?

Bị viêm âm đạo do nấm Candida sẽ rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Bị viêm âm đạo do nấm Candida sẽ rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Nhiễm nấm candida âm đạo không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ phải đối mặt với những hậu quả sau: 

  • Gây ngứa rát khó chịu ở vùng âm đạo: Khí hư tiết nhiều khiến âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy ở vùng kín khiến người bệnh bứt rứt không yên. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây nên tâm lý ức chế, cản trở công việc và các hoạt động thường ngày.
  • Ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng: Các triệu chứng của bệnh viêm âm đạo như ra khí hư, cảm giác ngứa ngáy, đau rát khi quan hệ… khiến chị em cảm thấy tự ti, giảm ham muốn, trốn tránh “chuyện ấy” dẫn đến việc vợ chồng xa cách.
  • Viêm nhiễm ngược dòng: Vì hệ sinh dục nữ là một ống liên tục từ âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng. Do vậy, nếu không điều trị dứt điểm, nấm candida có nguy cơ lây lan đến các bộ phận trên. Đối với những chị em đã từng thực hiện thủ thuật nạo phá thai thì lớp niêm mạc càng dễ tổn thương hơn.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Môi trường âm đạo bị viêm nhiễm có thể diệt luôn cả tinh trùng, ngăn cản tinh trùng bơi vào trong để gặp trứng và thụ tinh. Từ đó dẫn đến nguy cơ hiếm muộn, khó có thai.

Trường hợp chị em mắc nấm âm đạo khi mang thai sẽ dẫn đến viêm màng ối, sảy thai, nguy cơ nhiễm trùng hậu sản và biến chứng sau sinh… Nếu trẻ sinh thường có nguy cơ mắc các bệnh về mắt và da.

5. Điều trị dứt điểm viêm âm đạo do nấm Candida

5.1. Dùng thuốc

Dùng thuốc điều trị viêm âm đạo do nấm Candida
Dùng thuốc điều trị viêm âm đạo do nấm Candida

Đối với các trường hợp nấm âm đạo gây viêm nhẹ hoặc chị em bị nấm lần đầu, không có bệnh lý đi kèm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tại chỗ dạng đặt hoặc uống. Các loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Clotrimazole 100mg hoặc Miconazole 100mg: Đặt 1 viên vào âm đạo mỗi đêm, liên tục trong 7 ngày. 
  • Econazole 150mg: mỗi đêm đặt 1 viên, thực hiện trong 3 ngày.
  • Fluconazol 150mg uống liều duy nhất hoặc Itraconazole 100mg uống 2 viên/ngày liên tục từ 3 – 5 ngày.

Trong quá trình điều trị chị em cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị dẫn đến việc dùng sai liều lượng, dễ gây nhờn thuốc, chữa không đúng bệnh và gây tác dụng phụ có hại cho cơ thể.

Trường hợp viêm âm đạo nặng, thường xuyên tái phát hoặc kèm theo các bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch thì cần điều trị song song cả hai bệnh và có thể kết hợp với phương pháp ngoại khoa nếu cần thiết.

5.2. Mẹo chữa nấm Candida tại nhà

Với tình trạng viêm âm đạo do nấm Candida nhẹ chị em có thể tham khảo các mẹo chữa nấm Candida sau đây:

Trị nấm âm đạo Candida bằng sữa chua

Trị nấm âm đạo Candida bằng sữa chua
Trị nấm âm đạo Candida bằng sữa chua

Sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn lactobacillus giúp tăng cường vi khuẩn có lợi trong âm đạo, ức chế sự phát triển quá mức của nấm men, giúp cân bằng môi trường âm đạo. Do đó, bạn hãy ăn 1-2 hũ sữa chua không đường mỗi ngày vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm do nấm hiệu quả. 

Cách trị viêm âm đạo do nấm Candida bằng giấm táo

  • Giấm táo chứa các enzyme và lợi khuẩn có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của nấm candida. Đặc biệt, loại giấm này có pH dao động trong khoảng từ 4.5–5.5, giúp cân bằng pH âm đạo.
  • Cách thực hiện rất đơn giản, trộn 3 thìa giấm táo cùng 2 ly nước ấm. Chị em dùng nước này để vệ sinh vùng kín mỗi ngày 1 lần đến khi giảm các triệu chứng bệnh.

Dùng lá trà xanh trị nấm candida vùng kín

  • Lá trà xanh chứa nhiều các dưỡng chất có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt các tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có nấm men.
  • Cách thực hiện như sau, chị em chỉ cần đun sôi một nồi nước là trà xanh, dùng nước đó để vệ sinh vùng kín mỗi ngày. 
  • Ngoài ra, bạn có thể hãm lá trà xanh để uống thay nước lọc, vừa giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư và giảm viêm nhiễm hiệu quả.

Lá ngải cứu hỗ trợ điều trị viêm âm đạo do nấm Candida

Lá ngải cứu hỗ trợ điều trị viêm âm đạo do nấm Candida
Lá ngải cứu hỗ trợ điều trị viêm âm đạo do nấm Candida
  • Ngải cứu có tác dụng bổ máu, giảm đau, lưu thông khí huyết nên thường được sử dụng trong bài thuốc trị đau đầu, điều hòa kinh nguyệt và giảm viêm nhiễm.
  • Bài thuốc được thực hiện như sau: Chị em lấy 1 nắm lá ngải tươi, rửa sạch và vò qua rồi sắc với 600ml nước. Đun đến khi nước còn khoảng 100ml thì chia thành 3 phần và uống trong ngày.
  • Để gia tăng hiệu quả điều trị, chị em có thể kết hợp với rửa và xông hơi vùng kín. Sử dụng 20g ngải cứu khô đun cùng 300ml nước, sau khi sôi thì tắt bếp, đổ hỗn hợp ra chậu rồi xông hơi vùng kín. Khi nước nguội thì có thể dùng để rửa âm đạo.

Chữa viêm nấm Candida bằng xông lá trầu không

  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi hơi hắc, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, ức chế và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm gây bệnh.
  • Với bài thuốc này, chị em cần chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch và đun sôi trong 15 phút, cho thêm vài hạt muối. Dùng hỗn hợp nước này để xông hơi vùng kín, khi nước nguội thì dùng để rửa âm đạo. Kiên trì thực 2 – 3 lần/ tuần sẽ thấy các triệu chứng viêm giảm rõ rệt.

Lô hội chữa nấm Candida 

  • Thành phần của lô hội phần lớn là nước, glycoprotein cùng nhiều loại enzym khác có tác dụng giảm kích ứng trên da, làm dịu da, tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây bệnh.
  • Cách thực hiện như sau: Chị em lấy phần thịt lô hội, rửa sạch nhớt rồi trộn lẫn với mật ong, ăn hết trong ngày.

Cách trị viêm nấm Candida bằng tỏi

Cách trị viêm nấm âm đạo Candida bằng tỏi
Cách trị viêm nấm âm đạo Candida bằng tỏi
  • Tỏi chứa thành phần kháng viêm, tăng sức đề kháng và ức chế nấm Candida rất hiệu quả. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên sử dụng tỏi qua đường ăn, không nên đặt tỏi trong âm đạo để chữa nấm. Bởi điều này có thể gây bỏng âm đạo, rát âm đạo và khiến viêm nhiễm nặng hơn. 
  • Nếu ăn được tỏi sống, chị em có thể chế biến tỏi như các gia vị trong món ăn hàng ngày.

Chữa nấm âm đạo Candida tại nhà bằng nước muối sinh lý

  • Đây là phương pháp đơn giản hỗ trợ chữa nấm candida âm đạo rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên mua nước muối sinh lý tại nhà thuốc, không nên tự mình pha. Bởi nếu pha không đúng nồng độ sẽ khiến vùng kín bị khô rát và mất cân bằng pH. 
  • Hàng ngày bạn nên rửa vùng kín bằng nước sạch để loại bỏ bớt vi khuẩn ra ngoài. Sau đó dùng nước muối sinh lý để rửa và massage vùng kín, rồi rửa lại với nước và dùng khăn sạch lau khô.

Cách chữa bệnh viêm âm đạo do nấm Candida bằng mật ong

  • Mật ong có tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm tự nhiên nên được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm cả nhiễm nấm candida.
  • Chị em có thể ăn 2 – 3 thìa cà phê mật ong mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại tác nhân gây bệnh.

5.3. Bổ sung sản phẩm giúp tăng đề kháng, cân bằng hệ vi sinh, độ PH âm đạo

Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa khiến nấm candida dễ tái phát và kéo dài dai dẳng là do suy giảm sức đề kháng, gây mất cân bằng pH âm đạo. Chính vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát, việc cần làm là tăng cường miễn dịch và cân bằng môi trường âm đạo. Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chị em nên bổ sung thêm sản phẩm chứa các thảo dược tự nhiên gồm Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh và chế phẩm Immune Gamma (chiết tách từ thành tế bào vi khuẩn có lợi Lactobacillus).

Trong đó, Trinh nữ hoàng cung và các thảo dược trên là các nguyên liệu quen thuộc trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Nhờ đó, giúp kháng viêm, diệt khuẩn mà không ảnh hưởng đến môi trường âm đạo. Chế phẩm Immune Gamma giúp sản sinh ra vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của hại khuẩn, cân bằng môi trường âm đạo, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, chị em hãy chọn sản phẩm vệ sinh phụ khoa chuyên dụng có độ pH=(4-6), có thành phần là Nano bạc và thảo dược thiên nhiên như chè xanh, chiết xuất cây mít, bạc hà để  giúp khử mùi hôi, giúp giữ vùng kín luôn sạch sẽ và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công và gây bệnh.

Hy vọng những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh viêm âm đạo do nấm Candida. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn hãy duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh và giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng. Bên cạnh đó, hãy đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có phương án xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA