Ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt do đâu? Cách khắc phục

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
28 Tháng Ba 2024

Lần cập nhật cuối:
28 Tháng Ba 2024

Số lần xem:
6610

Ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt là tình huống mà chị em có thể gặp đôi lần. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và nên làm gì để điều trị cũng như phòng ngừa ngứa vùng kín sau kỳ kinh là quan tâm của chị em. Cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

Những thông tin cần biết về tình trạng ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt
Những thông tin cần biết về tình trạng ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt

1. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt

1.2. Vệ sinh vùng kín không sạch

Thay băng thường xuyên để tránh ngứa vùng kín sau kỳ kinh
Thay băng thường xuyên để tránh ngứa vùng kín sau kỳ kinh

Trong kỳ kinh nguyệt nếu chị em không thay băng vệ sinh thường xuyên (4 tiếng/lần) hoặc nguồn nước không đảm bảo… đều là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt.

1.3. Sử dụng băng vệ sinh sai cách

Một trong những nguyên nhân thường gặp khi bị ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt đó là việc sử dụng băng vệ sinh sai cách, trong đó bao gồm chọn băng vệ sinh không phù hợp và sử dụng sai cách.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại băng vệ sinh mẫu mã mùi thơm đa dạng. Tuy nhiên chính hương liệu tạo mùi trong băng vệ sinh có thể dẫn tới kích ứng “cô bé” mỏng manh. Vì vậy chị em cần chú ý về chọn chất liệu băng vệ sinh, bề mặt sợi bông sợi vải, thành phần thấm hút. Đồng thời chọn sản phẩm ít mùi để hạn chế dị ứng do băng vệ sinh.

Sử dụng băng vệ sinh sai cách có thể khiến vùng kín bị ngứa sau kỳ kinh
Sử dụng băng vệ sinh sai cách có thể khiến vùng kín bị ngứa sau kỳ kinh

Chị em dùng băng vệ sinh khổ quá to sẽ gây bí bách hoặc để thời gian dài không thay, việc sử dụng sai cách này cũng gây ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt. Thông thường 1 băng vệ sinh chỉ nên sử dụng tối đa trong khoảng 4 giờ hoặc ít hơn, dù chưa đầy. Dùng băng vệ sinh đúng cách sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nấm ngứa.

1.4. Viêm phụ khoa

Khi bị ngứa ngáy vùng kín sau chu kỳ kinh nguyệt, rất có thể chị em đã bị viêm phụ khoa. Trong thời gian hành kinh, vùng kín luôn ẩm ướt bí bách, đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm men phát triển và gây bệnh. Từ đó khả năng bị viêm nhiễm phụ khoa tăng lên với các biểu hiện như đau bụng dưới, ngứa vùng kín, mệt mỏi,… Với tình trạng vùng kín ngứa ngáy thì chị em hãy cố gắng vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, giữ thông thoáng để nhanh hết ngứa sớm.

Một số bệnh phụ khoa phổ biến có triệu chứng ngứa vùng kín là nhiễm nấm candida, viêm âm đạo, âm hộ; đau rát vùng kín; hoặc các bệnh xã hội khác.

1.5. Căng thẳng, stress

Stress nặng cũng dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín sau kỳ kinh
Stress nặng cũng dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín sau kỳ kinh

Nhiều chị em bị đau bụng, đau lưng, tức ngực, ăn không ngon… ở kỳ kinh nên có thể gây căng thẳng và là nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở phụ nữ sau kỳ kinh.

1.6. Mắc các bệnh xã hội

Sau kỳ kinh nguyệt bị ngứa vùng kín có thể do bệnh sùi mào gà
Sau kỳ kinh nguyệt bị ngứa vùng kín có thể do bệnh sùi mào gà

Khi mắc các bệnh xã hội như: lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, hạ cam, HIV/AIDS, chlamydia, biểu hiện dễ gặp nhất đó là ngứa vùng kín. Khi bị nhiễm bệnh, vùng kín đã bị vi khuẩn virus tấn công, gây ra thương tổn. Kết hợp với những yếu tố như thay đổi về nội tiết tố, độ pH âm đạo, độ ẩm sau kỳ kinh nguyệt, tình trạng ngứa rát, đau tấy sẽ càng trầm trọng hơn.

2. Cách điều trị ngứa vùng kín sau kỳ kinh hiệu quả

Khi thấy ngứa bất cứ ai cũng có phản xạ muốn gãi nhưng nếu ngứa vùng kín sau chu kỳ kinh nguyệt chị em nên tránh gãi. Vì khi chị em gãi sẽ vô tình làm da vùng kín tổn thương, xước xát và vi khuẩn cũng thuận lợi xâm nhập. Vết thương do gãi cũng dễ bị viêm nhiễm.

Lúc này chị em nên giữ cho vùng kín sạch sẽ bằng cách rửa vệ sinh bằng nước ấm hoặc bằng gel vệ sinh thảo dược an toàn cho da vùng kín và không thay đổi cân bằng môi trường âm đạo như gel vệ sinh có nano bạc, tinh chất trà xanh, cây mít, pH 4 – 6. Nếu thấy tình trạng ngứa không thuyên giảm thì chị em nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây ngứa ngáy và điều trị đúng cách, kịp thời.

Nếu chị em bị viêm nhiễm nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi, thuốc đặt âm đạo để loại bỏ các tác nhân gây bệnh và giảm nhanh triệu chứng viêm ngứa âm đạo.

Nếu viêm nhiễm nặng hơn bác sĩ sẽ cho thuốc bôi, thuốc đặt và cả thuốc uống để ngăn chặn viêm nhiễm phát triển.

Để cải thiện nhanh tình trạng ngứa vùng kín và các viêm nhiễm nếu có, chị em có thể kết hợp đơn thuốc của bác sĩ với viên uống có chứa Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung và các kháng sinh thực vật là Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký ninh, Diếp cá. Viên uống này sẽ giúp kiểm soát dịch âm đạo, hỗ trợ kháng sinh tây y chống viêm, tăng cường khả năng chống viêm, làm lành tổn thương do viêm, tăng cường sức đề kháng từ đó giúp bệnh nhanh khỏi hoặc tránh tái phát, biến chứng.

Cách điều trị ngứa vùng kín sau kinh nguyệt hiệu quả nhanh
Cách điều trị ngứa vùng kín sau kinh nguyệt hiệu quả nhanh

3. Biện pháp phòng ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt

Phòng ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt không quá khó, chị em chỉ cần chú ý:

  • Giữ vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ khô thoáng, thay băng vệ sinh 4 tiếng một lần, rửa âm đạo bằng nước ấm và chú ý khi vệ sinh nên rửa từ trước ra đằng sau.
  • Không nên chọn nước rửa vệ sinh có mùi thơm, mà nên chọn gel vệ sinh có thành phần an toàn như Nano bạc, tinh chất bạc hà, chè xanh, cây mít, pH 4 – 6. Các thành phần này sẽ giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa, khử mùi hôi, giữ cho da bên ngoài vùng kín luôn khô thoáng, không có mùi và duy trì môi trường pH tự nhiên của âm đạo.
  • Chị em không nên thụt rửa để tránh cho vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong rồi lây lan, ảnh hưởng đến các bộ phận sinh sản khác.
  • Chị em nên chọn quần lót có chất liệu mềm, khô thoáng giúp vùng kín không bị nóng bí.
  • Trong những ngày “đèn đỏ” chị em không nên quan hệ vì không đảm bảo vệ sinh và có thể còn lây nhiễm cho bạn tình hoặc làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý khoa học và thường xuyên tập luyện thể dục nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch phòng chống các bệnh lây nhiễm. Nên ăn nhiều rau xanh, chú ý bổ sung thực phẩm giàu probiotics như các loại sữa chua, tương miso, các loại thực phẩm muối lên men (kim chi, cải muối, dưa muối,…). Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, đồ hải sản. Chị em nên ngủ đủ giấc, tránh lo âu căng thẳng, thức khuya để nâng cao đề kháng cơ thể.

Trên đây là những thông tin cần thiết về chủ đề ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt mà chị em nên biết. Hy vọng qua bài viết này chị em có thể khắc phục tình trạng ngứa ngáy “cô bé” sau ngày “đèn đỏ” nhanh chóng và hiệu quả.

Nguồn tham khảo

  • [1] What Causes Vaginal Itching Around a Period? https://www.verywellhealth.com/vaginal-itching-after-period-5215706
  • [2] What can cause vaginal itching during a period? https://www.medicalnewstoday.com/articles/itchy-vagina-during-period
  • [3] What Causes an Itchy Vagina During Your Period? https://www.healthline.com/health/itchy-vagina-during-period

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA