Ngứa hậu môn “nỗi khổ thầm kín” của những người không may mắc phải, ngứa ngáy, khó chịu, tổn thương da xung quanh vùng hậu môn. Bệnh thầm kín nên nhiều người rất e ngại chia sẻ với người khác, thậm chí ngại đi thăm khám. Việc điều trị không kịp thời và không đúng cách có thể làm cho tình trạng thêm trầm trọng.
1. Ngứa hậu môn là bệnh gì?
Ngứa hậu môn là một bệnh lý xảy ra quanh khu vực hậu môn, gây khó chịu và có thể đi kèm một số biểu hiện thông thường như sưng viêm, đỏ, tấy, nhức, tụ mủ, chảy máu hoặc dịch. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính.
2. 15 nguyên nhân gây ngứa hậu môn
Ngứa hậu môn khiến vùng da xung quanh và bên trong của hậu môn bị kích thích và tổn thương gây khó chịu cho người bệnh. Vì vậy cần tiến hành xác định những nguyên nhân để tiến hành các biện pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là 15 nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa hậu môn.
2.1. Vệ sinh không sạch sau đại tiện
Vệ sinh kém, không sạch sẽ sau khi đi đại tiện, những gì còn sót lại ở hậu môn có thể gây ngứa ngáy và khó chịu. Nếu để kéo dài, có thể bị ngứa ngáy dữ dội và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
2.2. Vệ sinh “quá sạch”
Vệ sinh hậu môn bằng xà phòng, nước nóng, bột thuốc, thuốc xịt thơm hoặc chất khử mùi có thể làm sạch nhưng lại phá hủy lớp chất nhờn có nhiệm vụ làm hàng rào bảo vệ da ở khu vực nhạy cảm này.
2.3. Chế độ ăn uống
Ăn những thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc ngứa hậu môn đó là trà, nước ngọt coca cola, nước tăng lực, bia, sô cô la, trái cây chua, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hoặc nước uống như cà phê có thể là tăng nguy cơ ngứa hậu môn nặng thêm do cà phê có thể làm lỏng cơ hậu môn khiến phân bị rò rỉ ra ngoài và dẫn tới ngứa ngáy.
2.4. Đồ lót
Mặc đồ lót chật hoặc đồ lót làm bằng vải tổng hợp, không được thông thoáng khi mồ hôi thoát ra làm độ ẩm ở khu vực hậu môn tăng lên, vi khuẩn sinh sôi gây ngứa hậu môn.
2.5. Vấn đề về phân
Rửa quá nhiều hoặc lau thường xuyên ở khu vực hậu môn cũng có thể gây kích thích. Mức độ ngứa và đau tăng lên nếu bị táo bón.
2.6. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể làm cho tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn bị giãn và gây ra hiện tượng xung huyết. Ban đầu, bệnh trĩ có biểu hiện bằng triệu chứng ngứa, kích thích nhẹ ở hậu môn, sau đó sưng lên, khó chịu và đau nhức do huyết khối hình thành tại búi trĩ. Ngoài ra, người bị bệnh trĩ, hậu môn có thể bị đau rát và chảy máu sau khi đi đại tiện.
2.7. Vết nứt hậu môn
Những vết nứt hậu môn thường gây khó chịu, ngứa ngáy, sưng viêm và đau rát. Khi đại tiện, vết rách có thể bị kích thích, dẫn đến hiện tượng chảy máu. Bệnh lý này thường xảy ra ở người có chế độ ăn ít chất xơ, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia.
2.8. Lỗ rò hậu môn
Do nhiễm trùng ở tuyến hậu môn và phá miệng ra, da vùng cạnh hậu môn. Chất lỏng có thể rò rỉ ra ngoài và gây kích thích da, gây đau và ngứa. Những bệnh lý như ung thư, Crohn, chấn thương và nhiễm chất phóng xạ có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng và lò rò hậu môn.
2.9. Nhiễm trùng
Nhiễm nấm ở vùng hậu môn có thể gây ra ngứa hoặc nhiễm một số vi khuẩn như trùng tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn có thể ra phát ban đỏ và ngứa quanh hậu môn.
2.10. Mụn cóc
Bệnh lây qua đường tình dục do siêu vi papilloma ở người (Human papillomavirus – HPV) tại hậu môn gây triệu chứng ngứa. Mụn cóc phát triển bên trong và xung quanh hậu môn và có thể lan lên bộ phận sinh dục sẽ cực kỳ nguy hiểm.
2.11. Giun kim
Giun kim gây ngứa hậu môn chủ yếu diễn ra vào ban đêm, khi giun cái đẻ trứng. Giun kim có thể nhìn thấy trong đồ lót hoặc trong nhà vệ sinh sau khi đi vệ sinh do hình dạng của chúng giống như những mảnh nhỏ sợi màu trắng.
2.12. Bệnh ghẻ
Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei trên da chính là nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ. Ghẻ cái ký sinh ở lớp thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng vào ban ngày, gây ngứa hậu môn. Đường lây nhiễm ghẻ chủ yếu qua tiếp xúc da kề da như nằm chung giường, mặc quần áo chung, quan hệ tình dục.
2.13. Bệnh vảy nến
Vảy nến là một căn bệnh da liễu, các tế bào da phát triển rất nhanh và cũng nhanh chóng chết đi hình thành tế bào da mới, kèm theo đó da khô, lở loét, nứt nẻ, chảy máu. Đặc biệt ở vùng hậu môn gây ngứa ngáy và cực kỳ khó chịu.
2.14. Thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị có thể tiêu diệt các vi khuẩn tốt sinh sống trong đường ruột, gây ra mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột sẽ dẫn đến tiêu chảy hoặc nhiễm nấm trong khi dùng thuốc, đó cũng chính là nguyên nhân gây ngứa hậu môn.
2.15. Các vấn đề khác
Những người bị bệnh như tiểu đường type II, bệnh bạch hầu và ung thư hạch, suy thận, suy gan, cường giáp, thiếu máu, …có thể ảnh hưởng đến chức năng vùng hậu môn, ngứa hậu môn.
3. 4 triệu chứng ngứa hậu môn
Từ những nguyên nhân gây ngứa hậu môn phân tích ở trên thì có 4 triệu chứng thường xuất hiện khi ngứa:
- Vùng da xung quanh hậu môn có màu đỏ: Ngứa khiến cho vùng da có màu đỏ và nhanh chóng lây sang vùng da khác nếu tác động nhiều.
- Ngứa, mẩn đỏ ở vùng da xung quanh hậu môn: Ngứa hậu môn gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, gãi tạo cảm giác dễ chịu nhưng lại làm cho vùng da xung quanh mẩn đỏ.
- Trầy xước da do cào gãi: Ngứa quá thì gãy cho dễ chịu, càng gãi nhiều, tác động nhiều da sẽ bị trầy xước, thậm chí chảy máu.
- Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy nhiều hơn về đêm: Cảm giác ngứa hậu môn nhiều hơn về đêm, khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, nguyên nhân do nhiễm giun kim và chúng hoạt động ban đêm đẻ trứng.
4. 5 tác hại ngứa hậu môn gây ra
Ngứa hậu môn để lâu không điều trị hay điều trị sai cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Viêm nhiễm, hoại tử hậu môn: Viêm nhiễm hay hoại tử hậu môn là biến chứng thường gặp nhất của ngứa hậu môn, bởi khi bị người bệnh thường “quen tay” gãy mạnh dẫn tới trầy xước da hậu môn, sưng, nóng đỏ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm, bệnh kéo dài dễ dẫn đến hoại tử hậu môn.
- Viêm nhiễm ngược dòng: Ngứa hậu môn để lâu có thể gây viêm nhiễm ngược dòng vùng kín, bộ phận sinh dục. Đặc biệt ở phụ nữ, ngứa hậu môn có thể dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, thiên chức làm mẹ.
- Ung thư hậu môn trực tràng: Ngứa hậu môn càng để lâu, càng nguy hiểm có thể gây biến chứng nặng nhất là ung thư hậu môn trực tràng, rất khó có thể chữa trị được.
- Suy giảm chất lượng cuộc sống: Ngứa hậu môn khiến người bệnh luôn có cảm giác ngứa khó chịu, mất tự tin trong giao tiếp, tiếp xúc với người khác trước đám đông, làm ảnh hưởng đến công việc, năng suất làm việc kém, sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn.
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Ngứa hậu môn khiến cho người bệnh ngại quan hệ tình dục, làm giảm hưng phấn, ảnh hưởng đến đời sống của hai vợ chồng.
5. Chẩn đoán ngứa hậu môn
Chẩn đoán ngứa hậu môn, được bác sĩ thăm hỏi kỹ lưỡng quá trình bệnh như các triệu chứng, các bệnh lý mạn tính đã biết, …và thực hiện khám trực tiếp để xác định các nguyên nhân có thể xảy ra như bệnh da liễu hoặc các bệnh khác.
Quá trình chẩn đoán thường bao gồm:
- Quan sát tỉ mỉ để tìm kiếm những thay đổi về màu sắc da, tổn thương có thể thấy được và các triệu chứng của nhiễm trùng (nếu có)
- Khám bên trong hậu môn – trực tràng bằng tay hoặc bằng dụng cụ.
Sau khi khám, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện thêm các ca xét nghiệm để sàng lọc tìm ra nguyên nhân của bệnh ngứa hậu môn, điều trị đúng cách, nhanh chóng khỏi bệnh.
6. Những cách điều trị ngứa hậu môn hiệu quả
Biết được những nguyên nhân, biểu hiện, tác hại và chẩn đoán đúng thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Có 3 cách điều trị ngứa hậu môn: sử dụng thuốc trị ngứa hậu môn, áp dụng bài thuốc nam và các bài thuốc đông y.
6.1. Sử dụng thuốc trị ngứa hậu môn
Thuốc trị ngứa hậu môn thông thường được thoa trực tiếp lên da hoặc dùng đường uống để làm giảm hiện tượng ngứa, sưng viêm. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân xác định, chẩn đoán đúng, bác sĩ chỉ định thuốc điều trị phù hợp.
- Thuốc bôi dưỡng ẩm: Người bệnh bị nứt kẽ hậu môn do da khô, dùng thuốc bôi dưỡng ẩm để hạn chế những vết nứt và giảm ngứa ngáy.
- Thuốc bôi chứa Oxit kẽm: Sát trùng vùng hậu môn, giảm viêm, hạn chế ngứa ngáy, khó chịu.
- Thuốc bôi chứa Hydrocortisone: Giảm ngứa và viêm mạnh, thường chỉ định trong trường hợp vùng hậu môn bị sưng viêm và sung huyết.
- Thuốc uống kháng Histamin H1: Dùng cho trường hợp ngứa ngáy nặng vào ban đêm do nhiễm giun kim.
6.2. Mẹo chữa ngứa hậu môn với thuốc Nam
Thuốc nam chữa ngứa hậu môn gồm các thảo dược đã được dân gian tận dụng sử dụng điều trị ngứa hậu môn, có tác dụng sát trùng, giảm ngứa và chống viêm để cải thiện cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
- Sử dụng nước ép tỏi: Dùng 1 – 2 củ tỏi, bóc vỏ, giã nát và thêm vào một ít nước, sau đó rửa sạch hậu môn và thoa nước ép tỏi vào, thực hiện 2 – 3 lần để giảm ngứa hậu môn, đặc biệt cho những người bị ngứa hậu môn do nhiễm giun kim.
- Đắp rau diếp cá: Sử dụng rau diếp cá giã nát đắp trực tiếp lên hậu môn có thể làm giảm sưng viêm, đau rát và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, rau diếp cá còn có tác dụng hỗ trợ làm bền thành mạch, hạn chế hiện tượng xung huyết, sa búi trĩ, kẽ hậu môn.
- Thoa tinh bột nghệ: Tinh chất bột nghệ Curcumin có thể làm giảm ngứa, viêm và phục hồi tổn thương ở hậu môn. Vì vậy, có thể hòa bột nghệ với nước, thoa trực tiếp lên hậu môn và rửa lại bằng nước sạch.
Các cách trị ngứa hậu môn bằng thuốc nam thường phát huy chậm nên phải có tính kiên trì.
6.3. Áp dụng bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông Y chữa ngứa hậu môn cũng có tác dụng không kém so với thuốc Nam. Cụ thể:
Chữa ngứa hậu môn do nhiễm giun kim
- Thuốc uống: Nam qua tử nhân 15g, tân lang 15g. Sắc uống liên tục trong 3 ngày, nên uống khi đói.
- Thuốc đặt: Hạc sắt 15g, bách hộ 15g, khổ luyện căn bì 30g. Tán thành bột, sau đó đựng trong viên nang. Trước khi đi ngủ, vệ sinh hậu môn với nước ấm và đặt viên thuốc vào bên trong.
- Thuốc rửa: Khổ sâm 15g, hặc sắt 15g, bách hộ 15g, hoa tiêu 6g. Sắc thành nước và dùng để rửa hậu môn trước khi ngủ.
Chữa ngứa hậu môn do thấp nhiệt
- Thuốc xông rửa: Khổ sâm 15g, bách hộ 15g. Sắc đặc, sau đó dùng để xông và rửa hậu môn.
- Thuốc đặt: Khổ sâm 30g, bách hộ 30g. Sắc trong 2 giờ, sau đó trộn với 6g bột hùng hoàng và vo lại thành 15 viên. Tối trước khi ngủ nhét vào bên trong hậu môn.
7. Sử dụng sản phẩm thảo dược “trong uống ngoài bôi” trị ngứa hậu môn do táo bón, bệnh trĩ
Sản phẩm thảo dược luôn được đánh giá cao tính hiệu quả và an toàn, nhanh chóng chữa khỏi ngứa hậu môn và các bệnh liên quan đến hậu môn như táo bón, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, ….gây ngứa hậu môn.
Sử dụng sản phẩm thảo dược “trong uống” có chứa đầy đủ thành phần: Diếp cá, cao Đương quy, Rutin chiết xuất từ hoa hòe, Meriva (Curcuma phospholipid), Magie giúp giảm ngứa hậu môn do táo bón, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm nhiễm. (Xem chi tiết sản phẩm tại đây)
Sử dụng sản phẩm “ngoài bôi” cùng sản phẩm “trong uống” có chứa cao Diếp cá, cao Trầu không, cao Thầu dầu tía, cao Nhọ nồi, Nghệ nano mang lại hiệu quả cao, giúp đẩy lùi nhanh cảm giác ngứa hậu môn, đau rát. Đồng thời làm giảm những tổn thương tế bào, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, sưng, viêm, phục hồi tế bào. (Xem chi tiết sản phẩm tại đây). Việc kết hợp sản phẩm “trong uống ngoài bôi” – trị trong, trị ngoài sẽ nhanh chóng đẩy lùi ngứa hậu môn, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Ngoài ra, bạn nên lắng nghe thầy thuốc ưu tú Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế tư vấn cách đẩy lùi tình trạng ngứa hậu môn TẠI ĐÂY.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA