Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
1 Tháng tám 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2205

Trong thời gian cho con bú, sức khỏe của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng của con thông qua nguồn sữa. Vậy khi mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú hay không? Đây là vấn đề mà rất nhiều mẹ bỉm sữa thắc mắc. Để tìm hiểu một cách rõ ràng và chính xác nhất hãy đọc hết bài viết ngay sau đây.

1. Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Mẹ cho con bú bị sốt xuất huyết có những biểu hiện gì?
Mẹ cho con bú bị sốt xuất huyết có những biểu hiện gì?

Mùa hè (mùa mưa) là thời điểm lý tưởng cho bệnh sốt xuất huyết bùng phát. Người bệnh sẽ thường có những triệu chứng điển hình như:

  • Sốt khởi phát đột ngột, sốt cao trên 38 độ C liên tục nhiều lần trong ngày.
  • Đầu đau dữ dội, khác hẳn so với những trận ốm thông thường.
  • Đau hốc mắt, đau khớp, đau cơ, nhức mỏi toàn thân.
  • Phát ban đỏ ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân. Hiện tượng này thường xảy ra sau 3 – 4 ngày kể từ khi bị sốt.

Những triệu chứng kể trên sẽ biểu hiện ra bên ngoài cơ thể rõ nhất từ 5 – 7 ngày sau khi bị muỗi vằn đốt, nhưng có thể diễn biến trong 3 – 14 ngày bị nhiễm bệnh.

Nếu tình trạng sốt xuất huyết nhẹ thì những dấu hiệu này sẽ hết trong khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng thì người bệnh sẽ có thể bị rối loạn đông máu, gây chảy máu bất thường, hạ huyết áp đột ngột, có thể gây sốc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

2. Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú?

Mẹ có nên cho con bú không nếu chẳng may bị bệnh sốt xuất huyết?
Mẹ có nên cho con bú không nếu chẳng may bị bệnh sốt xuất huyết?

Bên cạnh đó, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng, trong một số trường hợp virus sốt xuất huyết đã được tìm thấy trong sữa mẹ và có nguy cơ cao lây nhiễm cho con. Cụ thể là đã có một ca trẻ bị nhiễm bệnh do bú sữa từ mẹ bị sốt xuất huyết. Mặc dù vậy, tỉ lệ trẻ bị truyền virus sốt xuất huyết thông qua đường sữa mẹ là rất thấp.

Ngoài ra, nếu đặt lên bàn cân để đánh giá việc “Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú không?” thì ta thấy, nguy cơ trẻ bị lây nhiễm sốt xuất huyết từ mẹ mắc bệnh thấp hơn nhiều lần so với những giá trị dinh dưỡng trẻ nhận được từ việc bú sữa mẹ. Đặc biệt, trong sữa mẹ, nhất là dòng sữa non được xem là “giọt vàng” có chứa kháng thể, tăng sức đề kháng cho trẻ, chống lại sự lây truyền của bệnh.

Trường hợp vẫn chưa thực sự yên tâm cho con bú hoặc bệnh của mẹ diễn biến nặng phải vào viện theo dõi, thì có thể cho trẻ dùng sữa công thức thay thế. Trong thời gian này, nên dùng các dụng cụ vắt sữa để kích thích cơ thể tiếp tục sản sinh ra sữa. Đến khi sức khỏe ổn định sẽ cho con bú sữa trở lại.

3. Những trường hợp tránh không nên cho con bú

Qua phân tích ở trên, chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời và phần nào bớt lo lắng hơn khi cho con dùng sữa mẹ trong thời gian bị bệnh. Tuy nhiên, những trường hợp sau mẹ không nên cho con bú:

Mẹ cũng không nên cho con bú nếu gặp phải các tình trạng này
Mẹ cũng không nên cho con bú nếu gặp phải các tình trạng này

3.1. Khi mẹ đang uống thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi mùi vị vốn có của sữa mẹ và làm giảm tiết sữa. Khi trẻ bú sẽ thấy vị lạ, sợ và không còn hứng thú với sữa mẹ nữa. Lâu ngày sẽ khiến con xa lánh hẳn với sữa mẹ mà đây lại là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nguy hiểm hơn khi một số thành phần có hại trong thuốc kháng sinh sẽ hòa vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến cơ thể non yếu của con.

3.2. Mẹ bị tim và tiểu đường

Nếu mẹ bị mắc các bệnh về tim mạch, gan thận, tiểu đường thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả 2 mẹ con.

3.3. Mẹ bị viêm gan B

Hepatitis B virus (HVB) là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm gan B. Trên bề mặt của loại virus này có chứa 1 chất là HbsAg nằm trong máu của người bệnh. Do đó, khi mẹ bị viêm gan B mà cho con bú thì chất hại này sẽ theo sữa truyền qua cho con và gây bệnh.

3.4. Sau khi lao động nặng

Trong quá trình lao động hay vận động nặng, cơ thể sẽ tiết ra axit lactic hay còn gọi là axit sữa khiến sữa mẹ có vị chua. Khi trẻ bú vào thì rất dễ làm trẻ bị nôn hoặc bị đầy bụng, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.

3.5. Mẹ đang xạ trị ung thư

Đối với các mẹ bị ung thư đang điều trị bằng phương pháp xạ trị thì không nên cho trẻ bú sữa. Do lượng phóng xạ khi điều trị sẽ nhiễm vào sữa và làm thay đổi chức năng tuyến giáp của trẻ. Khi dừng xạ trị mẹ có thể cho bé bú, nhưng tốt nhất lên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

3.6. Mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại

Nếu mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc làm việc trong môi trường đã được phun thuốc khử trùng thì không nên cho trẻ bú sữa. Vì xắc suất trẻ bị ngộ độc do nhiễm hóa chất trong sữa là tương đối cao.

Qua những thông tin mà bài viết cung cấp, hy vọng mẹ đã có đáp án cho câu hỏi “Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú không?”. Hãy cho con dùng sữa mẹ khi đã thực sự yên tâm, vì đây cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ phát triển. Đồng thời, cũng nên lưu ý những trường hợp nên tránh cho con bú, để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Bài viết liên quan: [Giải đáp] mang thai bị sốt xuất huyết phải làm thế nào?

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.