Cách chữa mất ngủ kinh niên không phải ai cũng biết

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
2 Tháng Hai 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
654

Một ngày mất ngủ cũng có thể khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, với những người bị mất ngủ kinh niên thì càng mức độ ảnh hưởng càng nghiêm trọng. Vậy phải làm thế nào để cải thiện hiệu quả tình trạng này sẽ được chia sẻ trong nội dung sau.

Những điều cần biết về bệnh mất ngủ kinh niên
Những điều cần biết về bệnh mất ngủ kinh niên

1. Mất ngủ kinh niên là gì?

Mất ngủ kinh niên là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ sâu trong thời gian trên 1 tháng. Do đó mà còn có thể chứng mất ngủ kinh niên là mất ngủ mãn tính và những trường hợp mất ngủ dưới 1 tháng là mất ngủ cấp tính. Ở nước ta tỷ lệ người đang bị chứng bệnh này chiếm khoảng 10-20%. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên như tuổi tác, bệnh lý, thay đổi múi giờ, căng thẳng, stress kéo dài…

2. Bệnh mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?

Những hệ lụy nguy hiểm mà người bệnh mất ngủ kinh niên có thể gặp
Những hệ lụy nguy hiểm mà người bệnh mất ngủ kinh niên có thể gặp

Mất ngủ kinh niên sẽ gây ra những tác hại, nguy hiểm không mong muốn dưới đây nếu không được điều trị, cải thiện kịp thời:

  • Tăng nguy cơ gặp tai nạn: Thường xuyên bị mất ngủ khiến bạn lờ đờ, uể oải, không tỉnh táo khi tham gia giao thông hoặc vận hành máy móc nên tăng nguy cơ gặp tai nạn.
  • Suy giảm khả năng miễn dịch: Mất ngủ mãn tính là nguy cơ hàng đầu phá vỡ hệ thống miễn dịch của cơ thể, các hoạt động của tế bào miễn dịch tự nhiên suy giảm chức năng, tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng lên 36%.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Cách cơ thể xử lý glucose có thể thay đổi do tình trạng mất ngủ kinh niên, từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Tăng nguy cơ béo phì: Những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ béo phì gấp 2 lần so với người có giấc ngủ bình thường.
  • Rối loạn tâm lý, không kiểm soát hành vi: Bạn chỉ cần thiếu ngủ, mất ngủ 1 đêm đã cảm thấy ủ rũ, mệt mỏi, cáu gắt vào ngày hôm sau thì với người bị mất ngủ kinh niên có thể đối mặt với những rối loạn tâm thần, trầm cảm, âu lo. Theo nghiên cứu có 33% người bị mất ngủ kinh niên bị sa sút trí tuệ.
  • Giảm khả năng sinh sản: Mất ngủ thường xuyên sẽ làm giảm sự sản sinh các hormone sinh sản ở cả nam và nữ, từ đó giảm khả năng thụ thai, ảnh hưởng đến việc duy trì nòi giống.
  • Suy giảm trí nhớ, giảm tập trung: Khi tình trạng mất ngủ kéo dài, người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi sẽ không đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngơi trong ngày. Từ đó khiến người bệnh suy giảm khả năng tiếp nhận thông tin, khó tập trung…
  • Chất lượng công việc giảm sút: Sức khỏe sẽ suy giảm do bạn thường xuyên bị mất ngủ, giấc ngủ không sâu từ đó khiến hiệu suất công việc bị ảnh hưởng.
  • Tăng nguy cơ trầm cảm: Do ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu… nên sẽ gây  ảnh hưởng làm tâm trạng xấu đi, dẫn tới mệt mỏi, cáu gắt, lo âu trầm trọng. Và đây đều là những dấu hiệu ban đầu của chứng trầm cảm.
  • Đe dọa nguy cơ bị ung thư vú: Ở nữ giới bị mất ngủ mãn tính, một lượng lớn hormone Melatonin liên tục được sản sinh và sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các khối u sinh trưởng, phát triển thành ung thư vú.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ: Các nghiên cứu khoa học cho biết mối liên quan chặt chẽ giữa mất ngủ kinh niên và tình trạng tăng nhịp tim, huyết áp, làm vỡ thành động mạch vạch, tăng nguy cơ đột quỵ cho người bệnh.

3. Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên

Các nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên thường thấy
Các nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên thường thấy

3.1. Các bệnh lý liên quan gây mất ngủ

  • Bệnh lý về xương khớp: Những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất là thoái hóa cột sống, loãng xương, thoái hóa khớp,… thường sẽ gây đau nhức vào ban đêm, khiến người bệnh ngủ không sâu giấc, tỉnh giấc giữa đêm…
  • Bệnh tim mạch: Các vấn đề về tim mạch như huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim… có thể gây tức ngực, khó thở và khi tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ kinh niên.
  • Bệnh về hô hấp: Hen phế quản, ho kéo dài, khó thở do bệnh lý hô hấp… cũng có thể khiến người bệnh tỉnh giấc giữa đêm gây mất ngủ. Nếu các bệnh lý kể trên kéo dài sẽ khiến người bệnh quen giấc, rất khó ngủ tiếp khi bị thức nửa đêm, dẫn tới tình trạng mất ngủ mãn tính.
  • Bệnh về tiêu hóa: Các bệnh lý như đau dạ dày, trào ngược, rối loạn tiêu hóa,… cũng khiến giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, ảnh hưởng lớn tới tinh thần và sức khỏe.
  • Bệnh về tiết niệu: Sỏi bàng quang, bàng quang tăng hoạt, phì đại tuyến tiền liệt,… đều có thể khiến người bệnh thường xuyên phải đi tiểu vào ban đêm, khiến giấc ngủ khó liền mạch dẫn đến tình trạng bệnh lý này.
  • Bệnh tâm thần: Người bị mắc bệnh tâm thần, tinh thần rối loạn cũng có xu hướng bị mất ngủ, khó ngủ nhiều hơn những người bình thường.

3.2. Lối sống sinh hoạt không khoa học gây mất ngủ

Người có thói quen thường xuyên uống rượu, cà phê, trà đặc, bia, thuốc lá, chất kích thích hay thói quen ăn quá no vào buổi tối, chu trình ngủ – thức thay đổi, thói quen ngủ ngày cày đêm, làm theo ca kíp không cố định… cũng là nguyên nhân dễ gây mất ngủ.

4. Triệu chứng mất ngủ kinh niên thường gặp

Dấu hiệu thường thấy ở người bệnh mất ngủ kinh niên
Dấu hiệu thường thấy ở người bệnh mất ngủ kinh niên

Bạn có thể nhận biết tình trạng mất ngủ mãn tính qua những triệu chứng sau:

  • Trằn trọc, cố gắng ngủ nhưng rất khó để đi vào giấc ngủ.
  • Thường xuyên bị tỉnh giấc nửa đêm và rất khó để ngủ trở lại.
  • Tỉnh giấc từ sớm (4-5h sáng).
  • Khi tỉnh dậy cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi, không sảng khoái. Đồng thời, luôn uể oải, lờ đờ, buồn ngủ ngay cả vào ban ngày.
  • Buồn bực, cáu gắt, lo âu, rơi vào trạng thái trầm cảm.
  • Khó tập trung vào công việc, hay quên, khả năng chú ý giảm dần.

Trong một số trường hợp các biểu hiện của bệnh lại bị nhầm lẫn với mất ngủ thông thường hoặc một số vấn đề tâm lý khác, do đó bạn hãy chú ý đến các dấu hiệu của mất ngủ kinh niên này để điều trị kịp thời, tránh các tác hại nguy hiểm có thể xảy ra.

5. Chữa mất ngủ kinh niên như thế nào?

Các biện pháp chữa trị mất ngủ kinh niên được nhiều người áp dụng
Các biện pháp chữa trị mất ngủ kinh niên được nhiều người áp dụng

5.1. Thuốc trị mất ngủ kinh niên theo Tây y

Người bệnh mất ngủ kinh niên rất ít khi được chỉ định sử dụng thuốc Tây để điều trị. Thuốc Tây y mặc dù đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất ngủ ban đêm, gây ra những suy giảm về trí nhớ. Nhưng với các trường hợp bị mất ngủ trầm trọng, các triệu chứng đe dọa nhiều vấn đề sức khỏe thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ trong thời gian ngắn nhằm đưa cơ thể về trạng thái khỏe mạnh, cải thiện chất lượng giấc ngủ để không gây suy nhược. Các loại thuốc thường được dùng trong trường hợp này gồm:

  • Thuốc an thần liều nhẹ: Diphenhydramine, Melatonin hoặc Doxylamine succinate.
  • Thuốc trị mất ngủ có kê đơn: Zaleplon, Suvorexant, Temazepam, Zolpidem…

5.2. Một số mẹo chữa mất ngủ kinh niên tại nhà

Thay vì sử dụng thuốc tây điều trị mất ngủ kinh niên thì người bệnh cũng có thể chọn điều trị bằng một số mẹo được chia sẻ dưới đây:

  • Sử dụng cây lạc tiên: Mỗi ngày đun khoảng 15g lá lạc tiên khô cùng 2,5 lít nước, để nguội sử dụng uống thay thế nước lọc. Hoặc có thể luộc hoặc xào ngọn và lá lạc tiên ăn 3 lần/tuần để cải thiện tình trạng mất ngủ.
  • Sử dụng tâm sen: Khi bị mất ngủ kinh niên, người bệnh có thể hãm trà tâm sen uống mỗi ngày để có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
  • Sử dụng đậu xanh: Mỗi ngày bạn có thể ăn chè đậu xanh để khắc phục tạm thời chứng mất ngủ kinh niên. Dùng 50g đậu xanh nấu chín tới khi nhừ, thêm đường phèn khuấy đều nêm nếm cho vừa miệng thành món chè.
  • Sử dụng lá vông: Bạn dùng khoảng một nắm lá vông, rửa sạch loại bỏ bụi bẩn rồi nấu thành canh hoặc đun sôi lọc nước uống mỗi ngày để giấc ngủ ngon hơn, hạn chế mộng mị, tỉnh giấc giữa đêm.

Ngoài các cách điều trị trên thì người bệnh mất ngủ kinh niên có thể chọn hỗ trợ điều trị an toàn và hiệu quả từ viên uống được bào chế từ các thảo dược tự nhiên theo công thức gia truyền đã được dân gian dùng nhiều trong cải thiện giấc ngủ như Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá Vông, Phục linh. Các thảo dược này được bào chế thành viên uống rất hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc, giảm suy nhược thần kinh. Người bệnh có thể chọn dùng viên uống này để dễ đi vào giấc ngủ, giảm bớt triệu chứng trằn trọc, khó ngủ. Tăng thời lượng của mỗi giấc ngủ. Phục hồi năng lượng, tạo cảm giác sảng khoái và tỉnh táo hơn khi thức dậy vào buổi sáng. Đặc biệt có thể an tâm dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ như khi dùng các loại thuốc tây giúp dễ ngủ khác.

6. Biện pháp phòng tránh mất ngủ kinh niên tốt nhất

Phòng ngừa tình trạng mất ngủ kinh niên như thế nào tốt nhất?
Phòng ngừa tình trạng mất ngủ kinh niên như thế nào tốt nhất?

Bạn có thể phòng tránh tình trạng mất ngủ kinh niên nhờ các thói quen đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, đó là:

  • Bạn nên tạo thói quen việc ngủ – thức, không thức quá khuya sau 11 giờ và dậy sau 7 giờ sáng. Tránh ngủ trưa quá nhiều, bạn chỉ nên có một giấc ngủ trưa tối đa khoảng 30 phút để có thể dễ dàng ngủ vào ban đêm hơn.
  • Trước khi đi ngủ 30 phút bạn nên vận động nhẹ nhàng, nên ưu tiên các bài tập yoga, ngồi thiền,… sẽ giúp ngủ ngon hơn.
  • Chú ý cân bằng các hoạt động trong ngày như ngoài thời gian làm việc, học tập thì dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress.
  • Nên chú ý đến không gian ngủ cần thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, sạch sẽ, yên tĩnh.
  • Tránh chất kích thích từ thói quen sử dụng cà phê, trà đặc, thuốc lá, rượu, bia,…
  • Khi đã lên giường ngủ không đọc sách, sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, máy đọc sách…
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần để chìm vào giấc ngủ.
  • Ngâm chân cùng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp tâm trạng thoải mái hơn rất nhiều.

Khi thấy tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng thì bạn chớ nên chủ quan, nên đi khám và điều trị kịp thời để chứng mất ngủ kinh niên không ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày nhé.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.