Cùng tìm hiểu về tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
3 Tháng Một 2022

Lần cập nhật cuối:
11 Tháng Hai 2022

Số lần xem:
927

Phụ nữ mãn kinh là đối tượng rất dễ bị loãng xương. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra. Cùng tìm hiểu về loãng xương ở phụ nữ mãn kinh và cách phòng tránh trong nội dung dưới đây nhé.

Tìm hiểu các đặc điểm của bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Tìm hiểu các đặc điểm của bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

1. Bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương khiến cho xương trở nên giòn xốp và dễ gãy ở phụ nữ mãn kinh. Bệnh loãng xương khó phát hiện và người bệnh chỉ biết khi có tổn thương trong cấu trúc vi thể của xương, khối lượng xương cũng bị giảm nhiều khiến cho xương trở nên giòn, xốp, suy yếu. Người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị gãy xương rất cao khi có va đập mạnh hoặc khi bị té ngã.

2. Triệu chứng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh có thể nhận biết qua một số triệu chứng biểu hiện như:

  • Đau nhức trong xương: Những cơn đau là dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi bị loãng xương. Cơn đau thường xuất hiện ở các vùng xương thường xuyên phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể như xương gót chân, xương chày cẳng chân, xương đùi hay cột sống. Cơn đau thường tăng lên về đêm hoặc khi vận động mạnh, khiêng vác vật nặng. Mức độ đau còn phụ thuộc vào mức độ loãng xương.
  • Đau lưng cấp tính
  • Tê yếu chân tay
  • Nếu bị lún đốt sống thì sẽ giảm chiều cao, còng lưng, gù vẹo cột sống, phụ nữ mãn kinh có thể bị thấp đi khoảng 6,4 cm do ảnh hưởng của bệnh loãng xương.
  • Có dáng đi xiêu vẹo
  • Gãy xương: Phần xương dễ bị gãy nhất là xương hông hoặc đầu dưới xương cẳng tay. Gãy xương do loãng xương ở phụ nữ mãn kinh chiếm đến 50% các loại gãy và ảnh hưởng đến 25% số người mắc bệnh ở tuổi trên 70.
  • Đau dây thần kinh tọa hoặc đau thần kinh liên sườn do bị cột sống chèn ép cũng là triệu chứng do loãng xương gây ra.
  • Người bệnh loãng xương thường xuyên có cảm giác ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi hoặc hay bị chuột rút cơ bắp.

3. Nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ mãn kinh bị loãng xương là do đâu?
Phụ nữ mãn kinh bị loãng xương là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, có thể kể đến là:

3.1. Thiếu hụt estrogen

Chị em ở giai đoạn mãn kinh, estrogen giảm khiến cho nội tiết tố nữ bị thiếu hụt nghiêm trọng. Tình trạng này có thể dẫn đến suy giảm hoạt động của các tế bào có chức năng tạo xương. Thêm vào đó lượng protein, canxi cùng photphat trong xương cũng bị giảm khiến cho chị em đối mặt với loãng xương.

3.2. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ dinh dưỡng và các dưỡng chất như canxi, vitamin D, phốt pho hay protein… đều là nguyên nhân khiến phụ nữ mãn kinh có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.

3.3. Lạm dụng rượu bia, thuốc lá

Hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên có thể gây thất thoát canxi, từ đó làm giảm mật độ xương và dẫn đến loãng xương. Đây không chỉ là nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh mà cũng là nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ.

3.4. Tác dụng phụ của thuốc Tây

Một số loại thuốc tây nếu uống thời gian dài sẽ làm mất canxi và gây loãng xương. Thuốc corticoid, thuốc Heparin, các thuốc lợi tiểu, thuốc chống động kinh…

3.5. Do thói quen sống không lành mạnh

Một số thói quen như nhịn ăn sáng, thường xuyên bỏ bữa hoặc ngủ không đủ giấc đều là các thói quen thiếu lành mạnh có thể ảnh hưởng đến khả năng tái tạo các tế bào xương mới. Lâu ngày cấu trúc xương sẽ thưa dần và khiến cho phụ nữ mãn kinh bị loãng xương, gãy xương.

3.6. Ảnh hưởng của bệnh lý

Chị em phụ nữ mãn kinh có thể bị loãng xương do một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, bệnh cường giáp, suy thận, ung thư, đa u tủy xương, tiểu đường hay bệnh Celiac…

4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Những yếu tố nào khiến phụ nữ mãn kinh dễ bị loãng xương?
Những yếu tố nào khiến phụ nữ mãn kinh dễ bị loãng xương?

Ngoài các nguyên nhân gây loãng xương kể trên thì phụ nữ mãn kinh cũng có tăng nguy cơ bị loãng xương do một số yếu tố sau:

  • Người có tiền sử bị loãng xương, yếu xương trong gia đình
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người từng bị còi xương khi còn nhỏ
  • Chị em có cân nặng dưới 40kg hoặc bị giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân
  • Người có tiền sử bị gãy xương
  • Người từng làm phẫu thuật cắt buồng trứng
  • Người có thói quen ăn nhiều chất đạm có thể làm mất canxi
  • Người uống quá nhiều cà phê
  • Người từng cắt dạ dày
  • Người mắc bệnh di truyền như chứng nhiễm sắc tố sắt.

5. Cách điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Các điều trị loãng xương có công dụng là tăng cường mật độ xương, ngăn chặn tình trạng mất xương, phục hồi cấu trúc xương cũng như vô cơ hóa xương ở những khu vực bị ảnh hưởng và các điều trị này sẽ giúp giảm biến chứng, nguy cơ gãy xương, duy trì chức năng vận động cho người bệnh.

5.1. Cách chữa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh không dùng thuốc

Cách chữa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh không dùng thuốc là thay đổi các thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều độ. Hàng ngày người bệnh nên tập thể dục đều đặn để giúp xương khớp chắc khỏe và giúp việc vận động linh hoạt hơn. Nên phơi nắng vào buổi sáng sớm để tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời, giúp hấp thu canxi tốt hơn, giúp xương chắc khỏe.

Để xương khớp không bị cứng, nên thay đổi tư thế thường xuyên không ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu, tránh khuân vác vật nặng. Nên vận động nhẹ nhàng để lưu thông máu, không bị cứng xương khớp.

Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa canxi như hải sản, rau lá xanh đậm, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa và chế phẩm từ sữa.

Các cách điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Các cách điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

5.2. Thuốc trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Thuốc bổ sung

  • Canxi: Một người cần khoảng 1.000 – 1200mg canxi/ngày.
  • Cơ thể cần 800 – 1.000IU Vitamin D/ ngày.
  • Thuốc chống hủy xương: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương. Thường được chỉ định là thuốc nhóm Biphosphonat, chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERMs)
  • Nhóm thuốc tăng tạo xương và ức chế hủy xương
  • Thuốc làm tăng quá trình đồng hóa.

Người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định. Trong quá trình điều trị, cần tái khám thường xuyên và theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh liều dùng thuốc cho phù hợp.

5.3. Cách chữa bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh bằng liệu pháp thay thế hormon

Liệu pháp thay thế hormone có thể giúp làm tăng đáng kể mật độ xương cho phụ nữ mãn kinh bị loãng xương và mật độ xương sống của người bệnh có thể tăng từ 3,5 – 5% sau khoảng 3 năm điều trị. Mặc dù mang đến tác dụng khả quan nhưng thuốc bổ sung hormone có thể đem lại một số tác dụng phụ cho người bệnh như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư vú và nhiều biến chứng khác. Do đó nếu chọn cách điều trị này người bệnh cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và được theo dõi cẩn thận.

5.4. Các phương pháp điều trị khác

Loãng xương thường có triệu chứng đau nhức nên tùy vào mức độ đau nhức mà điều trị đau theo bậc thang giảm đau do tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo kết hợp cùng Calcitonin. Phương pháp vật lý trị liệu giảm đau, tăng cường chức năng vận động cho người bệnh cũng được nhiều người áp dụng. Với một số trường hợp có thể đeo nẹp, thay khớp, kết xương, bơm xi măng vào thân đốt sống hoặc làm phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo.

6. Cách phòng ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

  • Để có thể phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, ngay từ sớm chị em nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chế độ ăn giàu canxi và vitamin D từ các thực phẩm như sữa tươi, sữa chua, cá nhỏ, đậu nành, súp lơ xanh…
  • Nên duy trì thói quen tắm nắng hàng ngày để tăng lượng vitamin D cho cơ thể một cách tự nhiên nhờ tổng hợp vitamin này từ ánh nắng mặt trời.
  • Chú ý kiểm soát trọng lượng cơ thể để tránh tăng giảm cân đột ngột và có kế hoạch giảm cân nếu thừa cân để tránh áp lực lên khung xương.
  • Chị em nên bổ sung nội tiết tố bằng viên uống chứa Estrog-100 được chiết xuất từ thảo dược là Đương quy, Cách sơn tiêu, Tục đoạn cùng nhiều dưỡng chất khác để phòng tránh các vấn đề về sức khỏe như bốc hỏa, suy giảm trí nhớ, rụng tóc, đau nhức xương khớp và cả bệnh loãng xương.
  • Đồng thời chị em cũng có thể bổ sung canxi từ viên uống có chứa canxi nano, Vitamin D3, MK7 và Mangan, Magie, Silic, Boron

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.