Kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không? Cần làm gì?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
16 Tháng ba 2024

Lần cập nhật cuối:
16 Tháng ba 2024

Số lần xem:
33493

Thông thường kinh nguyệt ở chị em phụ nữ ra nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào cơ thể của từng người. Tuy nhiên nếu trong một khoảng thời gian lượng máu đột ngột tăng thì chắc chắn đây sẽ là dấu hiệu mà chị em cần lưu ý. Vậy kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm hay không và điều trị như thế nào? Xem ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Kinh nguyệt ra nhiều là gì?

Kinh nguyệt ra nhiều bất thường do đâu, biểu hiện như thế nào?
Kinh nguyệt ra nhiều bất thường do đâu, biểu hiện như thế nào?

Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều hay còn gọi là cường kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Cường kinh là trong một khoảng thời gian lượng máu chảy ra quá nhiều, gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Một vài chị em có thể gặp tình trạng máu kinh ra nhiều trong 2 – 3 ngày đầu hành kinh dẫn đến phải thay băng vệ sinh liên tục. Đây là trường hợp bình thường và khá phổ biến, bởi máu kinh có xu hướng ra nhiều vào những ngày đầu và có thưa dần vào những ngày sau.

2. Lượng kinh nguyệt như thế nào là nhiều?

Để nhận biết được lượng kinh nguyệt ra như thế nào là nhiều, chị em cần quan sát những biểu hiện dưới đây:

  • Thời gian hành kinh của bạn kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu kinh trong một chu kỳ vượt quá 80ml.
  • Trung bình mỗi ngày bạn cần thay đến 6 – 7 miếng băng vệ sinh bởi máu ra quá nhiều. Thông thường chị em phụ nữ khi đến ngày hành kinh sẽ cần thay băng sau 4 – 6 tiếng, nhưng khi kinh nguyệt ra quá nhiều, bạn thay băng mỗi 2 tiếng.
  • Mất máu quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, hay bị đau đầu, mặt mũi tái xanh.
  • Cơ thể bạn xuất hiện tình trạng thống kinh. Đây là tình trạng xuất hiện những cơn đau do cơ thể chảy máu nhiều khiến cổ tử cung co lại.
  • Máu kinh nguyệt xuất hiện những cục máu đông lớn.

Xem thêm: Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông là bị làm sao?

3. Kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt ra nhiều nguy hiểm như thế nào?
Kinh nguyệt ra nhiều nguy hiểm như thế nào?

Nếu hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều xảy ra trong khoảng thời gian dài thì chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Hầu hết các chị em phụ nữ khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra nhiều đều có thể gặp một trong những nguy cơ sau:

  • Nguy cơ gây vô sinh và hiếm muộn cao,
  • Mất máu nhiều sẽ khiến cơ thể gặp tình trạng thiếu máu, tụt huyết áp, mệt mỏi, chóng mặt,….
  • Tăng nguy cơ mắc một số các bệnh phụ khoa nghiêm trọng.
  • Một số triệu chứng ra kinh nhiều gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Bên cạnh những nguy hiểm đó, chị em có thể bắt gặp các dấu hiệu của thiếu máu như:

  • Da dẻ trở nên xanh xao, nhợt nhạt hơn.
  • Làm việc mau mệt mỏi, chán nản, mất tập trung.
  • Có cảm giác tim đập nhanh, thường bị hụt hơi.
  • Tóc rụng nhiều, móng khô, dễ bị gãy.
  • Có thể rơi vào tình trạng ngất xỉu hoặc hôn mê nếu mất máu quá nặng.
  • Dễ gặp tình trạng nhiễm trùng vùng sinh dục.
  • Ảnh hưởng nhiều đến tinh thần như: giảm khả năng tập trung, lo lắng căng thẳng,…

4. Nguyên nhân dẫn đến chảy máu kinh nhiều

Những nguyên nhân thường gặp gây hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều kéo dài
Những nguyên nhân thường gặp gây hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều kéo dài

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chảy máu kinh nhiều. Trong đó có một số nguyên nhân cơ bản mà chị em có thể tham khảo dưới đây: 

  • U xơ và polyp tử cung. Đây là những khối u lành tính xuất hiện ở niêm mạc tử cung. Chúng thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Những khối u này nếu tồn tại lâu có thể gây chảy máu kinh nguyệt bất thường. 
  • Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung được tìm thấy bên ngoài tử cung. Khi bị bệnh này, chị em thường có triệu chứng đau vùng chậu mãn tính kèm chảy máu kinh nhiều. 
  • Chu kỳ rụng trứng không đều
  • Rối loạn chảy máu
  • Aspirin và các nhóm thuốc làm loãng máu có thể dẫn đến chảy máu kinh nguyệt càng nặng hơn
  • Sử dụng dụng cụ tránh thai như đặt vòng tránh thai,… Các dụng cụ này khi mới đưa vào cơ thể sẽ đi sâu vào ống tử cung hay âm đạo, có thể gây tổn thương bên trong cổ tử cung gây chảy nhiều máu kinh.
  • Ung thư nội mạc tử cung
  • Các nguyên nhân khác: liên quan đến mang thai, viêm vùng chậu…

5. Xét nghiệm chẩn đoán tình trạng kinh nguyệt ra nhiều như thế nào?

Những kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán tình trạng ra kinh nguyệt nhiều
Những kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán tình trạng ra kinh nguyệt nhiều

Khi có hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều, chị em sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm trong đó có cả thử thai và xét nghiệm các bệnh có thể lây lan qua đường tình dục. Bên cạnh đó, dựa vào độ tuổi và một số triệu chứng của bạn mà sẽ được đề nghị thực hiện một số kỹ thuật bổ sung khác như:

  • Siêu âm vùng chậu: Sử dụng các hình ảnh siêu âm để đánh giá các cơ quan, cấu trúc bên trong vùng chậu.
  • Nội soi tử cung: Kỹ thuật nội soi tử cung dùng để quan sát cấu trúc bên trong của tử cung.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Tách lấy một phần mô nội mạc tử cung và soi dưới kính hiển vi.
  • Siêu âm bơm nước lòng tử cung: Sử dụng một loại chất lỏng vô trùng bơm vào bên trong tử cung thông qua cổ tử cung để ghi nhận hình ảnh bên trong lên màn hình máy tính.
  • Chụp cộng hưởng từ: Sử dụng từ tính cực mạnh của nam châm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể.

6. Phải làm gì khi kinh nguyệt ra nhiều ồ ạt?

6.1. Các loại thuốc điều trị tình trạng kinh nguyệt ra nhiều

Sử dụng thuốc để điều trị hiện tượng máu kinh ra nhiều
Sử dụng thuốc để điều trị hiện tượng máu kinh ra nhiều

Dưới đây là một số nhóm thuốc phổ biến thường được bác sĩ chỉ định cho tình trạng kinh nguyệt ra nhiều. Chị em cần lưu ý các loại thuốc này không nên sử dụng khi không có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ:

  • Viên sắt: dùng để hạn chế tình trạng thiếu máu do kinh nguyệt ra nhiều, hạn chế các tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khi cơ thể mất máu. Tuy nhiên một số sản phẩm sắt vô cơ thể gây lắng cặn thuốc trong nội tạng, do đó chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng thiếu máu của mình trước khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc giảm đau kháng viêm thuộc nhóm NSAID: Đây là nhóm thuốc được sử dụng để giảm tối đa các cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên chúng cũng gây ra các tác dụng phụ là dễ gây kích thích dạ dày với những người có cơ địa mẫn cảm.
  • Thuốc tránh thai hằng ngày: Bên cạnh tác dụng tránh thai, thuốc tránh thai còn có tác dụng bổ sung hormone nữ. Do đó thuốc có tác dụng giúp chị em phụ nữ ổn định nội tiết tố trong cơ thể và làm giảm kích thích niêm mạc tử cung.
  • Liệu pháp hormone: Với những phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh hay mãn kinh thì đây sẽ là phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề kinh nguyệt ra nhiều ồ ạt. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như: đau tim, đột quỵ hoặc thậm chí là gây ung thư,…
  • Thuốc xịt Desmopressin: Tác dụng của loại thuốc này là giúp cầm máu, ở những người mắc chứng rối loạn chảy máu.
  • Thuốc chống tiêu sợi huyết: Nhóm thuốc này sử dụng để giảm lượng máu chảy bằng cách ngăn cục máu đông vỡ ra.

6.2. Phẫu thuật điều trị kinh nguyệt ra nhiều ồ ạt

Bác sĩ đề nghị chữa kinh nguyệt ra nhiều bằng cách phẫu thuật
Bác sĩ đề nghị chữa kinh nguyệt ra nhiều bằng cách phẫu thuật

Nếu tình trạng máu kinh ra nhiều của bạn không đáp ứng thuốc thì các bác sĩ có thể đề nghị bạn áp dụng một trong các phương pháp phẫu thuật dưới đây: 

  • Cắt và nạo (D&C): Đây là thủ thuật được dùng để loại bỏ một phần lớp trên cùng của nội mạc tử cung. Từ đó, cơ thể sẽ giảm được lượng máu khi hành kinh.
  • Phẫu thuật nội soi tử cung: Thủ thuật này được sử dụng một thiết bị y tế đặc biệt để xem xét môi trường bên trong tử cung. Sau đó bác sĩ sẽ dùng hình ảnh đó để tiến hành loại bỏ polyp và u xơ. Bên cạnh đó, thủ thuật này còn điều chỉnh các bất thường của tử cung và loại bỏ lớp niêm mạc tử cung để kiểm soát lượng máu hành kinh.
  • Loại bỏ nội mạc tử cung: Thủ thuật này sẽ loại bỏ toàn bộ hoặc một phần niêm mạc tử cung để kiểm soát lượng máu kinh. Do đó với những người cắt bỏ nội mạc hoàn toàn có thể sẽ gây vô sinh.
  • Cắt bỏ tử cung: Sau khi thực hiện thủ thuật này phụ nữ sẽ không thể mang thai được nữa. Do đó phương pháp này sẽ chỉ được áp dụng với những trường hợp máu chảy ồ ạt quá nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh các sản phẩm thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị chứng cường kinh ở phụ nữ, chị em cũng có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm bổ sung bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng khó chịu. 

Sản phẩm đầu tiên chị em có thể tìm mua đó chính là viên sắt hữu cơ. Tốt nhất bạn nên chọn sản phẩm chứa thành phần sắt hữu cơ kết hợp với acid folic, vitamin E, vitamin B12, kẽm nano… giúp tăng khả năng hấp thu sắt, kích thích quá trình tạo máu, tránh tình trạng cơ thể mất máu nhiều, gây tổn hại đến sức khỏe. Bên cạnh đó, sản phẩm có thêm Dầu mè đen sẽ giúp nhuận tràng, giảm táo bón trong quá trình uống sắt, mang lại hiệu quả cao hơn đối với sức khỏe. (Chi tiết sản phẩm tại đây).

Sản phẩm tiếp theo chị em cần tham khảo đó là các sản phẩm bổ sung nội tiết tố nữ có nguồn gốc từ thiên nhiên. Chi em nên lựa chọn các sản phẩm có chứa Estrogen thảo dược được chiết xuất từ các loại thảo dược như: tục đoạn, đương quy, cách sơn tiêu…. cùng với Pregnenolonecác chất oxy hóa từ tự nhiên. Đây sẽ là sản phẩm hiệu quả giúp các chị em cân bằng nội tiết tố nữ, điều hòa được kinh nguyệt cũng như hạn chế tình trạng ra máu kinh nhiều trong ngày hành kinh. (Chi tiết sản phẩm tại đây).

Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp chị em hiểu hơn về tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hay còn gọi là cường kinh ở nữ giới. Kinh nguyệt ra nhiều trong một chu kỳ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: mệt mỏi, giảm khả năng học tập và làm việc và rất nhiều các vấn đề tiềm ẩn khác. Do đó, khi phát hiện mình có dấu hiệu cường kinh, chị em cần đi khám ngay để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và hướng dẫn điều trị.

Nguồn tham khảo

  • [1] Heavy menstrual bleeding. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/symptoms-causes/syc-20352829
  • [2] Heavy periods. https://www.nhs.uk/conditions/heavy-periods/
  • [3] Heavy Menstrual Bleeding. https://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.html

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.