Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
9 Tháng Mười Hai 2021

Lần cập nhật cuối:
13 Tháng Mười Hai 2021

Số lần xem:
1020

Kinh nguyệt ra ít là tình trạng nhiều chị em gặp phải, khiến chị em lo lắng không biết do nguyên nhân nào, có ảnh hưởng đến sức khỏe và nên làm gì để cải thiện? Những điều chị em quan tâm về kinh nguyệt ra ít sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.

Máu kinh ra ít là hiện tượng gì?
Máu kinh ra ít là hiện tượng gì?

1. Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt ra ít

Hàng tháng, kinh nguyệt thường diễn ra theo chu kỳ, thông thường từ 3 – 7 ngày và lượng máu kinh khoảng 60 – 80ml. Chị em có thể nhận biết tình trạng kinh nguyệt ra ít qua một số dấu hiệu như: Nếu chị em thấy lượng máu kinh ít hẳn đi so với bình thường thì có thể là tình trạng kinh nguyệt ra ít. Chị em có thể theo dõi lượng băng vệ sinh nếu giảm đi là lượng máu kinh đang giảm. Hoặc chị em có thể dựa vào số ngày kinh để nhận biết tình trạng này. Nếu số ngày kinh ít hơn bình thường, dưới 2 ngày thì chứng tỏ kinh nguyệt của chị em ra ít. Cũng có trường hợp kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài, rải rác ít một.

2. Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

2.1. Do mang thai ngoài tử cung

Khi chị em mang thai thường không thấy kinh nguyệt xuất hiện nhưng nếu mang thai ngoài tử cung thì sẽ thấy có ra máu kinh nhưng với lượng ít. Đây là hiện tượng trứng được thụ tinh bên ngoài tử cung. Nếu thấy nghi ngờ chị em nên đi khám ngay vì mang thai ngoài tử cung nguy hiểm đến tính mạng.

2.2. Do căng thẳng

Nếu chị em đang bị stress, lo lắng, trầm cảm hay căng thẳng do công việc… thì có thể sẽ là nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít

2.3. Do sự thay đổi cân nặng đột ngột

Sự thay đổi cân nặng cũng có thể kéo dài hoặc làm ngắn kỳ kinh nguyệt của chị em. Khi cân nặng tăng lên, lượng chất béo tích tụ trong cơ thể tăng cao có thể khiến hormone mất cân bằng. Hay khi chị em giảm cân bằng cách hạn chế lượng calo làm cho cơ thể bị căng thẳng và tạo sự mất cân bằng hormone.

2.4. Do biện pháp tránh thai

Có nhiều phương pháp tránh thai, có chị em chọn dùng thuốc tránh thai, có người dùng miếng dán tránh thai hoặc vòng tránh thai nội tiết. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến kinh nguyệt chị em ra ít, thậm chí kinh nguyệt có màu sẫm hoặc mất kinh, rong kinh.

Xem thêm: Khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít sau khi uống thuốc tránh thai

2.5. Do bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức khiến cơ thể sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp. Bệnh cường giáp có thể gây ra các ảnh hưởng xấu tới tim, huyết áp, cơ bắp… và cả tình trạng kinh nguyệt ra ít.

2.6. Do buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là một hội chứng gây ra do rối loạn cân bằng hormone. Khi chị em bị buồng trứng đa nang sẽ có sự gia tăng bất thường về nồng độ hormone nam giới Androgen, gây gián đoạn chu kỳ rụng trứng, dẫn đến kinh nguyệt không đều, ra ít hoặc mất kinh.

Chị em bị kinh nguyệt ra ít do những nguyên nhân nào?
Chị em bị kinh nguyệt ra ít do những nguyên nhân nào?

2.7. Do mãn kinh

Khi chị em ở tuổi trung niên thấy kinh nguyệt ra ít, chu kỳ kinh kéo dài có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh.

2.8. Do cổ tử cung có sẹo

Các chị em đã từng nong và nạo tử cung có thể để lại sẹo nghiêm trọng khiến kinh nguyệt bị ảnh hưởng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít.

2.9. Do hẹp cổ tử cung

Một nguyên nhân gây kinh nguyệt ra ít là do cổ tử cung thu hẹp hoặc đóng hoàn toàn khiến kinh nguyệt ra ít. Tình trạng hẹp cổ tử cung là do nồng độ estrogen thay đổi trong giai đoạn tiền mãn kinh.

2.10. Do mất nhiều máu trong và sau khi sinh

Nguyên nhân này không thường gặp, tình trạng mất máu khiến cơ thể thiếu oxy nên làm ảnh hưởng tới tuyến yên và hội chứng Sheehan – hội chứng làm giảm tất cả các loại hormone, trong đó bao gồm cả những hormone điều hòa kinh nguyệt.

3. Kinh nguyệt ra ít ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Bất cứ thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt nào cũng đều có ảnh hưởng nhất định với chị em và tình trạng kinh nguyệt ra ít cũng vậy. Đây có thể là dấu hiệu báo hiệu của một số bệnh lý như:

  • Đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng trong tương lai, có thể khiến chị em bị vô sinh thứ phát.
  • Có thể chị em đã mắc các bệnh lý nguy hiểm như viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng…
  • Ngoài ra tình trạng kinh nguyệt ra ít khiến chị em lo lắng không biết mắc bệnh gì nên có thể sợ quan hệ, giảm ham muốn, lâu ngày có thể tăng sự lãnh cảm… sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

4. Khi nào cần đi khám?

Khi thấy tình trạng kinh nguyệt ra ít có kèm theo một số dấu hiệu dưới đây thì chị em nên đi khám ngay, đó là:

  • Nếu chị em lỡ ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp mà không có thai
  • Nghĩ rằng có thể chị em đã mang thai
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Thấy có chảy máu âm đạo giữa chu kỳ
  • Cảm thấy đau đớn dữ dội khi đến kỳ kinh
Chị em bị tình trạng kinh nguyệt ra ít cần biết cách để cải thiện tránh rủi ro không đáng có
Chị em bị tình trạng kinh nguyệt ra ít cần biết cách để cải thiện tránh rủi ro không đáng có

5. Một số biện pháp cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít

5.1. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết làm cân bằng nội tiết tố trong cơ thể giúp cải thiện tình trạng ra máu kinh nguyệt ra ít. Những thực phẩm tốt cho chị em có đậu nành, cá, các loại rau xanh. Đậu nành thúc đẩy cơ thể sản sinh ra hormone sinh dục nữ, làm cân bằng nội tiết tố và cải thiện tính trạng máu kinh ra ít. Một số loại cá chứa acid amino và omega-3 sẽ giúp tối ưu hóa hormone và giảm nồng độ cortisol giúp cân bằng estrogen với testosterone trong cơ thể…

Xem thêm: Chị em cần cải thiện kinh nguyệt ra ít nên ăn gì mới tốt?

5.2. Một số loại thực phẩm không nên ăn

Những thực phẩm có chứa chất béo no như xúc xích, gà rán, mì ăn liền… là thực phẩm chị em không nên ăn vì sẽ kích thích hormone, gây rối loạn nội tiết tố nữ. Những đồ uống có chứa ga, cồn, chất kích thích cũng sẽ làm rối loạn hormone gây mất cân bằng nội tiết tố, có thể ảnh hưởng đến tình trạng kinh nguyệt.

5.3. Uống đầy đủ nước mỗi ngày

Nước có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể, giúp loại bỏ độc tố, bài tiết, vận chuyển dinh dưỡng. Nên việc bổ sung đủ lượng nước hàng ngày sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng máu kinh, cải thiện tình trạng máu kinh ra ít.

5.4. Tập luyện thể thao rèn luyện thể chất thường xuyên

Tập luyện thể thao hàng ngày sẽ giúp chị em cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố. Mỗi ngày tập 30 phút với các bài tập phù hợp với khả năng của chị em.

5.5. Cải thiện đời sống tinh thần

Tinh thần thoải mái, lạc quan sẽ có tác dụng hạn chế tối đa tình trạng stress và căng thẳng, có lợi cho việc ổn định nội tiết tố.

Bên cạnh các biện pháp này chị em có thể chọn cách bổ sung nội tiết tố bằng viên uống có chứa EstroG-100 và các thành phần khác như Glutathione, Collagen, Curcumin. Trong đó EstroG-100 được chiết xuất từ 3 thảo dược quý của Hàn Quốc là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. Các thảo dược này đã được sử dụng hơn 400 năm tại Hàn Quốc, Trung Quốc và cho hiệu quả cao, an toàn cho người dùng. EstroG-100 cho tác dụng mạnh gấp hơn 3 lần các Estrogen thảo dược khác, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của thiếu hụt Estrogen, nhất là thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh và sinh lý như khô âm đạo, khó giao hợp, tăng ham muốn tình dục… Glutathione, Collagen, Curcumin… là chất chống oxy hóa mạnh.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.