Bổ sung kẽm tăng cường sức đề kháng an toàn, hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
10 Tháng Sáu 2024

Lần cập nhật cuối:
10 Tháng Sáu 2024

Số lần xem:
967

Sức đề kháng được biết tới như một lớp “phòng thủ” của cơ thể. Sức đề kháng tốt sẽ giúp chúng ta chống lại được các yếu tố gây bệnh từ môi trường xung quanh. Có rất nhiều cách để tăng sức đề kháng, một trong số đó chính là bổ sung kẽm. Vậy kẽm giúp tăng cường sức đề kháng như thế nào?

Kẽm là một loại khoáng chất vi lượng cần thiết đối với con người. Trong cơ thể chúng ta có từ 2g – 4g kẽm, phân bổ ở nhiều bộ phận khác nhau như: tuyến tiền liệt, mắt, não, cơ, xương, gan, thận…

Kẽm có vai trò tác động tới hầu hết những quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein,…

1. Bổ sung kẽm có giúp tăng sức đề kháng hiệu quả?

Bổ sung kẽm nâng cao sức đề kháng liệu có hiệu quả?
Bổ sung kẽm nâng cao sức đề kháng liệu có hiệu quả?

Kẽm là một thành phần không thể thiếu của nhiều loại protein và enzyme trong cơ thể, đó là lý do vì sao nó đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe con người:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Kẽm giúp kích thích hoạt động của tế bào lympho B và bạch cầu, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh.
  • Hỗ trợ quá trình hình thành niêm mạc và giảm nhiễm trùng: Kẽm đóng vai trò trong việc tạo ra và duy trì niêm mạc, là một lớp bảo vệ quan trọng cho cơ thể chống lại vi khuẩn và virus.
  • Kích thích vị giác và cảm giác: Kẽm giúp điều hòa các cảm giác vị giác, làm tăng khả năng thưởng thức thức ăn và tăng cảm giác thú vị khi ăn uống.
  • Tham gia trong nhiều quá trình enzyme trong cơ thể: Kẽm là một phần của hơn 300 enzyme thúc đẩy các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Khi thiếu kẽm, có thể xuất hiện các triệu chứng như rụng tóc, vết thương chậm lành, loét miệng, thậm chí là sự suy giảm của thị giác và thính giác. Thiếu kẽm cũng có thể góp phần vào nhiều bệnh lý nghiêm trọng như bệnh đái tháo đường và xơ vữa động mạch. Vì vậy, việc cung cấp đủ lượng kẽm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể.

2. Nên bổ sung kẽm bao nhiêu là đủ?

Bổ sung kẽm tăng đề kháng bao nhiêu là đủ?
Bổ sung kẽm tăng đề kháng bao nhiêu là đủ?

Bổ sung kẽm ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ cần một liều lượng riêng, nhằm đảm bảo cơ thể có sức đề kháng tốt và không bị dư thừa kẽm. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến nghị về nhu cầu hàng ngày với kẽm như sau:

  • Trẻ em dưới 6 tháng: 2mg/ngày
  • Từ 7 tháng đến 11 tháng: 3mg/ngày
  • Từ 1 tuổi đến 3 tuổi: 4mg/ngày
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg/ngày
  • Trẻ từ 9-13 tuổi: 8mg/ngày
  • Thanh thiếu niên 14-18 tuổi: 11mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: 11-12mg/ngày

3. Cách bổ sung kẽm tăng sức đề kháng

Bạn có thể bổ sung kẽm cho cơ thể thông qua 2 cách sau:

3.1. Bổ sung kẽm qua chế độ dinh dưỡng

Tăng sức đề kháng với các thực phẩm giàu kẽm
Tăng sức đề kháng với các thực phẩm giàu kẽm

Việc cung cấp kẽm từ thực phẩm luôn là lựa chọn tốt nhất, vì các thực phẩm cung cấp cả kẽm và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu kẽm bao gồm:

  • Lòng đỏ trứng gà: Mỗi lòng đỏ trứng gà có thể chứa đến 3.7mg kẽm. Ngoài hàm lượng kẽm, lòng đỏ trứng gà cũng giàu chất béo tốt, calo và protein.
  • Hải sản: Các loại hải sản như hàu, cua, sò, hến,… là nguồn cung cấp kẽm dồi dào cho cơ thể. Cụ thể trong mỗi 100gr: hàu cung cấp khoảng 32 mg kẽm; cua Alaska chứa khoảng 7,6mg kẽm; sò chứa khoảng 13 mg kẽm. Ngoài kẽm, chúng còn cung cấp vitamin B12 và các khoáng chất quan trọng khác.
  • Thịt nạc: Thịt bò, cừu, lợn,… đều là nguồn cung cấp kẽm đáng kể. Ví dụ, cứ 100 gram thịt bò có thể cung cấp khoảng 4,8 mg kẽm; với thịt cừu là 4,4mg; thịt lợn cung cấp khoảng 2,5 mg kẽm.
  • Hạt, rau củ: Đậu hà lan, đậu lăng, đậu ván cung cấp khoảng 12% lượng kẽm cần thiết cho cơ thể trong một ngày. 100g củ cải chứa 11mg kẽm, ổi cung cấp khoảng 2,4 mg kẽm.

3.2. Bổ sung qua viên kẽm, ống kẽm

Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung qua viên kẽm, ống kẽm
Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung qua viên kẽm, ống kẽm

Bổ sung kẽm thông qua viên kẽm hoặc ống kẽm cũng rất cần thiết trong trường hợp bạn không thể nhận đủ lượng kẽm từ chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt, đối với những nhóm người như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ đang trong độ tuổi dậy thì, người lớn tuổi, người bị ốm lâu ngày hoặc những người có dinh dưỡng kém. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại bổ sung nào, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng nhu cầu bổ sung của bạn là cần thiết và an toàn.

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng viên kẽm và ống kẽm:

  • Chọn các sản phẩm viên kẽm hoặc ống kẽm từ các nhà sản xuất đáng tin cậy và đã được kiểm định. Đảm bảo rằng sản phẩm đã được chứng nhận an toàn và chứa thành phần kẽm trong hàm lượng và dạng thức phù hợp.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì và tuân thủ liều lượng được khuyến nghị. Không tự ý tăng liều hoặc sử dụng quá mức mà không được chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Uống kẽm với Vitamin C giúp cơ thể tăng cường hấp thu kẽm.
  • Tránh uống kẽm với sắt và canxi bởi canxi có thể ức chế hấp thu của kẽm. Nếu cần sử dụng sắt, hãy uống kẽm trước đó ít nhất 2 giờ.
  • Uống kẽm vào trước bữa ăn khoảng 1 giờ hoặc sau bữa ăn khoảng 2 giờ, đặc biệt là vào buổi sáng. Nếu bạn gặp vấn đề về dạ dày, bạn có thể uống kẽm cùng với bữa ăn để giảm nguy cơ kích ứng dạ dày.
  • Nếu bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào sau khi sử dụng viên kẽm hoặc ống kẽm, hãy ngưng sử dụng và thảo luận với bác sĩ của bạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách bổ sung kẽm tăng sức đề kháng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho bản thân.

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.