Đau lưng bên trái có thể xảy ra do một vài tác nhân cơ học thông thường. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp cơn đau lưng bên trái lại cảnh báo cho chúng ta về những căn bệnh có thể gặp trong tương lai. Tìm hiểu chi tiết về bệnh đau lưng bên trái qua bài viết dưới đây.

1. Tình trạng đau thắt lưng bên trái
Khi có những cơn đau xuất hiện từ phần lưng dưới vùng thắt lưng thì đó là tình trạng đau thắt lưng. Những cơn đau này tập trung ở phần bên trái và lan rộng xuống chân hoặc lan ra vùng cột sống lưng. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân và cũng sẽ có những biểu hiện khác nhau. Một số dấu hiệu khi bị đau lưng bên trái là:
- Đau âm ỉ, râm ran ở vùng thắt lưng
- Triệu chứng đau thắt lưng lan dần xuống phần mông, chân trái
- Người bệnh bị đau ngay cả khi ngồi hoặc thay đổi tư thế
- Tình trạng đau nhức nhối tại vùng trái thắt lưng khiến người bệnh không thể ngồi lâu hoặc đi đứng lâu.
2. Đau lưng bên trái là do bệnh gì?
Đau lưng bên trái có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến một số bệnh lý tác động trực tiếp đến căn bệnh này như:
2.1. Đau dây thần kinh tọa

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, gây ra các cơn đau thắt lưng bên trái vì bệnh này thường sẽ gây đau nhức từ lưng đến chân tập trung vào một phía của cơ thể. Những cơn đau thắt lưng bên trái bắt đầu từ vùng lưng dưới và bắt đầu kéo dài đến mông, đùi và bắp chân.
2.2. Bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cho phần rễ dây thần kinh lưng, hông, chân bị chèn ép cho tràn dịch từ đĩa đệm và sẽ khiến cho người bệnh sẽ bị đau nhức, hạn chế vận động. Khi người bệnh thay đổi tư thế, di chuyển đi lại khó khăn và đau nhức kéo dài.
2.3. Bệnh lý gai cột sống lưng
Đau thắt lưng bên trái cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh gai cột sống lưng. Đây là tình trạng gai xương hình thành tại các đốt sống chạm vào phần dây thần kinh khiến cho cột sống thường co cứng và có những cơn đau tại thắt lưng trái hoặc phải. Cùng với các cơn đau thắt lưng thì gai cột sống thường xuất hiện tình trạng tê tại vùng mông, đùi, bàn chân.
2.4. Thoái hóa vùng cột sống thắt lưng

Thoái hóa vùng cột sống thắt lưng là tình trạng đốt sống bị oxy hóa, bào mòn dẫn đến hiện tượng các đốt sống chèn ép vào các rễ dây thần kinh. Các cơn đau thắt lưng bên trái hoặc bên phải cũng xuất hiện từ đó và tùy thuộc vào phần đốt sống bị thoái hóa. Tình trạng này thường xuất hiện ở người lớn tuổi hoặc những người thường phải thực hiện các thao tác có nhiều áp lực lên phần cột sống trong quá trình lao động, tập luyện,…
2.5. Các bệnh về thận
Cơn đau lưng bên trái cũng có thể do các bệnh lý về thận như suy thận, sỏi thận, viêm thận,… Nếu đau thắt lưng bên trái thì thận trái đang có vấn đề và ngược lại. Người bệnh thận sẽ có kèm thêm biểu hiện đi tiểu nhiều hơn, mệt mỏi và tình trạng đau buốt sẽ lan dần xuống bụng dưới hoặc trước bụng. Ở giai đoạn đầu ngoài đau thắt lưng thì người bệnh còn thấy biểu hiện lạ khi đi vệ sinh như đau buốt vùng cơ quan sinh dục, hoặc màu nước tiểu khác lạ…
2.6. Hội chứng ruột kích thích

Đây là hội chứng đau lưng bên trái được chẩn đoán có kèm theo triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy.
2.7. Do các bệnh phụ khoa ở nữ giới
Cơn đau lưng bên trái ở chị em có thể do một số bệnh phụ khoa như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, viêm nhiễm cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,…
2.8. Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân gây đau phần lưng bên trái ở trên thì còn có một vài tác nhân khác có thể khiến người bệnh đau lưng như chế độ làm việc, sinh hoạt, lao động nặng, tập luyện thể thao quá sức, sai tư thế, béo phì, thừa cân hay do tai nạn, chấn thương.
3. Đau lưng trái phải làm sao?

3.1. Biện pháp chữa trị tại nhà
Nếu thấy bị đau lưng bên trái người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tại nhà như:
- Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động và thư giãn cơ thể tối đa trong những ngày đầu bị đau.
- Tránh thực hiện các tư thế, động tác hoặc công việc mất sức khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng.
- Có thể sử dụng thuốc giảm đau buốt không cần kê đơn như paracetamol, ibuprofen, aspirin,…
- Dùng túi chườm lạnh hoặc chườm nóng để làm giảm sưng, giảm căng cứng cơ và thúc đẩy lưu lượng máu. Hoặc người bệnh có thể kết hợp với các thủ thuật y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt hay các bài tập thiền, yoga.
3.2. Điều trị nội khoa
Khi thấy các con đau không thuyên giảm thì người bệnh nên đi khám bác sĩ để được thăm khám cẩn thận và điều trị kịp thời, đúng cách. Bác sĩ có thể chỉ định:
- Thuốc giảm đau: Ngoài các loại thuốc giảm đau thông thường không cần kê đơn thì có một số trường hợp người bệnh có thể phải dùng loại thuốc thuộc nhóm opioid giúp xóa bỏ triệu chứng đau vùng lưng trái nhanh chóng hơn.
- Các loại thuốc giãn cơ: Baclofen, Decontractyl, Robaxin,… thường được dùng với khả năng chống co cứng, giúp giãn các bó cơ tại vùng lưng ở phía bên trái.
- Thuốc kháng viêm: Diclofenac, Aspirin,… có thể được dùng. Và việc bổ sung các vitamin B1, B3, B6, B12,… cần thiết cho cơ thể lúc này.
- Tiêm ngoài màng cứng: Thuốc tiêm steroid đưa vào ngoài màng cứng có tác dụng xoa dịu bớt sự khó chịu cho người bệnh.
- Đai đeo: Việc đeo đai chuyên dụng cho lưng là biện pháp vật lý trị liệu được thực hiện nhằm mang lại cảm giác thoải mái, giảm đau nhức khó chịu, đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng của cột sống.

3.3. Các bài thuốc dân gian
Từ xưa các bài thuốc dân gian cũng được áp dụng nhiều trong điều trị đau lưng bên trái. Đây đều là các cách trị bệnh dùng nguyên liệu sẵn có, giá thành rẻ, dễ kiếm và ít xảy ra tác dụng phụ.
- Lá cây ngải cứu: Người bệnh cần chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi đem rửa sạch rồi sao nóng cùng với một chút muối hột. Sau đó cho hỗn hợp vào một tấm vải mỏng như khăn xô hay khăn mặt và dùng chườm lên vị trí lưng bị đau nhức trong khoảng 10 – 15 phút. Nên thực hiện liên tục 2 – 3 lần/ngày và người bệnh sẽ thấy hiệu quả, sự thay đổi rõ rệt sau 1 tuần.
- Chữa đau lưng bên trái từ cây cỏ xước: Người bệnh đem cây cỏ xước rửa sạch, phơi khô rồi đem ra đun lấy nước uống như nước hàng ngày.
3.4. Can thiệp ngoại khoa
Khi các cách điều trị tại nhà, dân gian hay dùng nội khoa không đem đến hiệu quả thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật. Can thiệp này thường được áp dụng với tình trạng bệnh nặng, có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đa phần người bệnh đều có những thay đổi và tiến triển tích cực tại vùng lưng bên trái sau khi thực hiện phẫu thuật nhờ tiến bộ của y học hiện đại, kỹ thuật tiên tiến.
4. Cách phòng ngừa đau thắt lưng trái, phải

Bạn có thể phòng ngừa đau thắt lưng, đau bên trái, đau bên phải bằng các thói quen sau:
- Chú ý tư thế trong sinh hoạt hàng ngày như khi ngồi, đứng, nằm,… Đặc biệt khi bê vác vật nặng đúng tư thế để tránh ảnh hưởng đau thắt lưng.
- Nên hạn chế các bài tập thể lực tác động nhiều lực vào vùng lưng sẽ dễ khiến tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Không nên đứng bật dậy sau khi ngồi lâu vì đứng quá nhanh sẽ khiến cho lưng dễ tổn thương.
- Nên tích cực thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để giãn cơ.
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm các vấn đề bất thường của cơ thể.
- Giữ cân nặng hợp lý, tránh tăng cân đột ngột, béo phì dẫn đến tình trạng đau thắt lưng do áp lực đặt lên vùng xương khớp.
Ngoài ra để có thể cải thiện tình trạng đau lưng bên trái, đau lưng nói chung cũng như hạn chế được tình trạng này thì bạn có thể giúp xương chắc khỏe, phòng tránh loãng xương bằng sản phẩm có chứa Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 cùng nhiều dưỡng chất quan trọng như Boron, Magie, Kẽm, Sắt, DHA… Canxi nano, vitamin D3 và MK7 sẽ như kiềng 3 chân giúp xương chắc khỏe nhờ canxi nano thẩm thấu nhanh, tránh các tác dụng phụ như canxi thông thường, vitamin D3 sẽ đưa canxi từ thức ăn vào máu và từ đây Mk7 sẽ đem canxi đặt vào trong xương giúp xương chắc khỏe, góp phần tránh được các bệnh xương khớp.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân gây đau lưng bên trái. Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm, ngay khi thấy dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Phần tiếp theo: Đau lưng bên phải là bệnh gì?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn