Bệnh đau lưng không phải tự dưng mà có

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
21 Tháng Sáu 2021

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1527

Những cơn đau nhức ở lưng kéo dài dai dẳng gây ra không ít phiền toái cho người bệnh trong công việc và sinh hoạt thường ngày. Chính vì thế, việc tìm hiểu về bệnh lý, nhận biết sớm các triệu chứng sẽ giúp ích không nhỏ trong việc phòng tránh bệnh cũng như có phác đồ điều trị tốt nhất.

Bệnh đau lưng không phải tự dưng mà có
Bệnh đau lưng không phải tự dưng mà bị

1. Đau lưng là gì?

Đau lưng là tình trạng khi người bệnh xuất hiện những cơn đau nhức tại khu vực cột sống. Hầu hết những người trong độ tuổi trưởng thành đều có nguy cơ bị đau lưng. Thông thường, những cơn đau lưng chủ yếu sẽ xuất hiện nhiều ở vùng thắt lưng bởi đây chính là khu vực phải gánh chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể nhất.

Tùy thuộc vào thời gian kéo dài các cơn đau khác nhau mà người ta chia đau lưng thành 3 dạng chính:

  • Đau lưng mãn tính: cơn đau kéo dài lâu hơn 12 tuần
  • Đau lưng bán cấp: cơn đau kéo dài trong khoảng 6 đến 12 tuần
  • Đau lưng cấp tính: cơn đau kéo dài dưới 6 tuần

Theo thống kê, có đến khoảng 65 đến 80% số người ở độ tuổi trường thành từng bị đau lưng cấp tính hoặc từng đợt một vài lần. Trong đó, có đến khoảng 10% chuyển từ đau lưng cấp tính thành đau lưng mãn tính.

Đau lưng không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó lại gây đau đớn, khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

2. Tác động của đau lưng đối với sức khỏe

Vậy cụ thể, đau lưng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của người bị bệnh?

Những người đã và đang bị đau lưng đều phải thừa nhận rằng chúng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của họ. Khi bị đau lưng, người bệnh sẽ gặp các khó khăn trong hầu hết các chuyển động và bị giới hạn trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến chân tay. Để tránh triệu chứng đau lưng trở nặng hơn, người bệnh thường phải di chuyển cẩn thận và chậm hơn, kéo theo đó các hoạt động thường ngày cũng bị hạn chế.

Bên cạnh những ảnh hưởng liên quan đến vận động hàng ngày, người bị đau lưng sẽ có thể bị mất ngủ về đêm bởi những cơn đau thường xuất hiện trong khoảng thời gian này. Về lâu về dài, tình trạng này sẽ khiến người bệnh bị mất tập trung, trí nhớ kém hơn. Thêm nữa, một số nghiên cứu đã cho thấy, những người bị đau lưng mãn tính sẽ có nguy cơ trầm cảm gấp 4 lần so với người có sức khỏe bình thường.

Về quan hệ vợ chồng, có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chứng đau lưng cũng tác động nhiều đến đời sống tình dục. Thông thường, khi vợ hoặc chồng đau lưng sẽ có xu hướng sẽ tránh chuyện quan hệ, khiến tình cảm vợ chồng dần bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, nếu bệnh đau lưng không được điều trị kịp thời có thể sẽ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm khác như: yếu liệt các cơ chi dưới, tê bị chân tay, mất cảm giác hai chân,…. Đến lúc này thì chi phí điều trị sẽ cao hơn và thời gian điều trị kéo dài, gây áp lực cho cả người bệnh và gia đình.

Đau lưng gây ra những ảnh hưởng gì đối với sức khỏe
Đau lưng gây ra những ảnh hưởng gì đối với sức khỏe

3. Nguyên nhân gây đau lưng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng. Tuy nhiên, có thể phân chúng thành hai nhóm chính như sau:

3.1. Do bệnh lý

Một số bệnh lý gây ra triệu chứng đau lưng có thể kể đến như:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là một trong những căn bệnh xương khớp thường gặp nhất. Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ bị đau lan từ cột sống thắt lưng xuống đến mông, phía sau ngoài đùi, mặt trước bên cẳng chân, mắt cá ngoài, mu chân tới ngón chân. Biểu hiện ban đầu của căn bệnh này là cảm giác đau nhức ở vùng cột sống và xương cùng.
  • Thoái hóa cột sống: Tuổi càng cao thì nguy cơ bị mắc bệnh thoái hóa cột sống càng tăng lên. Biểu hiệu rõ ràng nhất của bệnh này là những cơn đau xuất hiện thường xuyên, kèm với dáng đi không thoải mái, lưng có dấu hiệu bị còng xuống.
  • Loãng xương: Khi bị loãng xương, cơn đau sẽ dữ dội ở phần lưng trên hoặc lưng giữa, nhức đầu gối. Kèm theo đó, cột sống của người bệnh sẽ bị mất đường cong sinh lý, gây gù, vẹo, còng lưng và chiều cao của cơ thể giảm đi vài centimet so với lúc trẻ. Nguyên nhân là do loãng xương khiến các đốt sống bị lún, xẹp….
  • Viêm khớp: Bệnh viêm khớp có thể diễn ra ở bất kỳ phần nào của lưng, tuy nhiên phổ biến nhất là phần thắt lưng.
  • Sỏi thận: Nếu bệnh nhân có dấu hiệu đau từng cơn dữ dội ở phần lưng, cơn đau xuất phát từ hai hố thắt lưng, sau đó lan ra bụng, xuống bụng dưới và đùi, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi thận.
  • Phồng hoặc vỡ địa đệm: Khi bị phồng hoặc vỡ đĩa đệm, người bệnh sẽ có cảm giác đau mỏi lưng, nhất là vùng thắt lưng.
  • Đau thần kinh tọa: Đối với bệnh này, bệnh nhân sẽ bị đau tại cột sống thắt lưng và lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và lan tới tận các ngón chân.
  • Chứng vẹo cột sống: Hai triệu chứng phổ biến nhất của chứng vẹo cột sống đó chính là đau thắt lưng và cứng khớp.
  • U cột sống: Triệu chứng của u cột sống là các cơn đau lưng khi vận động và thường đau nhiều về đêm. Bên cạnh đó, cơn đau có thể lan xuống hông, chân, bàn chân và cánh tay.
  • Các bệnh về phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa gây đau lưng có thể kể đến như: viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Những bệnh phụ khoa nghiêm trọng như có u hay ung thư, khi khối u phát triển có thể chèn ép vào các cơ quan khác ở vùng chậu từ đó dẫn đến các cơn đau lưng. Thường gặp nhất là mỏi ở vùng thắt lưng – chậu, kèm theo đó là những triệu chứng như đau bụng hay rối loạn kinh nguyệt.

3.2. Do thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày

  • Ngồi quá nhiều: Đây chắc hẳn là nguyên nhân gây đau lưng ở dân văn phòng, giới trẻ, lái xe, công nhân may… Khi ngồi hàng giờ đồng hồ liên tục, toàn bộ trọng lượng của cơ thể dồn vào mông, hông. Khi đó, cột sống sẽ cần chống đỡ, giữ cho lưng được thẳng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây quá tải cho cho cột sống từ đó dẫn đến đau lưng.
  • Ngủ không đúng tư thế: Những thói quen ngủ xấu như nằm úp bụng, hoặc đầu không thẳng với cổ sẽ gây áp lực lên cột sống. Về lâu dài chúng có thể trở thành những cơn đau mãn tính.
  • Do chấn thương: Những chấn thương khi lao động, chơi thể thao khiến bạn bị bong gân, gãy cột sống,… đều có thể gây ra đau lưng.
  • Thừa cân béo phì: Khi cân nặng ngày càng tăng, vùng cột sống sẽ phải chịu áp lực nhiều hơn dẫn đến những cơn đau xuất hiện.
  • Tập luyện quá sức hoặc sai tư thế: Điều này có thể dẫn tới chấn thương, khiến cho cấu trúc xương sống bị thay đổi và đảo lộn, gây ra các triệu chứng đau nhức và tê bì.
  • Mang thai, hành kinh: Khi mang thai hoặc hành kinh, cơ thể của người phụ nữ sẽ bị thay đổi về trọng lượng cũng như nội tiết tố. Đặc biệt trong thời gian cuối thai kỳ, khi thai nhi phát triển to hơn cũng là lúc áp lực lên cột sống lớn hơn và lưng đau nhức nhiều hơn.
Điểm mặt các nguyên nhân dẫn đến bị đau lưng
Điểm mặt các nguyên nhân dẫn đến bị đau lưng

4. Triệu chứng đau lưng

đau lưng xảy ra do rất nhiều yếu tố nên những triệu chứng khi đau lưng cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng đau lưng và những biểu hiện bệnh lý liên quan để bạn có thể tham khảo:

4.1. Đau lưng cơ năng

Triệu chứng đau lưng này thông thường là do bạn nằm ngủ sai tư thế, mang vác nặng, hoặc đứng, ngồi quá lâu,… khiến các cơ vùng lưng bị cứng và co rút. Từ đó, vùng lưng sẽ bị đau nhức và khó vận động hơn. Tuy nhiên sau khi massage nhẹ nhàng hoặc nghỉ ngơi thì cơ đau sẽ nhanh chóng biến mất sau vài tiếng hoặc 2 đến 3 ngày.

4.2. Đau lưng cột sống

Các cơn đau chạy dọc cột sống, đau tại chỗ, nhói buốt thường là biểu hiện của những bệnh lý như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp,….

4.3. Đau lưng không cúi được

Khi gặp triệu chứng này, có thể bạn đang bị các bệnh lý nghiêm trọng như : thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng, xẹp đốt sống, viêm cột sống dính khớp nặng,… Khi bị đau lưng không cúi được, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khi cử động hoặc cứng cơ.

4.4. Đau lưng vùng xương chậu

Một số bệnh có triệu chứng đau lưng vùng xương chậu có thể kể đến như: gai đốt sống lưng, đau dây thần kinh tọa, bệnh phụ khoa,…. Triệu chứng này sẽ khiến toàn bộ vùng hông, xương chậu ê ẩm, đau nhức dẫn đến việc vận động khá khó khăn.

4.5. Đau lưng tê chân

Hầu hết những trường hợp bị đau lưng tê chân đều mắc các bệnh liên quan đến cột sống như: thoát vị đĩa đệm, đau nhức cột sống khiến cơ thể đau nhức dọc thắt lưng xuống hông, sau bắp chân, cổ chân đến bàn chân.

4.6. Đau lưng lan xuống chân

Đây là triệu chứng đặc trưng của căn bệnh đau dây thần kinh tọa. Khi bị bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau nhói, buốt chạy dọc từ vùng thắt lưng xuống đến phía sau đùi và bàn chân.

4.7. Đau lưng kéo dài

Hầu hết các trường hợp đau lưng do bệnh lý liên quan đến cột sống, ngoại trừ những trường đau lưng do cơ năng thì chỉ xuất hiện trong khoảng vài ngày.

4.8. Đau lưng gần xương cụt

Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Những cơn đau ban đầu chỉ xuất hiện tại chỗ, mức độ đau sẽ dần tăng lên và vùng ảnh hưởng cũng sẽ rộng ra. Thông thường, cơn đau sẽ tăng lên khi ngồi, đứng lâu và giảm bớt khi người bệnh nghỉ ngơi.

5. Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây đau lưng

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây đau lưng đó là:

  • Trong gia đình có người có tiền sử bị các bệnh về đau lưng.
  • Từng bị chấn thương ở lưng.
  • Có thai: khi có thai cơ thể thai phụ sẽ phải chịu áp lực rất lớn gây đau lưng.
  • Từng phẫu thuật ở lưng.
  • Khu vực cột sống có bất thường bẩm sinh.
  • Không thường xuyên tập thể dục thể thao hoặc tập luyện quá sức, tập sai cách.
  • Do tính chất công việc: làm những công việc phải ngồi lâu, uốn người quá mức, mang vác vật nặng…
  • Hút thuốc lá.
  • Thừa cân, đặc biệt là thừa cân ở vùng eo sẽ làm tăng sức nặng lên lưng.
  • Stress và trầm cảm.
  • Sử dụng thuốc: một vài loại thuốc có tác dụng phụ làm yếu xương nếu sử dụng trong thời gian dài.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây đau lưng
Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây đau lưng

6. Xét nghiệm chẩn đoán đau lưng

Thông thường, các bác sĩ có thể chẩn đoán ngay sau khi khám lâm sàng và hỏi bệnh nhân về các triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, để xác định rõ mức độ tổn thương và nguyên nhân thì bệnh nhân sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm khác như:

  • Chụp X-quang: thấy được sự liên kết của xương.
  • Chụp CT hay MRI: phát hiện được các vấn đề về mô, gân, mạch máu, dây chằng…
  • Chụp quét xương: giúp phát hiện các khối hay gãy xương nén do loãng xương.
  • Điện cơ hoặc EMG: đi các xung điện do các dây thần kinh tạo ra để phản ứng với cơ.

Những trường hợp bác sĩ nghi ngờ đau lưng có liên quan đến nhiễm trùng thì người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm máu.

7. Điều trị đau lưng như thế nào?

Nếu thấy tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, hoặc có đi kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn có thể đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để tư vấn các phương án điều trị hợp lý:

  • Điều trị theo nguyên nhân: Đau cột sống thắt lưng nên được kết hợp điều trị thuốc cùng các phương pháp để phục hồi chức năng, thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
  • Nằm nghỉ tại chỗ trên giường phẳng, đeo đai hỗ trợ vùng thắt lưng khi ngồi dậy hoặc đi lại vận động, chiếu đèn hồng ngoại, điều trị điện xung, châm cứu kết hợp dùng thuốc.
  • Kết hợp các nhóm thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ.
  • Chỉ định phẫu thuật cho các trường hợp đã được điều trị các biện pháp trên trong 3 tháng mà không đạt hiệu quả.

8. Phòng tránh bệnh đau lưng

Để phòng tránh các triệu chứng đau lưng cơ năng, bạn cần áp dụng hiệu quả các biện pháp sau:

  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi.
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh: ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Không sử dụng thuốc lá.
  • Điều chỉnh tư thế khi làm việc và sinh hoạt cho đúng.

Bên cạnh đó, bên cạnh những biện pháp trên, bạn nên sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung để hệ xương được phát triển và khỏe mạnh hơn. Hiện nay, có khá nhiều lại thực phẩm bổ sung có thể hỗ trợ làm chậm quá trình loãng xương, bảo vệ xương khớp và giúp cơ thể dẻo dai hơn. Trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng thường có chứa bộ ba dưỡng chất: Canxi Nano, Vitamin D3 và MK7. Những dưỡng chất này hỗ trợ rất tốt trong việc vận chuyển canxi hấp thụ vào xương mà không để lắng đọng lại ở những cơ quan khác trong cơ thể. Bên cạnh đó, các sản phẩm bổ sung có có thể chứa đa dạng các khoáng chất thiết yếu như: Kẽm Nano, Magie, Đồng, DHA,…. Chi tiết tại đây.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến triệu chứng đau lưng. Đừng quên áp dụng đầy đủ các cánh phòng tránh ở trên đó luôn có một cơ thể khỏe mạnh nhé.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.