6 Cách trị đau họng có đờm đã nhanh lại còn hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
26 Tháng Mười 2022

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng Tư 2024

Số lần xem:
1336

Đau họng kèm theo đờm là tình trạng mà nhiều người bị viêm họng hay cảm  cúm gặp phải. Không chỉ gây cảm giác khó chịu, vướng víu, đau họng có đờm còn tiềm ẩn nguy cơ các bệnh lý về đường hô hấp khác. Vậy có những cách nào để điều trị bệnh tại nhà vừa tiết kiệm lại tiện lợi? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Giải mã hiện tượng đau họng có đờm
Giải mã hiện tượng đau họng có đờm

1. Đau họng có đờm là gì?

Trên thực tế, trong cổ họng luôn có một lượng chất nhầy nhất định, đóng vai trò là hàng rào bảo vệ và hỗ trợ hệ hô hấp. Khi bị ốm bệnh, chất nhầy này trở nên đặc hơn và chuyển màu vàng xanh để giữ lại các hạt bụi hay virus, vi khuẩn xâm nhập. Chất nhầy này chính là đờm vốn gây phiền toái cho nhiều người.

2. Đau họng có đờm nguy hiểm như thế nào?

Sự nguy hiểm của tình trạng đau rát cổ họng có đờm
Sự nguy hiểm của tình trạng đau rát cổ họng có đờm

Đau họng có đờm là trạng thái bình thường của cơ thể để phản ứng với tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu để bệnh lâu ngày, không điều trị đúng cách thì có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như:

  • Viêm họng xuất tiết: Khi quan sát, sẽ thấy niêm mạc họng có nhiều tia mao mạch máu màu đỏ. Thành sau họng tăng tiết chất nhầy có màu trắng, hơi dính vào niêm mạc.
  • Viêm họng quá phát: Niêm mạc họng đỏ và dày lên. Các tổ chức bạch huyết sau thành họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám, có trường hợp tập trung thành từng dải sau thành họng.
  • Viêm họng teo: Lúc này niêm mạc họng teo dần, chuyển từ màu đỏ tự nhiên sang màu hồng nhạt, cuối cùng họng bị khô, bong thành từng mảng.

3. Điều trị đau họng có đờm tại nhà

Khi thời tiết thay đổi thất thường hay giao mùa… thì tình trạng đau rát cổ họng có đờm rất dễ xảy ra. Do đó, các cách điều trị tại nhà sẽ là biện pháp cứu cánh, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.

3.1. Làm ẩm không khí

Biện pháp điều trị đau họng có đờm bằng cách làm ẩm không khí
Biện pháp điều trị đau họng có đờm bằng cách làm ẩm không khí

Giữ cho không khí xung quanh đủ độ ẩm, sẽ giúp làm giảm tình trạng đau rát cổ họng có đờm hay ho đau họng có đờm. Để áp dụng cách này, có thể dùng máy phun sương để tạo độ ẩm cho không khí, nhất là đối với phòng dùng điều hòa.

Nên nhớ vệ sinh máy phun sương sạch sẽ, thay nước mỗi ngày, tránh để nấm mốc phát triển ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

3.2. Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp hỗ trợ điều trị đau họng có đờm
Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp hỗ trợ điều trị đau họng có đờm

Cách trị đau họng có đờm đơn giản tại nhà đó là bổ sung đủ nước cho cơ thể, đặc biệt là nước ấm. Nước ấm sẽ giữ cho cổ họng đủ ẩm, đồng thời giúp dễ long đờm hơn, giảm cảm giác đau họng. Ngoài ra, cũng có thể bổ sung các thực phẩm dạng lỏng khác như nước trái cây, cháo, súp… để đáp ứng dinh dưỡng cho cơ thể.

3.3. Ăn uống lành mạnh

Cải thiện đau họng có đờm nhờ ăn uống lành mạnh
Cải thiện đau họng có đờm nhờ ăn uống lành mạnh

Những thực phẩm giúp kháng viêm, giảm sưng, điều trị ho như chanh, mật ong, gừng, tỏi… sẽ giúp bệnh đau họng có đờm nhanh chóng bị tống khứ. Song song với đó, cần hạn chế tuyệt đối bia, rượu, thuốc lá, các chất kích thích, có thể làm bệnh nặng hơn.

Bên cạnh đó, để điều trị các bệnh về đường hô hấp do virus nói chung, có thể bổ sung thêm các thực phẩm như: Trà cam thảo, nhân sâm, các loại quả mọng, hoa cúc tím, quả lựu, trà tím, kẽm dạng viên uống.

Nếu đang dùng thuốc tây thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn bổ sung bất kỳ chất nào vào chế độ dinh dưỡng của mình, tránh làm giảm tác dụng của thuốc.

3.4. Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng nước muối giúp làm sạch đờm khi bị đau họng
Súc miệng nước muối giúp làm sạch đờm khi bị đau họng

Súc miệng nước muối sẽ giúp làm sạch đờm, diệt khuẩn, giảm đau họng rất tốt. Nên súc miệng từ 30 giây – 60 giây, ngửa cổ lên súc để nước muối tiếp xúc với vùng họng, sau đó nhổ ra và không cần súc miệng lại với nước. Cũng không nên để nước muối quá lâu trong họng, có thể gây rộp lưỡi, tổn thương niêm mạc miệng.

Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc pha nước muối theo tỷ lệ 1 cốc nước ấm với 1/3 đến 3/4 thìa cà phê muối. Nên duy trì súc miệng hằng ngày, đến khi bệnh đau họng hết hẳn hoặc dùng ngay khi bệnh đã khỏi để bảo vệ vùng họng.

3.5. Sử dụng tinh dầu khuynh diệp

Sử dụng tinh dầu khuynh diệp có thể khắc phục tốt tình trạng đau họng có đờm
Sử dụng tinh dầu khuynh diệp có thể khắc phục tốt tình trạng đau họng có đờm

Dùng tinh dầu khuynh diệp cũng là cách hiệu quả giúp giảm đau họng có đờm nhanh chóng. Khi sử dụng đờm sẽ lỏng hơn, dễ khạc nhổ ra ngoài, các cơn ho cũng giảm dần. Chỉ cần cho một vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào máy phun sương, làm ẩm không khí và hít thở mùi hương dễ chịu từ tinh dầu.

3.6. Dùng thuốc tây

Trị đau họng có đờm nhờ vào thuốc tây
Trị đau họng có đờm nhờ vào thuốc tây

Các loại thuốc kháng sinh thường dùng để trị đau họng có đờm như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho khan, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc long đờm, kẹo ngậm đau họng. Với thuốc Tây không nên tự ý mua sử dụng hay tự ý dừng thuốc, mà nên thăm khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

4. Những lưu ý khi chữa viêm họng có đờm tại nhà

  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Súc họng, rửa mũi thường xuyên bằng nước muối ấm để giúp loại bỏ vi khuẩn ở khoang miệng, họng.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tụ tập đông người trong thời điểm có dịch để tránh lây bệnh.
  • Các phương pháp điều trị viêm họng có đờm tại nhà chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Vì thế, nếu gặp bất cứ dấu hiệu dị ứng hoặc bệnh không có chuyển biến thì cần đi thăm khám bác sĩ để được điều trị phù hợp hơn.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, tích cực bổ sung nhiều nước lọc, các loại nước trái cây để tăng sức đề kháng.
  • Trong thời gian điều trị bệnh nên hạn chế nói quá nhiều và la hét lớn.
  • Nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để tăng cường thể lực và cải thiện khả năng miễn dịch.
Đừng nên chủ quan nếu bạn đang mắc phải tình trạng đau họng kèm đờm
Đừng nên chủ quan nếu bạn đang mắc phải tình trạng đau họng kèm đờm

5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Đa số các trường hợp đau họng có đờm thường không đáng lo ngại. Tình trạng này có thể hết sau vài ngày nếu người bệnh được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau họng có đờm đờm nhiều gây khó chịu, ho thường xuyên và không thuyên giảm, thì cần đi khám ngay vì các triệu chứng này có thể do những vấn đề về sức khỏe khác gây ra, chẳng hạn như: trào ngược dạ dày, dị ứng, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn,…

Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên chần chừ việc thăm khám nếu đã bị đau họng, ho có đờm trong thời gian dài hay có các triệu chứng khác như:

  • Đau họng có đờm lẫn máu
  • Đau tức ngực
  • Khó thở, thở nông, khò khè

Đau họng có đờm là tình trạng rất phổ biến ở mọi độ tuổi, khiến nhiều người có tâm lý chủ quan. Tuy nhiên, nếu không được điều trị bệnh đúng cách, sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý hô hấp nguy hiểm. Có thể áp dụng biện pháp điều trị tại nhà, khi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Nếu bệnh chuyển biến nặng thì tốt nhất hãy đến các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Bài viết liên quan: Nuốt nước bọt đau họng là do đâu và cách điều trị hiệu quả

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.