Đau họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
27 Tháng Mười Hai 2022

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng Tư 2024

Số lần xem:
1200

Phần lớn khi mọi người cảm thấy đau họng đều cho rằng mình đã bị viêm họng. Tuy nhiên đây có thể là do chấn thương vùng họng hoặc triệu chứng của các bệnh khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số nguyên nhân gây đau họng thường gặp, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

1. Thế nào là đau họng?

Tìm hiểu về bệnh đau họng
Tìm hiểu về bệnh đau họng

Đau họng là tình trạng đau rát, khô ngứa gây khó chịu ở bên trong cổ họng, khiến bạn gặp khó khăn trong ăn uống và giao tiếp.

Đau họng có thể chỉ do cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp thông thường, nhưng trong nhiều trường hợp nó liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Chính vì vậy, bệnh nhân cần xác định được nguyên nhân gây đau họng để tìm ra hướng điều trị dứt điểm tình trạng này.

2. Nguyên nhân gây đau họng

Tình trạng đau họng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân chính như:

2.1. Cảm lạnh hoặc cúm

Sau khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm cúm, người bệnh thường bị đau họng, nguyên nhân là do virus. Với các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt xì hơi, ho, sốt nhẹ và mệt mỏi.

Thông thường người bị cúm có biểu hiện nặng hơn so với cảm lạnh như bị sốt cao và đau cơ. Nếu tác nhân gây đau họng do virus thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng điều trị.

2.2. Vi khuẩn streptococcus

Vi khuẩn streptococcus là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau họng
Vi khuẩn streptococcus là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau họng

Đau họng do vi khuẩn strep, người bệnh sẽ có triệu chứng như đau vùng họng, sưng mủ trắng ở niêm mạc miệng, sưng hạch bạch huyết vùng cổ và sốt cao, không hắt xì hơi hay chảy nước mũi.

2.3. Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là nguyên nhân gây đau họng được ít người để ý. Khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể gây kích ứng và đau họng. Người bệnh thường có các biểu hiện như ho khan, gặp vấn đề khi nuốt và cảm giác nghẹn ở họng.

2.4. Viêm họng

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra đau họng. Các triệu chứng viêm họng cũng có những điểm chung so với cảm lạnh. Điều này dẫn đến sự nhầm lẫn và điều trị chưa đúng cách.

2.5. Viêm amidan

Viêm amidan cũng có thể khiến người bệnh bị đau họng
Viêm amidan cũng có thể khiến người bệnh bị đau họng

Tình trạng viêm nhiễm xuất hiện khi amidan bị tổn thương, sưng đỏ do các loại vi khuẩn hay virus từ môi trường bên ngoài, có thể gây cho người bệnh đau họng, khó thở và sốt cao….

2.6. Áp xe

Áp xe ở khu vực họng như áp xe quanh amidan, áp xe khoang quanh họng và ở trẻ em là áp xe khoang sau họng….Tuy không phổ biến xong lại gây ra tình trạng đau họng nặng. Vi khuẩn gây bệnh thường là GABHS.

2.7. Epiglottitis

Viêm thanh nhiệt cấp có cơn đau trầm trọng và khó nuốt. Trẻ em thường bị chảy nước dãi và có dấu hiệu nhiễm độc. Một số trường hợp gặp các vấn đề về hô hấp như khó thở, thở nhanh và phải ngồi dậy để thở.

2.8. Dị ứng

Tình trạng bị dị ứng cũng khiến bạn dễ bị đau họng
Tình trạng bị dị ứng cũng khiến bạn dễ bị đau họng

Đau họng do dị ứng thường kèm theo hắt xì hơi, chảy nước mũi khi tiếp xúc với các chất kích thích, mẫn cảm với cơ địa. Chất nhầy từ niêm mạc mũi có thể dẫn xuống vùng họng sau gây kích ứng.

2.9. Không khí khô

Không khí khô khiến độ ẩm từ miệng đến họng bị giảm, gây cảm giác khô và ngứa ngáy họng. Tình trạng này hay xảy ra vào những tháng mùa đông, có không khí khô lạnh và khi dùng máy sưởi.

2.10.Khói thuốc và hóa chất

Tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất trong không khí, khói thuốc lá….bên ngoài môi trường trong một thời gian dài có thể dẫn đến đau họng.

2.11. Khối u

Đau họng cũng có thể do những khối u xuất hiện tại vùng hầu, họng, thanh quản. Đây là tình trạng nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ liên quan đến các bệnh lý ác tính khác

3. Các biểu hiện khi bị đau họng

Một số biểu hiện dễ nhận biết khi bị đau họng
Một số biểu hiện dễ nhận biết khi bị đau họng

Nhìn chung khi bị đau họng, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa, bỏng rát, khô, đau,… ở vùng họng. Những dấu hiệu này trở nặng hơn khi người bệnh ăn uống và nói chuyện. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà đau họng sẽ đi kèm với một số triệu chứng khác như:

  • Cổ họng khó chịu và giọng nói khàn hơn.
  • Các cơn đau họng xuất hiện kèm theo ho, sốt khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Niêm mạc họng và khẩu cái cũng có thể sưng, phù nề và đỏ.
  • Xuất hiện các mảng mủ trắng ở niêm mạc miệng. Dấu hiệu này phổ biến khi bị viêm họng do vi khuẩn streptococcus.
  • Sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ.
  • Sung huyết niêm mạc mũi, chảy mũi nước, hắt xì.

4. Chẩn đoán đau họng

Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị đau họng
Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị đau họng

Để chẩn đoán đau họng, trước tiên bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân và khai thác thông tin liên quan đến tiền sử bệnh. Sau đó sẽ tiến hành quan sát vùng họng và xác định các dấu hiệu sưng tấy, các mảng trắng. Đồng thời, thăm khám vùng cổ để phát hiện tình trạng sưng của các hạch bạch huyết.

Nếu nghi ngờ đau họng do streptococcus, người bệnh sẽ thực hiện phết họng để chẩn đoán. Đây là phương pháp test nhanh để phát hiện vi khuẩn cho kết quả sau vài phút.

Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ phải thực hiện thêm xét nghiệm cận lâm sàng khác như nội soi cổ họng, chụp x-quang,… để tìm ra nguyên nhân gây đau họng.

5. Đau họng nên làm gì?

Súc họng với dung dịch nước muối pha loãng

Súc họng với nước muối ấm khoảng 2 lần 1 ngày sẽ giúp giảm viêm họng, cải thiện tình trạng sưng đỏ, bớt đờm. Đồng thời nước muối cũng  giúp loại bỏ một số loại vi khuẩn nhờ tính sát khuẩn hiệu quả.

Lựa chọn các loại thức uống ấm

Uống các loại trà thảo mộc ấm sẽ làm giảm tình trạng đau họng
Uống các loại trà thảo mộc ấm sẽ làm giảm tình trạng đau họng

Các loại thức uống ấm sẽ giúp làm dịu cơn đau họng khó chịu, làm ẩm niêm mạc, khiến vi khuẩn khó xâm nhập và tấn công vùng họng. Thay vì uống các loại nước mát lạnh thì hãy uống nước ấm, các loại trà thảo mộc ấm hay canh súp ấm….vừa bổ sung dưỡng chất vừa giúp giảm đau họng đáng kể.

>> Xem thêm: Người bị đau họng nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi?

Sử dụng máy tạo ẩm

Hít thở không khí ẩm giúp làm dịu tình trạng sưng tấy trong mũi và cổ họng. Vì vậy hãy dùng máy tạo độ ẩm phun sương để giữ cho không khí phòng không bị khô.

Trị đau họng bằng kẹo ngậm

Một số kẹo ngậm trị đau họng có thành phần tinh dầu bạc hà, làm tê nhẹ các mô trong cổ họng, giúp giảm bớt đau rát tạm thời. Ngoài ra, kẹo ngậm cũng giúp giảm ho, tăng tiết nước bọt giúp cổ họng được bôi trơn.

Dùng thuốc xịt trị đau họng

Thuốc xịt chứa chất khử trùng và gây tê như phenol cùng thành phần làm mát họng như tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp.

Thuốc giảm đau không kê đơn hỗ trợ trị đau họng

Thuốc giảm đau không kê đơn thường dùng để trị đau họng gồm: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin. Tuy nhiên, trẻ dưới 18 tuổi không được dùng aspirin, vì có thể dẫn đến hội chứng Reye, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.

6. Khi nào nên đến gặp bác sĩ

Bị đau họng khi nào cần phải đi khám tại các cơ sở y tế?
Bị đau họng khi nào cần phải đi khám tại các cơ sở y tế?

Đa số các trường hợp bị đau họng sẽ tự khỏi trong khoảng 2-7 ngày mà không cần đến khám tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, đặc biệt khi có những triệu chứng sau thì cần đi thăm khám bác sĩ ngay:

  • Triệu chứng đau họng nặng nề hơn, kéo dài trên 3 ngày không giảm.
  • Sốt cao trên 39 độ.
  • Gặp khó khăn khi thở hoặc đau khi nuốt nước bọt, nuốt thức ăn.
  • Ho khan, ho kéo dài, ho ra máu.
  • Có máu trong nước bọt hoặc đờm.

Ngoài ra, những người có tiền sử mắc các bệnh lý khác như: hen suyễn, bệnh tim mạch, HIV, phụ nữ mang thai,… cũng cần thăm khám bác sĩ, bởi đây là những đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng đau họng.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân gây đau họng, từ đó lựa chọn các biện pháp điều trị phù hợp, mang đến hiệu quả hồi phục bệnh nhanh chóng, lấy lại sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.