Đau bụng kinh buồn nôn: Khắc phục như thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
13 Tháng chín 2022

Lần cập nhật cuối:
7 Tháng sáu 2024

Số lần xem:
845

Đau bụng kinh buồn nôn có thể xảy ra do sinh lý cơ thể ở kỳ đèn đỏ nhưng cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý nào đó mà chị em không biết. Nếu gặp phải tình huống này chị em có thể tham khảo cách khắc phục và phòng ngừa đau bụng kinh buồn nôn dưới đây.

1. Đau bụng kinh buồn nôn nguyên nhân do đâu?

Những nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng kinh dữ dội buồn nôn
Những nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng kinh dữ dội buồn nôn
  • Tử cung co bóp mạnh: Trong thời gian kinh nguyệt, tử cung của chị em thường có xu hướng co bóp mạnh để đẩy chất thải xuống âm đạo và đi ra bên ngoài. Hoạt động này có thể là nguyên nhân dẫn đến cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới.
  • Hormone thay đổi đột ngột: Nồng độ nội tiết estrogen và progesterone có thể tăng giảm bất thường trong thời gian kinh nguyệt. Tình trạng hormone thay đổi đột ngột có thể khiến cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và gây đau vùng tử cung.
  • Di truyền: Đau bụng kinh buồn nôn có thể do yếu tố di truyền từ mẹ sang con nên chị em có thể bị đau bụng kinh do di truyền từ mẹ.
  • Stress, căng thẳng: Nếu chị em bị stress, căng thẳng trong thời gian hành kinh có thể khiến nồng độ hormone giảm mạnh và tăng hoạt động co bóp cơ trơn ở tử cung, từ đó làm xuất hiện triệu chứng đau bụng kinh và buồn nôn.
  • Mắc bệnh phụ khoa: Một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh có mức độ dữ dội và đi kèm với triệu chứng buồn nôn, ói mửa, ớn lạnh, ngứa vùng kín thì có thể chị em đã mắc phải các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u bì buồng trứng, tắc vòi trứng, viêm lộ tuyến, viêm nhiễm âm đạo,…
  • Do viêm dạ dày: Bệnh viêm dạ dày có thể gây đau thượng vị, buồn nôn, ợ nóng,… khi chị em ăn uống không điều độ và thức khuya. Trong chu kỳ kinh nguyệt sự thay đổi bất thường của hormone cũng có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid, gây đau bụng và buồn nôn khiến chị em cảm thấy đau bụng kinh buồn nôn.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, tình trạng đau bụng kinh và buồn nôn có thể xảy ra nếu chị em uống nhiều rượu, thức khuya và không ăn uống điều độ trong thời gian gần với chu kỳ sắp đến.

2. Biểu hiện của tình trạng đau bụng kinh buồn nôn

Dấu hiệu nhận biết dễ thấy khi đang bị đau bụng kinh kèm buồn nôn
Dấu hiệu nhận biết dễ thấy khi đang bị đau bụng kinh kèm buồn nôn

Chị em rất dễ nhầm tình trạng đau bụng kinh buồn nôn với các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hay tiết niệu. Để biết chính xác triệu chứng chị em gặp phải là biểu hiện của tình trạng đau bụng kinh buồn nôn hay không thì chị em có thể nhận biết qua:

  • Cơn đau bụng xảy ra ở vùng bụng dưới
  • Đau bụng thường bắt đầu khi máu kinh xuất hiện và kéo dài khoảng 3 ngày hành kinh
  • Đau bụng có thể đi kèm với triệu chứng đau đùi, đau lưng
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Có hiện tượng tiêu chảy
  • Dạ dày trở nên khó chịu
  • Buồn nôn và nôn
  • Mệt mỏi, khó ngủ
  • Thiếu tập trung

Nếu tình trạng đau bụng kinh buồn nôn do chị em mắc phải bệnh lý phụ khoa thì sẽ gặp những triệu chứng như:

  • Đau vùng bụng dưới kéo dài, mức độ nghiêm trọng hơn
  • Đau kèm theo hiện tượng vã mồ hôi
  • Người rã rời và ngất xỉu
  • Chóng mặt
  • Ngứa vùng kín
  • Máu kinh có màu khác thường, kèm theo mùi hôi khó chịu
  • Buồn nôn và nôn liên tục
  • Người sốt, ớn lạnh

3. Đau bụng kinh buồn nôn có nguy hiểm không?

Đau bụng kinh buồn nôn liệu có nguy hiểm?
Đau bụng kinh buồn nôn liệu có nguy hiểm?

Đau bụng kinh buồn nôn là tình trạng không phải hiếm gặp ở chị em. Với các trường hợp đau bụng kinh do đến kỳ kinh nguyệt, do yếu tố sinh lý thì không gây nguy hiểm cho sức khỏe và thường sẽ biến mất khi hết kỳ kinh. Tuy nhiên với các trường hợp đau bụng kinh buồn nôn do các bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Nếu các bệnh lý này không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như vỡ buồng trứng, ung thư cổ tử cung, hiếm muộn, vô sinh…

4. Cách khắc phục và phòng ngừa đau bụng kinh buồn nôn

4.1. Uống trà gừng

Gừng có tính ấm nên với những trường hợp đau bụng kinh hoặc có kèm buồn nôn đều có thể sử dụng để giảm đau bụng kinh và hạn chế được cơn đau, sự khó chịu ở tử cung đồng thời tinh chất từ gừng còn hỗ trợ giảm đi cảm giác buồn nôn và mệt mỏi nhanh chóng. Chị em có thể uống trà gừng nóng và thêm 1-2 thìa mật ong để tạo thêm hương vị thơm ngon, dễ uống. Nên uống từng ngụm nước nhỏ để các dưỡng chất từ trà sẽ thẩm thấu vào cơ thể tốt hơn. Hoặc chị em có thể ngậm vài lát gừng tươi cũng sẽ có tác dụng giúp giảm đau bụng kinh buồn nôn hiệu quả.

4.2. Massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng

Massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng giúp cải thiện đau bụng kinh buồn nôn
Massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng giúp cải thiện đau bụng kinh buồn nôn

Massage sẽ giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả, chị em dùng tay nhẹ nhàng xoay vòng tròn massage vùng bụng dưới sẽ giúp giảm mức độ co thắt của tử cung và thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn. Từ đó mà giảm thiểu cơn đau bụng kinh, tránh cảm giác buồn nôn hiệu quả. Chị em có thể dùng dầu nóng hoặc cao để massage. 

4.3. Chườm ấm vùng bụng dưới

Cùng với cách massage thì chườm nóng cũng có tác dụng khắc phục cơn đau hiệu quả. Nhiệt độ ấm từ túi chườm sẽ giúp làm giãn cơ trơn tử cung, tránh tình trạng co thắt quá mức. Đồng thời chườm ấm còn giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, hạn chế hiện tượng huyết ứ, gây cục máu đông. Chị em chú ý chỉ dùng nước nhiệt độ khoảng 60-70 độ C chườm ấm, không dùng nước quá nóng. Chị em có thể chườm trực tiếp lên vùng bụng bị đau khoảng 15-20 phút. Tốt nhất là nên chườm khi mới xuất hiện triệu chứng hay chườm khi bắt đầu ra máu kinh để ngăn ngừa cơn đau tốt nhất. 

4.4. Sử dụng thuốc giảm đau

Uống thuốc để giảm đau bụng kinh kèm buồn nôn
Uống thuốc để giảm đau bụng kinh kèm buồn nôn

Giảm đau bụng kinh buồn nôn bằng thuốc giảm đau cũng được sử dụng nhiều. Các loại thuốc được sử dụng để cải thiện đau bụng kinh có:

  • Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm cơn đau nhẹ và vừa mà chị em có thể sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng đau bụng kinh hoặc đau đầu, đau lưng xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên Paracetamol không thích hợp với người nghiện rượu hoặc suy giảm chức năng gan.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID được dùng để điều trị đau bụng kinh thường là Ibuprofen. Loại thuốc này giúp giảm nhanh cơn đau bụng và đau lưng. Tuy nhiên Ibuprofen và các loại thuốc NSAID không phù hợp với người mắc các bệnh lý ở dạ dày.
  • Thuốc giảm đau chống co thắt: Đau bụng kinh xảy ra do tử cung co thắt quá mức nên chị em có thể dùng thuốc giảm đau chống co thắt để làm giảm triệu chứng này.

Lưu ý khi dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn chị em chỉ nên dùng trong 3 – 5 ngày và sử dụng theo liều lượng in trên bao bì. Tuyệt đối không tự ý tăng liều dùng và tần suất sử dụng.

4.5. Phòng ngừa đau bụng kinh buồn nôn

Phòng ngừa tình trạng đau bụng kinh dữ dội kèm buồn nôn như thế nào?
Phòng ngừa tình trạng đau bụng kinh dữ dội kèm buồn nôn như thế nào?

Để phòng ngừa đau bụng kinh buồn nôn, chị em nên chú ý:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Chị em nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm bổ máu sẽ rất tốt trong những ngày nhạy cảm này. Các loại thực phẩm bổ máu có thể kể đến như bí đỏ, gan động vật, ức gà, thịt bò,… Đồng thời chị em nên tránh xa các chất kích thích trước và trong những ngày hành kinh như rượu, bia, hút thuốc lá, đồ uống chứa caffeine…
  • Tập thể dục mỗi ngày: Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp chị em phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra cũng cần lưu ý vào những ngày hành kinh, chị em không nên tập luyện nhiều và vận động mạnh mà nên tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ, tập yoga…
  • Ngủ đủ giấc: Chị em nên tập thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể không mệt mỏi sẽ làm việc hiệu quả, tránh căng thẳng, stress và giảm thiểu hiện tượng buồn nôn khi đến kỳ kinh nguyệt.

Nếu nguyên nhân gây đau bụng kinh buồn nôn do một số bệnh phụ khoa thì chị em cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ và có thể chọn dùng thêm viên uống thảo dược có chứa Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây ký ninh. Các thảo dược này sẽ hỗ trợ điều trị với thuốc tây, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh mà vẫn giữ nguyên các lợi khuẩn, giúp giữ cân bằng âm đạo, giúp điều trị viêm nhiễm thêm hiệu quả. Thành phần Immune Gamma được chiết xuất từ thành vách tế bào có lợi sẽ giúp cân bằng môi trường âm đạo, hỗ trợ cải thiện điều trị bệnh lý gây đau bụng kinh bằng thuốc tây thêm hiệu quả mà vẫn giữ cân bằng môi trường âm đạo.

Với các trường hợp đau bụng kinh buồn nôn do sự rối loạn nội tiết tố thì chị em có thể dùng thêm viên uống có EstroG-100. Đây là estrogen thảo dược được chiết xuất từ 3 thảo dược quý của Hàn Quốc là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. Các thảo dược đã được sử dụng hơn 400 năm tại Hàn Quốc, Trung Quốc và cho hiệu quả cao, an toàn với người dùng. EstroG-100 cho tác dụng mạnh gấp hơn 3 lần các Estrogen thảo dược khác, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của thiếu hụt Estrogen, nhất là thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Cùng với EstroG-100 viên uống còn có các thành phần khác là Glutathione, Collagen, Curcumin… có tác dụng chống oxy hóa mạnh.

Đau bụng kinh buồn nôn sẽ khiến chị em mệt mỏi vô cùng, chị em hãy chú ý giữ sức khỏe và cải thiện bằng các cách được chia sẻ trên đây nhé.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.