Trầu không có chứa gần 3% thành phần tinh dầu có chứa hoạt chất diệt khuẩn, diệt nấm rất mạnh, nên được sử dụng chuyên trị các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm xoang. Cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không cũng rất đơn giản và có thể áp dụng ngay tại nhà.
1. Tác dụng của chữa viêm xoang bằng lá trầu
Lá trầu không có tên khoa học là Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Cây leo nhẵn, lá có cuống bẹ, phiến hình trái xoan, hình tim nhiều hay ít ở những lá dưới, có mũi nhọn ở chóp. Hoa mọc thành từng bông riêng biệt.
Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, không có mùi thơm, có tác dụng khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống trung hành khí, chống ngứa và hóa đàm. Vì vậy, trầu không được dùng để phòng bệnh sốt rét và bệnh lỵ hiệu quả. Không những vậy, lá trầu không còn điều trị bệnh xương khớp như nhức mỏi, đau dạ dày, nhức đầu, khó thở, bụng đầy hơi, ăn uống khó tiêu, bệnh hen suyễn, bệnh viêm xoang.
Theo y học hiện đại, lá trầu không chứa 0,8 – 2,4% tinh dầu thơm. Theo nghiên cứu, cứ 100g lá trầu không sẽ có chứa 3,1% protein, 2,3% chất xơ, 2,3% muối khoáng, 0,8% chất béo, 6,1% cacbohidrat và 85,4% độ ẩm. Lá trầu không chứa hoạt chất như một kháng sinh cực mạnh, có khả năng diệt các loại vi khuẩn như trực trùng coli, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn và được bảo chế thành các loại thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm xoang.
Với những công dụng tuyệt vời của lá trầu không đã giúp cho những người mắc bệnh viêm xoang cải thiện được các triệu chứng của bệnh. Nếu biết sử dụng đúng cách, không nhưng giúp giảm được triệu chứng khó thở, chảy nước mũi, ho có đờm mà còn ngăn ngừa được các biến chứng cũng như phòng ngừa nguy cơ hoại tử niêm mạc xoang.
2. Cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không
Cách trị viêm xoang bằng lá trầu an toàn, lành tính và giúp người bệnh tiết kiệm được một khoản chi phí. Có nhiều cách nhau để chữa bệnh viêm xoang bằng lá trầu không.
2.1. Cách 1: Xông mũi với lá trầu không
Thực hiện cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không xông mũi giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng như khó thở, đau xoang mũi, giúp làm loãng dịch nhầy để thông thoáng hô hấp.
Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá trầu không và ngâm cùng với nước muối loãng trong vòng 5 phút.
- Sau đó vò nát lá trầu không và cho vào nồi đun với nước từ 5 – 7 phút để cho tinh chất trong lá trầu không được tiết ra hết.
- Dùng 1 cái khăn trùm lên và úp mặt gần chậu nước để xông, nên giữ khoảng cách vừa phải để tránh bỏng. Thực hiện hít từ từ để hơi nước được thấm vào tận xoang mũi.
- Kiên trì thực hiện 2 tuần và mỗi ngày 2 lần.
2.2. Cách 2: Chữa viêm xoang bằng lá trầu theo cách nhỏ mũi
Cách này sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với cách trên, vì các dược chất từ trầu không sẽ thấm trực tiếp vào niêm mạc xoang.
Chuẩn bị: 100g lá trầu không, muối, lọ nhỏ mắt rỗng.
Cách thực hiện:
- Ngâm và rửa sạch lá trầu không để loại bỏ bụi bẩn và tạp khuẩn bám trên lá.
- Cho toàn bộ dược liệu vào máy sinh tố xay nhuyễn.
- Dùng tay vắt lấy phần nước cốt, sau đó hòa thêm với một chút nước ấm và muối hạt.
- Khuấy đều hỗn hợp rồi chiết vào lọ nhỏ mắt rỗng.
- Nhỏ dung dịch nước cốt lá trầu không vào mỗi bên mũi mỗi ngày.
2.3. Cách 3: Chữa viêm xoang bằng lá trầu và gừng
Gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng kháng khuẩn. Vì vậy mà gừng cũng là một trong những vị thuốc chữa viêm xoang hữu hiệu. Kết hợp gừng cùng lá trầu không sẽ làm tăng tác dụng điều trị, làm giảm triệu chứng của bệnh.
Chuẩn bị: 2 lá trầu không tươi, 1 củ gừng nhỏ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch trầu không và gừng, trầu không thì ngâm qua với nước muối loãng, còn gừng thì gọt vỏ.
- Sau khi giã nát lá trầu không với gừng cùng với nhau rồi đắp hỗn hợp này lên 2 cánh mũi và vùng hốc xoang. Trong quá trình thực hiện, người bệnh nên nằm ngửa để tránh hỗn hợp bị rơi.
- Thực hiện mỗi ngày trong vòng 15 phút.
2.4. Cách 4: Trị viêm xoang bằng lá trầu và bồ kết
Bồ kết có chứa thành phần saponin, hoạt chất có tác dụng loại bỏ đờm rất mạnh. Vì vậy, sự kết hợp giữa 2 dược liệu này sẽ giúp tình trạng xoang mũi được thông thoáng nhanh chóng.
Chuẩn bị: 15 lá trầu không, 7 trái bồ kết đã nướng, 2 lít nước, 1 khăn to.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không rồi ngâm vào dung dịch nước muối.
- Đun bồ kết với 2 lít nước, sau 20 phút thì cho lá trầu không vào.
- Hỗn hợp này đem xông trong 20 phút.
- Kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả cao.
2.5. Cách 5: Lá trầu không kết hợp với rượu trắng và hoa ngũ sắc
Kết hợp hoa ngũ sắc và lá trầu không chữa viêm xoang có khả năng làm dịu tốt tình trạng đau nhức mũi, giúp giảm viêm và loại trừ những tác nhân gây hại. Đồng thời làm giảm cảm giác khó chịu ở mũi cũng như triệu chứng đau nhức tại trán, mắt, gáy, …
Chuẩn bị: 10g lá trầu không, 10 hoa ngũ sắc, nước muối sinh lý, 100ml rượu trắng, lọ nhỏ có vò.
Cách thực hiện:
- Lá trầu không đem ngâm nước muối và rửa sạch.
- Tiếp tục cho lá trầu không đã rửa sạch vào rượu trắng ngâm trong 20 phút.
- Ngậm rượu lá trầu không trong miệng, kết hợp dùng nước cốt hoa ngũ sắc nhỏ mũi.
- Nhỏ rượu ra và xì sạch mũi để chất bẩn trong xoang tiết ra ngoài.
3. Những lưu ý khi chữa viêm xoang bằng lá trầu không
Chữa viêm xoang bằng lá trầu được đánh giá lành tính, nhưng khi thực hiện chữa trị này, cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn.
- Sử dụng lá trầu không già, không bị hư hại để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.
- Cách trị viêm xoang bằng lá trầu chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ, bệnh mới chớm xuất hiện. Với những trường hợp nặng, tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với lá trầu không nên tránh áp dụng.
- Thường xuyên quét dọn, lau chùi nhà ở và nơi làm việc. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ mũi cũng như đường thở khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
- Giữ ấm cơ thể trong những ngày lạnh bởi trong điều kiện thời tiết này, sức đề kháng của cơ thể yếu hơn bình thường, bệnh viêm xoang rất dễ tái phát.
- Song song với quá trình điều trị bệnh tại nhà cần kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ, tăng cường bổ sung các thực phẩm như cam, quýt, tỏi, rau xanh để cải thiện hệ miễn dịch. Tránh ăn đồ cay nóng hoặc uống nhiều rượu bia.
- Điều quan trọng trong điều trị viêm xoang là người bệnh cần tăng cường sức đề kháng cơ thể, giúp cơ thể tăng khả năng chống đỡ hoặc ngăn ngừa tác nhân gây bệnh tấn công vi khuẩn, virus, … nhờ đó giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Để giúp người bệnh viêm xoang có sức đề kháng tốt, cần lựa chọn sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng toàn diện, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus. Ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có chứa Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ.
- Cần vệ sinh mũi họng sạch sẽ mỗi ngày, người bệnh có thể lựa chọn sản phẩm xịt rửa mũi xoang thảo dược. Người lớn dùng xịt rửa mũi có chứa Natri clorid, Natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não, dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, nước tinh khiết giúp làm sạch xoang mũi, ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi xoang như ngạt mũi, chảy nước mũi, làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mui xoang. Trẻ em dùng loại có chứa Natri clorit, Natri benzoate, Polysortbat, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu long não, dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, nước tinh khiết sẽ giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và các loại tác nhân gây bệnh viêm xoang, làm sạch và thông mũi.
Trên đây là tổng hợp 5 cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp cho người bệnh điều trị khỏi bệnh.
Bài viết liên quan:
- Những cây thuốc nam trị bệnh viêm xoang mũi hiệu quả dễ thực hiện
- 4 cách sử dụng hành tây chữa viêm xoang hiệu quả bất ngờ
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn