Chóng mặt khó thở: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
27 Tháng chín 2024

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng chín 2024

Số lần xem:
19

Chóng mặt khó thở là dấu hiệu sức khỏe có vấn đề nếu tần suất xuất hiện thường xuyên và không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này mà bạn cần biết để phòng bệnh phát triển nặng hơn. Cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.

Giải mã hiện tượng chóng mặt kèm mệt mỏi khó thở
Giải mã hiện tượng chóng mặt kèm mệt mỏi khó thở

1. Tình trạng chóng mặt khó thở

Chóng mặt khó thở là bạn cảm thấy đầu óc choáng váng, mọi thứ xung quanh nhưng đang quay cuồng và kèm theo khó thở, thở nông. Triệu chứng này có thể liên quan đến một hay nhiều bất thường nào đó ở hệ thần kinh, hô hấp, tim mạch…Bạn cần cẩn thận nếu gặp triệu chứng chóng mặt khó thở bất thường, đặc biệt là khi bạn đang không làm việc hay hoạt động quá sức vì có thể tình trạng chóng mặt khó thở mà bạn đang gặp phải là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào đó.

2. Nguyên nhân gây chóng mặt khó thở

2.1. Các bệnh lý thần kinh

Người bị đau đầu, mất ngủ, thiếu máu lên não có thể cảm thấy bị chóng mặt và đôi khi kèm theo khó thở trong một số trường hợp nhất định. Nếu đau đầu, mất ngủ càng kéo dài thì tình trạng suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt càng nghiêm trọng.

Bị chóng mặt và khó thở do các bệnh lý thần kinh
Bị chóng mặt và khó thở do các bệnh lý thần kinh

2.2. Rối loạn thần kinh thực vật

Chứng rối loạn thần kinh thực vật khiến người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt khó thở, lo lắng, đánh trống ngực…

2.3. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng diễn ra đột ngột và nghiêm trọng. Khi phát hiện chất gây dị ứng, cơ thể sẽ tạo ra histamin – một hợp chất gây viêm. Phản ứng này có thể khiến đường thở bị sưng, thu hẹp, gây ra tình trạng khó thở. Khi bị sốc phản vệ, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng chóng mặt, thở khò khè…

2.4. Vấn đề tâm lý

Khó thở kèm theo chóng mặt do bị vấn đề về tâm lý
Khó thở kèm theo chóng mặt do bị vấn đề về tâm lý

Các vấn đề tâm lý như hốt hoảng, căng thẳng, lo sợ có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở… Tình trạng này  có thể được cải thiện khi bạn thư giãn, nghỉ ngơi, vui vẻ nhưng nếu triệu chứng chóng mặt và khó thở vẫn không thuyên giảm thì bạn cần đi khám ngay.

2.5. Vận động mạnh hoặc quá sức

Làm việc, vận động hay tập luyện quá sức khiến cơ thể mất đi nhiều năng lượng, có thể phải thở bằng miệng nhiều. Khi đó lượng khí hít vào bị khô và hạn chế hơn nên có thể gây ra tình trạng khó thở. Đặc biệt là khi bạn dừng các hoạt động mạnh, quá sức một cách đột ngột thì sẽ dễ cảm thấy chóng mặt khó thở, hạ huyết áp, buồn nôn…

2.6. Bệnh tim mạch

Hiện tượng chóng mặt khó thở xảy ra do bị các bệnh tim mạch
Hiện tượng chóng mặt khó thở xảy ra do bị các bệnh tim mạch

Một số căn bệnh về tim thường có các triệu chứng như tim đập nhanh, hạ huyết áp… làm máu và oxy cung cấp cho não không đủ từ đó khiến người bệnh bị chóng mặt khó thở, hoa mắt… Một số bệnh lý như đau tim, suy tim, rối loạn nhịp tim… tác động đến tim có thể gây chóng mặt khó thở điển hình.

2.7. Tăng huyết áp

Người bị tăng huyết áp sẽ gặp phải các triệu chứng như chóng mặt khó thở, đau đầu, đánh trống ngực, mặt đỏ bừng… Tình trạng này thường xuất hiện khi người bệnh vận động mạnh, leo cầu thang…

2.8. Bệnh đường hô hấp

Bệnh đường hô hấp là một trong những tác nhân gây chóng mặt khó thở
Bệnh đường hô hấp là một trong những tác nhân gây chóng mặt khó thở

Các căn bệnh ở đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản mãn tính… khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt, làm quá trình hô hấp gặp khó khăn dẫn đến tình trạng chóng mặt khó thở. Hoặc những bệnh lý, vấn đề sức khỏe khác ảnh hưởng đến phổi cũng có thể khiến bạn bị chóng mặt khó thở như khi nhiễm bệnh Covid-19, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, thuyên tắc phổi…

2.9. Thai kỳ

Chị em khi mang thai nếu bị thiếu sắt sẽ gặp tình trạng thiếu oxy lên não, đối mặt với các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, da xanh… Nên nếu chị em áp dụng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, bổ sung sắt đúng cách sẽ cải thiện vấn đề này.

3. Cách xử lý khi gặp hiện tượng khó thở chóng mặt

3.1. Theo dõi để nhận ra tình huống cần gặp bác sĩ

Thường xuyên theo dõi để kịp thời xử lý tình trạng khó thở và chóng mặt
Thường xuyên theo dõi để kịp thời xử lý tình trạng khó thở và chóng mặt

Bạn cần theo dõi tình trạng chóng mặt khó thở để có thể kịp thời xử lý. Nếu chỉ bị chóng mặt ở mức hơi choáng, khó thở nhẹ, tần suất lặp lại thấp thì có thể áp dụng các phương pháp xử lý đơn giản như thả lỏng cơ thể, nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì tình trạng chóng mặt khó thở này có thể chỉ là do yếu tố khách quan tác động và bạn sẽ dần cảm thấy khá hơn sau khi thực hiện các cách xử lý đơn giản tại nhà.

Với trường hợp tình trạng chóng mặt khó thở lặp lại với tần suất cao, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc thì bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà mà nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám giúp tìm ra nguyên nhân và được điều trị đúng cách.

3.2. Biện pháp hỗ trợ làm giảm tình trạng chóng mặt khó thở mức độ nhẹ

Sử dụng các phương pháp hỗ trợ làm giảm triệu chứng khó thở kèm chóng mặt
Sử dụng các phương pháp hỗ trợ làm giảm triệu chứng khó thở kèm chóng mặt

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp góp phần làm giảm tình trạng chóng mặt khó thở ở mức độ nhẹ tại nhà sau:

  • Thả lỏng cơ thể: Bạn nên dừng thực hiện các công việc đang làm khi gặp chứng chóng mặt khó thở và thả lỏng cơ thể, để cho mắt nghỉ ngơi, ngồi thẳng hoặc áp dụng tư thế nửa nằm nửa ngồi để giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Cung cấp năng lượng: Uống nhiều nước sẽ giúp cải thiện hoạt động của não bộ, góp phần điều hòa nhiệt độ cho cơ thể, giúp quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến tế bào diễn ra dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể uống nước đường để cung cấp nhiệt, giúp cơ thể phục hồi sức lực, làm giảm nhẹ triệu chứng chóng mặt khó thở. Mật ong, trà gừng cũng là những loại thức uống hữu ích, giúp tăng cường lưu lượng máu trong não, cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.
  • Thực hiện bài tập massage: Massage thái dương, mắt, đầu có thể giúp thư giãn, góp phần làm giảm chứng chóng mặt khó thở của bạn. Massage kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đầy đủ sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng chóng mặt kèm khó thở.

Hy vọng khi đã biết được các nguyên nhân gây chóng mặt khó thở, bạn sẽ biết cách cải thiện tình trạng này ở nhà bằng các biện pháp đơn giản hoặc đi khám để điều trị kịp thời nếu chóng mặt khó thở thường xuyên gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận