Chậm kinh ở tuổi dậy thì có sao không? Nguyên nhân là gì?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
25 Tháng năm 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
744

Chậm kinh ở tuổi dậy thì là tình trạng mà bạn gái có thể gặp. Tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện giúp tuổi dậy thì có chu kỳ bình thường là mong muốn của các bậc phụ huynh.

1. Nguyên nhân chậm kinh ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây chậm kinh ở tuổi dậy thì phụ huynh cần nắm rõ
Nguyên nhân gây chậm kinh ở tuổi dậy thì phụ huynh cần nắm rõ

Tuổi dậy thì có thể bị chậm kinh (trễ kinh) do yếu tố sinh lý hoạt động chưa ổn định ở lứa tuổi này, các nguyên nhân có thể kể đến là:

  • Buồng trứng hoạt động chưa ổn định: Khi các bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục – sinh sản vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, bao gồm cả buồng trứng. Do buồng trứng chưa ổn định, chức năng phóng noãn có thể không đều đặn và đây là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hay dài hơn bình thường.
  • Hormone nội tiết tố chưa hoàn thiện: Những hormone nội tiết tố nữ như Estrogen hay Progesterone trong cơ thể của bạn gái tuổi dậy thì vẫn chưa được ổn định, tác động trực tiếp tới các rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tâm lý bất ổn: Tuổi dậy thì không chỉ có thay đổi về hình dáng mà còn cả tâm lý rồi chuyện học hành, thi cử, tình cảm, gia đình… cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chế độ sinh hoạt chưa hợp lý: Nếu tuổi dậy thì thức khuya, ngủ muộn, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng… sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do bệnh lý: Tuy nguyên nhân này không hay gặp nhưng tình trạng kinh nguyệt không đều có thể do một số bệnh phụ khoa như viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh về tử cung, buồng trứng, bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục…

2. Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?

Con gái tuổi dậy thì bị chậm kinh có ảnh hưởng gì tới cơ thể không?
Con gái tuổi dậy thì bị chậm kinh có ảnh hưởng gì tới cơ thể không?

Trong khoảng 1 – 2 năm đầu của tuổi dậy thì, khá nhiều các bạn gái xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó chậm kinh. Tình trạng này là do hoạt động sinh lý của cơ thể ở tuổi dậy thì chưa ổn định, có tháng buồng trứng phóng noãn nhiều hơn 1 lần, hoặc 2 – 3 tháng (thậm chí 5 – 6 tháng) thì buồng trứng mới phóng noãn 1 lần nên xảy ra tình trạng tuổi dậy thì hay gặp phải trường hợp 2 – 3 tháng mới có kinh, lượng kinh ít, kinh nguyệt đến trễ, máu ra chút một trong vài ngày rồi vài hôm sau lại có lại. Theo thống kê, có đến 70% các trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì xảy ra do rối loạn phóng noãn và nội tiết. Nên khi gặp phải tình trạng này tuổi dậy thì đừng quá lo lắng.

Nếu thời gian trễ kinh kéo dài liên tục, kèm theo các dấu hiệu như đau bụng dưới, máu kinh bất thường (màu sắc, tính chất, có mùi hôi…), thì tuổi dậy thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám kịp thời.

Nếu tình trạng trễ kinh diễn ra 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng thậm chí là 2 tháng thì đừng quá lo lắng bởi đây là hiện tượng bình thường khi hệ thống sinh sản của tuổi dậy thì chưa hoàn thiện, chưa ổn định trong việc tiết ra hormone nội tiết tố. Tình trạng này sẽ được cải thiện và dần biến mất sau một vài chu kỳ kinh tiếp theo.

Nếu bị trễ kinh quá 3 tháng thì tuổi dậy thì nên nên đi khám bác sĩ chuyên khoa làm các xét nghiệm để tìm ra chính xác các nguyên nhân cũng như có cách chữa trị kịp thời.

3. Bị trễ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì nên làm gì?

Biện pháp cải thiện tình trạng trễ kinh cho tuổi dậy thì
Biện pháp cải thiện tình trạng trễ kinh cho tuổi dậy thì

Khi thấy có hiện tượng trễ kinh, tuổi dậy thì nên chú ý:

  • Kiểm tra lại ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của mình: Nếu mới bắt đầu có kinh nguyệt, thì thường thời gian giữa các chu kỳ sẽ không đều, có thể kéo dài từ 21- 45 ngày. Việc ghi chép lại ngày có kinh nguyệt sẽ giúp quản lý, theo dõi được chính xác và tốt hơn.
  • Vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt chú ý không được thụt rửa quá sâu phía trong âm đạo.
  • Nên lựa chọn các loại quần lót phù hợp về kích thước, chất liệu vải và nên thay quần lót ít nhất 1 lần/ngày, giữ vùng kín khô ráo và thoáng mát.
  • Nên thay băng vệ sinh từ 3 – 4 tiếng/lần, kết hợp vệ sinh vùng kín bằng các dung dịch vệ sinh đảm bảo chất lượng.
  • Tuổi dậy thì có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện để cải thiện tình trạng chậm kinh. Vì chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc thiếu dinh dưỡng cùng với việc thiếu hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của tuổi dậy thì. Hãy cố gắng ăn đủ chất dinh dưỡng, tránh các thức ăn nhanh, đồ ngọt, béo và hãy tập thể dục đều đặn để giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
  • Giảm bớt stress vì tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hãy thư giãn bằng cách đọc sách, xem phim, yoga, đi dạo… giảm và tránh áp lực.
  • Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh, kèm theo những biểu hiện khác lạ (như đau bụng dữ dội, mệt mỏi…), tuổi dậy thì cần tới bệnh viện thăm khám ngay để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời nếu là nguyên nhân bệnh lý.

Tình trạng chậm kinh ở tuổi dậy thì không phải hiếm gặp, tuổi dậy thì không cần quá lo lắng nhưng nếu thấy tình trạng này kéo dài thì nên đi khám để có thể yên tâm hoặc được điều trị kịp thời nếu do bệnh lý nào đó dẫn đến chậm kinh.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận