5 bài thuốc dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
14 Tháng Tư 2021

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
4675

Có rất nhiều loại lá được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ, trong đó có cây lá bỏng. 5 bài thuốc dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ dễ áp dụng và an toàn sẽ được giới thiệu trong nội dung sau.

Chữa trĩ tại nhà với 5 bài thuốc từ lá bỏng
Chữa trĩ tại nhà với 5 bài thuốc từ lá bỏng

1. Tác dụng của cây lá bỏng với bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý khá phổ biến trong số các bệnh hậu môn – trực tràng nên cũng có nhiều cách được áp dụng điều trị, trong đó có bài thuốc sử dụng lá bỏng để chữa bệnh trĩ.

Vậy tác dụng của cây lá bỏng với bệnh trĩ thế nào? Từ lâu dân gian đã sử dụng cây lá bỏng để chữa trị các triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy, khó chịu… Đây là giải pháp giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức vùng hậu môn cho người bệnh.

Cây lá bỏng là loại cây thường mọc hoang, rất dễ sống, nhất là những nơi có đủ độ ẩm và ánh sáng. Theo Đông y, cây lá bỏng thường có vị nhạt, không độc, tính mát có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, hoạt huyết, giảm sưng tấy… Loại cây này còn được dùng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau như kinh nguyệt không đều, cao huyết áp, thận, sởi, viêm loét da…

Trong cây lá bỏng có chứa các thành phần như axit fumaric, axit izoxitric, axit pyruvic, axit succinic, axit cis-aconitic, axit citric, axit malic,… Những thành phần này được sử dụng chữa trị các bệnh lý về đường ruột như viêm ruột, viêm loét dạ dày, kháng viêm… Chất bryophylin trong cây lá bỏng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh, giúp giảm nhanh các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.





    2. Bài thuốc dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ

    2.1. Uống nước lá bỏng

    Đây là bài thuốc đơn giản, dễ áp dụng nhưng mang đến hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Người bệnh cần chuẩn bị lá bỏng, cỏ nhọ nồi, lá đại sắc cùng 2 lít nước, lấy nước uống mỗi ngày.

    Đặc biệt là trĩ nội. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị lá bỏng và rau sam mỗi loại 50g đem rửa sạch, xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt để uống.

    Trong lá bỏng và rau sam có chứa lượng nước và vitamin dồi dào nên sẽ giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt quan trọng là, bài sản phẩm này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ hệ tiêu hoá tốt và tăng sức đề kháng cho người bệnh, từ đó giúp giảm thiểu nhiều triệu chứng của bệnh trĩ.

    2.2. Xông và ngâm hậu môn với lá bỏng

    Xông và ngâm hậu môn là bài thuốc được áp dụng nhiều trong điều trị bệnh trĩ.

    Bài thuốc này sẽ giúp sát khuẩn, kháng viêm cho phần hậu môn, giảm áp lực cho phần hậu môn và khiến máu lưu thông tốt hơn. Người bệnh cần chuẩn bị 30g lá bỏng, 30 lá ngải cứu, 5 – 7 quả sung. Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước thì đem đun sôi cùng 1,5 – 2l nước. Người bệnh dùng nước này xông trực tiếp vùng hậu môn vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Khi nước đã hết nóng thì dùng để ngâm hậu môn trong 10 – 15 phút, rồi rửa sạch lại bằng nước ấm, lau khô bằng khăn sạch.

    2.3. Đắp cây lá bỏng

    Với người bệnh mắc bệnh trĩ ngoại ở mức độ nhẹ có thể áp dụng bài thuốc này. Người bệnh chuẩn bị cây lá bỏng rửa sạch và muối rồi giã nhuyễn để đắp lên hậu môn và dùng băng gạc để băng lại. Chú ý không nên dùng băng gạc quá kín, tránh gây bí, tổn thương đến búi trĩ. Sau 20 phút thì tháo băng gạc ra và vệ sinh hậu môn sạch sẽ.

    2.4. Cây lá bỏng và rau sam

    Rau sam có tính mát, giải độc, tiêu viêm rất tốt. Khi kết hợp rau sam với cây lá bỏng, người bệnh có thể kiểm soát được tình trạng phù nề, sưng tấy ở hậu môn. Phương pháp này rất thích hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội, búi trĩ nằm bên trong hậu môn. Nếu sử dụng thường xuyên, cơ thể sẽ đào thải được các độc tố và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Người bệnh cần chuẩn bị 6g cây lá bỏng, 6g rau sam, đem rửa và ngâm với chút muối. Đun nguyên liệu này với nước và dùng nước này để uống.

    2.5. Lá bỏng – nhọ nồi – trắc bá – ngải cứu

    Cây lá bỏng cũng có thể kết hợp với các nguyên liệu như trắc bá, ngải cứu, nhọ nồi. Bài thuốc này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ. Người bệnh cần chuẩn bị lá bỏng 30g, trắc bá 10g, nhọ nồi 10g và 10g ngải cứu. Sau khi rửa sạch các nguyên liệu này thì đem nấu chung với nước và dùng để uống hàng ngày.

    Lá bỏng - nhọ nồi - trắc bá - ngải cứu trị trĩ an toàn, dễ làm
    Lá bỏng – nhọ nồi – trắc bá – ngải cứu trị trĩ an toàn, dễ làm

    3. Cây lá bỏng chữa bệnh trĩ bao lâu thì khỏi?

    Điều trị bệnh trĩ bằng các phương pháp nói chung và bằng cây lá bỏng bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng của bệnh, cơ địa, quá trình chăm sóc, nghỉ ngơi… như với người bệnh nhẹ thì thời gian chữa bệnh sẽ nhanh hơn người bệnh nặng.

    Các bài thuốc dùng cây lá bỏng chữa trĩ đều an toàn với người bệnh tuy nhiên chỉ thích hợp để điều trị bệnh trĩ ở mức độ nhẹ. Với những trường hợp bệnh bị trĩ nặng, búi trĩ sa ra ngoài nhiều, thì cách điều trị này sẽ không mang lại tác dụng như mong muốn. Hơn nữa để có tác dụng thì khi áp dụng bài thuốc với cây bỏng chữa trĩ, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện liên tục và trong thời gian dài. Bài thuốc sẽ giúp chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng chỉ giúp giảm được các triệu chứng đau rát, sưng viêm do bệnh gây ra và hỗ trợ điều trị thêm hiệu quả. Do đó nếu tình trạng bệnh trĩ nặng với các biểu hiện như đau đớn nhiều, chảy máu hậu môn, búi trĩ sa nhiều… thì người bệnh nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời và đúng cách.

    4. Lưu ý khi sử dụng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ

    Dù người bệnh chọn cách điều trị bằng cây lá bỏng hay các phương pháp khá thì điều trị bệnh trĩ bằng bất cứ phương pháp nào thì quá trình chăm sóc bệnh nhân để sớm phục hồi sức khỏe rất quan trọng. Nếu dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ, bệnh nhân cần phải chú ý thực hiện đúng cách để giúp bệnh nhanh chóng khỏi và người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

    • Người bệnh nên có chế độ ăn hợp lý, bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và nhất là những thực phẩm chứa nhiều vitamin từ rau xanh và trái cây. Tránh ăn những thực phẩm khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nóng, chứa chất kích thích,… có thể khiến bệnh trĩ thêm trầm trọng.
    • Hàng ngày người bệnh nên uống đủ 2 lít nước, để phân không bị thiếu nước, khô gây táo bón.
    • Nên ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya và thường xuyên luyện tập thể dục với những bài tập phù hợp tốt cho nhu động ruột.
    • Người bệnh giữ tinh thần thoải mái, không nên quá căng thẳng hay lo lắng quá mức trong suốt quá trình điều trị bệnh.
    • Nên có thói quen vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, không được sử dụng giấy vệ sinh cứng gây ảnh hưởng đến búi trĩ.
    • Người bệnh nên chọn mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

    Và để việc dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ đạt hiệu quả cao hơn, người bệnh có thể chọn dùng thêm sản phẩm có thành phần thảo dược như là Diếp cá, Nghệ, Cao đương quy, Magie… với hàm lượng thích hợp. Sản phẩm này sẽ giúp hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa táo bón, giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa. Đồng thời còn giúp hỗ trợ điều trị, phòng bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ như chảy máu, đau rát, ngứa, sa búi trĩ… Người bệnh cũng có thể chọn dùng gel để giúp chăm sóc da, giúp làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong nứt kẽ hậu môn và một số trường hợp như viêm, sưng, đau.

    >>Xem thêm: Thầy thuốc ưu tú, BS Phạm Hưng Củng Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế chia sẻ bí quyết đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả TẠI ĐÂY.

    Bài viết liên quan:

     

    Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

      Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

      TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA