Lưu ý gì nếu cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
30 Tháng chín 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
6150

Ở tháng thứ 7 thai nhi đã phát triển ổn định nên nếu bà bầu bị cảm cúm không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định nếu bà bầu dùng thuốc không đúng chỉ dẫn, thậm chí sinh non…Bà bầu cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây.

1. Các dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở mẹ bầu 7 tháng

Mẹ bầu 7 tháng bị cúm có dấu hiệu sốt, hắt hơi, nghẹt mũi, ho
Mẹ bầu 7 tháng bị cúm có dấu hiệu sốt, hắt hơi, nghẹt mũi, ho

Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 cũng có những dấu hiệu, triệu chứng chung của bệnh cảm cúm như:

  • Sốt là dấu hiệu thường gặp, nhưng có người sốt vừa có người sốt cao.
  • Hắt hơi.
  • Nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi.
  • Ho khan, viêm họng.
  • Nhức đầu.
  • Cơ thể mệt mỏi và cảm giác đau nhức nhẹ.
  • Đôi khi sẽ cảm thấy ớn lạnh và thường chán ăn.

2. Mẹ bầu 7 tháng bị cảm cúm có nguy hiểm không?

Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 nguy hiểm cho mẹ và thai nhi
Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 nguy hiểm cho mẹ và thai nhi

Bà bầu dễ mắc cảm cúm hơn người bình thường do sự thay đổi của nội tiết và miễn dịch suy giảm khi mang thai. Cảm cúm ở 3 tháng đầu của thai kỳ nguy hiểm vì có thể làm cho trẻ dễ bị tim bẩm sinh, hở hàm ếch… nhưng đến tháng thứ 7 của thai kỳ, cảm cúm cũng nguy hiểm không kém. Nếu bà bầu sốt cao thì nhiệt độ cao của cơ thể bà bầu có thể làm cho thai nhi nguy cơ dị hình, khi bà bầu sốt cao cộng với độc tính của virus có thể gây co thắt vùng tử cung, tăng khả năng sinh non, thai chết lưu… Đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh cảm cúm nếu bà bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 mà không được điều trị, chăm sóc đúng cách.

3. Bà bầu mang thai tháng thứ 7 bị cúm cần lưu ý gì?

Bà bầu cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 cần lưu ý là cần đi khám bác sĩ vì chỉ có bác sĩ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ kết quả thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ kê đúng đơn thuốc cho bà bầu.

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 7 cần nghe theo chỉ định của bác sĩ
Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 7 cần nghe theo chỉ định của bác sĩ

Bà bầu không nên tự ý mua thuốc uống để tránh các tác dụng phụ do dùng sai thuốc, không đúng liều lượng, tác dụng… dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén…

Một số loại thuốc bà bầu cần tránh khi bị cảm cúm là:

  • Thuốc chống virus như: Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
  • Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
  • Guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan là những chất thường thấy trong siro thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho, có thể có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.ảm cúm khi mang thai tháng thứ 7.

4. Một số cách cải thiện khi bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 7

Dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học giúp phòng ngừa cảm cúm ở tháng thứ 7
Dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học giúp phòng ngừa cảm cúm ở tháng thứ 7

Nếu thấy các dấu hiệu của cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7, cùng với điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bà bầu nên thực hiện những việc sau để nhanh khỏi bệnh và tăng cường hệ miễn dịch chống lại những bệnh truyền nhiễm thông thường:

  • Bà bầu cần chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ. Dinh dưỡng này cần cho cả mẹ lẫn thai nhi đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Những thực phẩm bà bầu ăn cần đa dạng, phong phú và chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C để phòng ngừa cảm cúm.
  • Hàng ngày bà bầu nên uống đủ nước, từ 2 – 3 lít nước sẽ giúp tăng cường quá trình chuyển hóa dưỡng chất cho cơ thể. Vào những ngày thời tiết trở lạnh, bà bầu có thể chọn một cốc nước ấm có thêm vài lát gừng để phòng cảm cúm.
  • Uống nhiều nước hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng và có thể khỏi cảm cúm nhanh.
  • Bà bầu có thể dùng tỏi giã nát thêm nước nóng già để dùng xông mũi cho đỡ tắc nghẹt, hoặc thêm tỏi vào thức ăn hàng ngày để nhanh khỏi cúm hiệu quả.
  • Để sát khuẩn và giữ vệ sinh mũi họng, bà bầu nên súc miệng bằng nước muối sinh lý và nhỏ mắt bằng lọ nước muối nhỏ mắt.
  • Bà bầu nên hạn chế đến nơi đông người và tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh để không bị lây nhiễm virus cúm.

Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 không nguy hiểm bằng cúm ở 3 tháng đầu, nhưng các mẹ cũng không được chủ quan. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp các mẹ bầu chăm sóc sức khỏe thai kỳ tốt nhất.

>> Phần tiếp theo: Bà bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm không?

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.