Liệu cảm cúm có phải dấu hiệu mang thai không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
28 Tháng Mười Hai 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
3101

Nhiều chị em thắc mắc: Cảm cúm có phải dấu hiệu mang thai không? Cùng tìm câu trả lời có trong nội dung dưới đây.

1. Một số dấu hiệu khi mang thai

Khi chị em có thai thì thường có một số dấu hiệu sau:

Những dấu hiệu có thai sớm dễ nhận biết
Những dấu hiệu có thai sớm dễ nhận biết

Chậm kinh

Đây là dấu hiệu mà chị em nào cũng gặp phải. Hầu hết chị em khi thấy chậm kinh đều nghĩ là do nguyên nhân có thai. Tuy nhiên cũng có trường hợp chậm kinh là do rối loạn nội tiết tố hay căng thẳng quá mức khiến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, bị ảnh hưởng.

Ngực căng tức và nhạy cảm hơn

Đây là dấu hiệu chị em có thể gặp khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng đây cũng là dấu hiệu chị em sắp được làm mẹ. Thông thường từ 1 – 6 tuần sau khi thụ thai, chị em có thể cảm nhận được sự căng cứng và nhạy cảm ở ngực do sự thay đổi của hormone.

Có cảm giác trướng bụng

Khi có thai, hầu hết các chị em đều có cảm giác trướng bụng. Dấu hiệu này là do hormone progesterone được sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm ảnh hưởng, suy giảm hệ tiêu hóa.

Hay thèm ăn

Đây là dấu hiệu cho thấy chị em đang có thai, nguyên nhân là lúc này chị em đang có thêm thai nhi trong bụng nên nhu cầu ăn uống sẽ tăng cao.

Khó chịu và buồn nôn

Đây là dấu hiệu nhiều chị em gặp phải khi mang thai. Có người sợ mùi cơm sôi, sợ mùi xào nấu… Nếu ngửi thấy là muốn nôn hoặc bị nôn ngay.

Bị cảm cúm

Khi bị cảm cúm chị em thấy mệt mỏi và có dấu hiệu như bị cảm lạnh. Vậy cảm cúm có phải dấu hiệu mang thai không? Điều này có thể xảy ra, cảm cúm là dấu hiệu mang thai là do miễn dịch giảm sút  khiến chị em dễ mắc cúm. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bị cảm cúm chỉ là do thay đổi thời tiết.

2. Cảm cúm có phải dấu hiệu mang thai?

Liệu bị cảm cúm có phải một dấu hiệu mang thai sớm?
Liệu bị cảm cúm có phải một dấu hiệu mang thai sớm?

Cảm cúm có phải dấu hiệu mang thai không? Cảm cúm có những dấu hiệu như nhức đầu, mệt mỏi… cũng dễ nhầm với tình trạng mang thai của chị em. Nhưng vẫn có thể phân biệt được nếu để ý kỹ các dấu hiệu, đó là nhức đầu cảm cúm thông thường sẽ đi kèm triệu chứng sốt nhẹ, đầu óc lơ mơ, khó tập trung và buồn ngủ. Còn khi mang thai thì chị em sẽ có cảm giác lo lắng, chóng mặt. Hoặc mệt mỏi do cảm cúm thường khiến các chị em cảm thấy đau nhức xương khớp và cơ bắp. Khi mang thai thì mệt mỏi, uể oải là do cơ thể phải hoạt động với công sức tối đa để thích nghi với việc mang thai và tạo ra dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi…

Tuy nhiên, bạn không nên chỉ dựa vào dấu hiệu cảm cúm để phán đoán việc mang thai. Có những trường hợp mang thai nhưng lại không có biểu hiện nào và cũng có người đầy đủ dấu hiệu nhưng lại không phải có thai. Do đó nếu muốn biết chắc chắn chị em mắc cảm cúm hay mang thai thì chỉ có cách đi khám để biết chính xác và có cách điều trị hay chăm sóc thai kỳ đúng cách.

3. Cách xử lý cảm cúm khi mang thai

Nếu mang thai mà bị cúm thì chị em nên làm gì?
Nếu mang thai mà bị cúm thì chị em nên làm gì?

Sau khi đã biết có thể cảm cúm là dấu hiệu mang thai thì chị em cần phải tìm hiểu thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe thai kỳ vì cảm cúm ở bà bầu khá nguy hiểm. Bị cảm cúm khi mang thai sẽ khiến bà bầu thấy mệt mỏi nhất là với chị em bị nghén và còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nên khi thấy có những triệu chứng của bệnh cúm bà bầu nên thực hiện các lưu ý sau:

  • Bà bầu nên ăn đủ chất để cung cấp cho thai nhi. Thực phẩm bà bầu nên ăn là các loại rau xanh, hoa quả, thịt gà, các loại quả có múi chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi và sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn hay có thể thêm tỏi vào thức ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng, kháng virus, vi khuẩn.
  • Bà bầu nên tập những bài tập nhẹ nhàng, thích hợp với người mang thai như thiền, yoga để tăng sự dẻo dai và sức đề kháng.
  • Hàng ngày bà bầu nên uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả đều tốt cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
  • Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi, súc họng để giữ vệ sinh mũi họng và ngăn không cho vi khuẩn, virus xâm nhập.
  • Bà bầu có thể dùng tinh dầu để xông mũi cải thiện triệu chứng tắc nghẹt mũi cho cảm cúm gây ra.

Nếu thấy các triệu chứng cảm cúm không giảm thì bà bầu nên đi khám bác sĩ để được khám và hướng dẫn điều trị đúng cách, tránh các biến chứng không mong muốn với bà bầu và thai nhi.

Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn trả lời thắc mắc “cảm cúm có phải dấu hiệu mang thai không?“. Chị em hãy đi khám để chắc chắn tình trạng cơ thể, tránh chủ quan mà ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.

>>Xem thêm: Tại sao phải tiêm vắc-xin cúm trước khi mang thai?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.